congchua_cin
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Bản đồ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý -- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu tổng quan về bản đồ lớp phủ, ảnh vệ tinh và hệ thống thông tin địa lý (GIS). Nghiên cứu về công nghệ viễn thám và GIS trong công tác thành lập bản đồ lớp phủ; nghiên cứu về các đặc tính xạ phổ của các đối tượng tự nhiên; xây dựng quy trình thành lập bản đồ lớp phủ bằng công nghệ viễn thám GIS. Thực nghiệm thành lập bản đồ lớp phủ huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Công nghệ thông tin đã và đang phát triển mạnh mẽ, thâm nhập hầu hết các
ngành khoa học, các hoạt động thực tiễn và nghiên cứu. Các thành tựu khoa học kỹ
thuật tiên tiến của công nghệ điện tử, viễn thông và tin học đã tạo ra những bước đột
phá mới trong công nghệ viễn thám và GIS. Ảnh vệ tinh với hàm lượng thông tin
lớn, được thu nhận trên nhiều dải sóng đang là nguồn dữ liệu phong phú và trực
quan giúp cho các nghiên cứu về bề mặt và các quá trình tự nhiên trên mặt đất một
cách hiệu quả.
Công nghệ xử lý, phân tích và suy giải các đối tượng địa lý nhất là lớp phủ
bề mặt đã có nhiều tiến bộ. Vì thế phương pháp xây dựng thành lập bản đồ lớp phủ
bằng công nghệ viễn thám và GIS là một phương pháp hiện đại, có nhiều ưu thế
vượt trội so với các phương pháp truyền thống như tiết kiệm kinh phí, thời gian, sức
lao động và đảm bảo độ chính xác cao. Nó trở thành một nhu cầu thiết yếu trong
công tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt là nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên và xã
hội. Trong đó, các loại tài nguyên đất, nước và các vấn đề môi trường là một trong
những hướng được quan tâm nhiều. Việc xây dựng bản đồ lớp phủ sẽ là cơ sở cho
công tác quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của địa phương.
Từ các lợi thế nêu trên của ảnh viễn thám và GIS trong công tác thành lập
bản đồ nói riêng và giám sát tài nguyên thiên nhiên nói chung, đề tài “Ứng dụng
công nghệ viễn thám và GIS trong thành lập bản đồ lớp phủ huyện Ba Vì, thành phố
Hà Nội” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn phục vụ công tác quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế xã hội của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác lập cơ sở khoa học cho việc thành lập bản đồ lớp phủ bằng công nghệ viễn
thám và GIS lấy ví dụ cho việc thành lập bản đồ lớp phủ huyện Ba Vì, thành phố Hà
Nội. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về bản đồ lớp phủ, ảnh vệ tinh và hệ thống thông tin địa lý
(GIS);
- Nghiên cứu về công nghệ viễn thám và GIS trong công tác thành lập bản đồ
lớp phủ;
- Nghiên cứu về các đặc tính phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên;
- Xây dựng quy trình thành lập bản đồ lớp phủ bằng công nghệ viễn thám và GIS;
- Thực nghiệm thành lập bản đồ lớp phủ huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, điều tra tổng hợp
- Phương pháp bản đồ viễn thám và GIS
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp điều tra nhanh
5. Tài liệu để thực hiện luận văn
- Bản đồ địa hình huyện Ba Vì, TP Hà Nội tỷ lệ 1: 25.000;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 huyện Ba Vì;
- Ảnh vệ tinh SPOT4 chụp tháng 10 năