hq_trang09

New Member
Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TOÁN
Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học toán


Lời Nói Đầu

Hiện nay chúng ta đang chứng kiến sự phát triển như vũ bão của công nghệ
thông tin và truyền thông (ICT). Với sự ra đời của Intemet đã thực sự mở ra một kỷ
nguyên ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội, kinh tế,... Trong khung cảnh đó đào tạo và giáo dục được coi là “mảnh đất mầu
mỡ” để cho các ứng dụng của ICT phát triển, điều đó sẽ tạo ra những thay đổi sâu sắc
trong công nghệ đào tạo và giáo dục. Những công nghệ tiên tiến như đa phương tiện,
truyền thông băng rộng, CD - ROM, DVD và Intemet sẽ mang đến những biến đổi có
tính cách mạng trên quy mô toàn cầu trong lĩnh vực đào tạo, giáo dục do đó sẽ dẫn đến
những thay đổi trong phương pháp dạy học.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục đã được Đảng, Nhà
nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt quan tâm, đơn cử:
+ Chỉ thị số 58 của Bộ Chính trị, ký ngày 17/10/2000, về đẩy mạnh ứng dụng và
phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nêu
rõ: "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các
cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu
cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho
giáo dục và đào tạo, kết nối Intemet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo".
+Quyết định của thủ tướng Chính phủ Số: 47/2001/QĐ-TTg phê duyệt "Quy
hoạch mạng lưới trường đại học,cao đẳng giai đoạn 2001 - 2010" Hà Nội, ngày 04
tháng 4 năm 2001 chỉ rõ: "Tăng cường năng lực và nâng cao chất lượng hoạt động thư
viện; hình thành hệ thống thư viện điện tử kết nối giữa các trường từng bước kết nối
và hệ thống thư viện của các trường đại học, thư viện quốc gia của các nước trong khu
vực và trên thế giới. Mở cổng kết nôi Intemet trực tuyến cho hệ thống giáo dụi đại
học".
+Chỉ thị số 29 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ngày 30/7/2001 về việc
tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục
giai đoạn 2001-2005 nêu rõ: "Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác
động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp. cách dạy và học. CNTT
là phương tiện để tiên tới một “xã hội học tập”. Mặt khác giáo dục và đào tạo đóng
vai trò quan trọng bậc nhất thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp
nguồn nhân làm cho CNTT”
+Chỉ thị số 40/CT-TW của Ban chấp hành TW Đảng ra ngày 15/6/2004 về việc
xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã nêu rõ:
"Tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng
công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học."
Môn toán là một bộ môn vốn dĩ có mỗi liên hệ mật thiết với tin học. Toán học
chứa đựng nhiều yếu tố để phục vụ nhiệm vụ giáo dục tin học, ngược lại tin học sẽ là
một công cụ đắc lực cho quá trình dạy học toán.
Với sự hỗ trợ của MTĐT đặc biệt là của Intemet và các phần mềm dạy học quá
trình dạy học toán sẽ có những nét mới chẳng hạn:
Giáo viên không còn là kho kiến thức duy nhất. Giáo viên phải thêm một chức
năng là tư vấn cho học sinh khai thác một cách tối ưu các nguồn tài nguyên tri thức
trên mạng và các CD-ROM.
- Tiến trình lên lớp không còn máy móc theo sách giáo khoa hay như nội dung
các bài giảng truyền thống mà có thể tiến hành theo cách linh hoạt. Phát triển
cao các hình thức tương tác giao tiếp: học sinh - giáo viên, học sinh - học sinh, học
sinh - máy tính,... trong đó chú trọng đến quá trình tìm lời giải, khuyến kích học sinh
trao đổi, tranh luận,... từ đó phát triển các năng lực tư duy ở học sinh.
Như vậy với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng
dạy thì một trong các biện pháp khả thi là biết kết hợp các phương pháp dạy học
truyền thống và không truyền thống trong đó có sự dựng CNTT như một yếu tố không
thể tách rời.
Với mục tiêu khiêm tốn là cung cấp những thông tin ban đầu để bạn đọc có thể
khai thác các phần mềm toán học vào công việc giảng dạy, học tập của llluul chúng tui
mạnh dạn biên soạn bộ tài liệu: Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học toán.
giáo trình gồm:
Với nội dung chính " Hướng dẫn sử dụng và khai thác một số phần mềm phổ biến
trong dạy học toán "
Đây là một công việc mới mẻ và "quá tải" đối với chúng tui nên không thể tránh
được sai sót. Rất mong được sự tha thứ và đóng góp ý kiến của bạn đọc, đặc biệt là các
Thầy, Cô giáo và các em học sinh, sinh viên - đây sẽ là nguồn tư liệu quý giá để chúng
tui hoàn thiện tài liệu này.

Mục lục


Chương 1: DẠY HỌC TOÁN VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG (ICT) .........................................................................................1
1.1. Vấn đề khai thác sử dụng ICT trong dạy học toán ...............................................1
1.2. Tổ chức dạy học toán trong môi trường ICT........................................................4
1.3. Nhận định............................................................................................................12
Chương 2 SỬ DỤNG PHẦN MỀM GRAPH...............................................................13
2.1. Giới thiệu về phần mềm Graph...........................................................................13
2.2. Làm việc với Graph ............................................................................................13
2.3. Giới thiệu hệ thống Menu...................................................................................14
2.4. Một số chức năng cơ bản....................................................................................16
2.5. Thư viện các hàm của Graph ..............................................................................20
2.6. Khai thác phần mềm Graph ................................................................................21
2.7 Bài tập: .................................................................................................................21
Chương 3 SỬ DỤNG PHẦN MỀM HÌNH HỌC ĐỘNG.............................................22
3.1. Giới thiệu sơ lược về phần mềm Cabri Geometry..............................................22
3.2. Các vấn đề cơ bản để làm việc với Cabri Geometry ..........................................22
3.3. Thao tác với hệ thống các công cụ của Geometry Cabri ....................................26
3.4. Giới thiệu phần mềm The Geometer's Sketchpad ..............................................38
3.5. Vẽ hình với phần mềm hình học Cabri...............................................................46
3.6. Sử dụng Cabri minh hoạ bài toán quỹ tích .........................................................47
3.7. Khai thác phần mềm hình học động Cabri hỗ trợ dạy học toán .........................50
3.8. Thảo luận và bài tập............................................................................................58
Chương 4 .......................................................................................................................59
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM MAPLE.......................................................59
4.1. Tổng quan chung về phần mềm Maple...............................................................59
4.2. Làm việc với Maple ............................................................................................59
4.3. Giao diện của cửa sổ làm việc của Maple ..........................................................60
4.4. Các thao tác cơ bản trong với Maple ..................................................................61
4.5. Sử dụng các lệnh của Maple ...............................................................................66
4.5. Khai báo hàm tự tạo............................................................................................85
4.6. Các cấu trúc cơ bản được sử dụng trong lập trình của Maple ............................86
4.7. ứng dụng maple trong khảo sát hàm số ..............................................................88
4.8. Sử dụng Maple hỗ trợ kiểm tra kết quả tính toán. ............................................119
4.8.2 Kiểm tra tính lũy tính của một ma trận vuông................................................120
4.9 Sử dụng Maple hỗ trợ suy luận trong quá trình học toán. .................................123
4.10. Khai thác Maple trong Xác suất thống kê ......................................................132
4.11. Maple với bài toán quy hoạch.........................................................................136
4.12. Khai thác Maple trong hình học .....................................................................139
Tài liệu trích dẫn, tham khảo.......................................................................................182
Chương 1: DẠY HỌC TOÁN VỚI SỰ HỖ TRỢ
CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (ICT)

1.1. Vấn đề khai thác sử dụng ICT trong dạy học toán
Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông, việc
nghiên cứu và triển khai các thế mạnh của ICT nhằm hỗ trợ quá trình dạy học toán được
nhiều quốc gia và các nhà giáo dục quan tâm.
Trong tài liệu The free NCET (1995) leanet (Mathematics ang IT - apupil’s
entitlement) đã mô tả 6 hướng cơ bản trong việc sử dụng ICT nhằm cung cấp các điều kiện
cho người học toán, cụ thể:
* Học tập dựa trên thông tin ngược: Máy tính có khả năng cung cấp nhanh và chính
xác các thông tin phản hồi dưới góc độ khách quan. Từ những thông tin phản hồi như vậy
cho phép người học đưa ra sự ước đoán của mình và từ đó có thể thử nghiệm, thay đổi
những ý tưởng của người học.
* Khả năng quan sát các mô hình: Với khả năng và tốc độ xử lý của MTĐT giúp
người học đưa ra nhiều ví dụ khi khám phá các vấn đề trong toán học. Máy tính sẽ trợ giúp
người học quan sát, xử lý các mô hình, từ đó đưa ra lời chứng minh trong trường hợp tổng
quát.
* Phát hiện các mối quan hệ trong toán học: MTĐT cho phép tính toán biểu bảng, xử
lý đồ hoạ một n sát sự thay đổi trong cách chính xác và liên kết chúng với nhau. Việc cho
thay đổi một vài thành phần và quacác thành phán còn lại đã giúp người học phát hiện ra
mối tương quan giữa các đại lượng.
* Thao tác với các hình động: Người học có thể sử dụng MTĐT để biểu diễn các biểu
đồ một cách sinh động. Việc đó đã giúp cho người học hình dung ra các hình hình học một
cách tổng quát từ hình ảnh của máy tính.
* Khai thác tìm kiếm thông tin: MTĐT cho phép người sử dụng làm việc trực tiếp với
các dữ liệu thực, từ đó hình dung ra sự đa dạng của nó và sử dụng để phân tích hay làm sáng
tỏ một vấn đề toán học.
* Dạy học với máy tính: Khi người học thiết kế thuật toán để sử dụng MTĐT giúp tìm
ra kết quả thì người học phải hoàn thành dãy các chỉ thị mệnh lệnh một cách rõ ràng, chính
xác. Họ đã sắp đặt các suy nghĩ của mình cũng như các ý tưởng một cách rõ ràng.
* Sử dùng đồ hoạ với máy tính: Đồ thị trên máy tính là nét mới trong các lớp dạy học
toán. Kenneth Ruthven bắt đầu lựa chọn, nghiên cứu và phát triển dự án sử dụng đồ hoạ
máy tính từ năm 1986 (Ruthven 1990).Tuy nhiên, khái niệm, ý định về một môi trường mà
trong đó người sử dụng có thể thay đổi kích thước to nhỏ, điều tra, tìm hiểu sự giao nhau và


Dành riêng cho anh em Ketnooi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.

- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ CORS trong đo đạc địa chính bằng phương pháp đo GPS động Khoa học Tự nhiên 0
R nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong một số hoạt động ở trường mầm non Luận văn Sư phạm 0
D Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 5 bậc tự do phân loại sản phẩm ứng dụng công nghệ xử lý ảnh Khoa học kỹ thuật 0
D Thiết kế máy ép đáy bình dạng chỏm cầu bằng thủy lực và ứng dụng phần mềm gia công bộ chày cối Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu quy trình công nghệ trích ly triterpenoid từ nấm linh chi, ứng dụng cho chế biến thực phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Công nghệ OFDM và một vài ứng dụng Khoa học kỹ thuật 0
D thực hành công nghệ sinh học ứng dụng trong công nghệ thực phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D tìm hiểu công nghệ nén ảnh jpeg, chuẩn jpeg và các loại jpeg. thử nghiệm ứng dụng cụ thể Công nghệ thông tin 0
D ứng dụng một số công cụ trực tuyến vào việc dạy và học tiếng anh Ngoại ngữ 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top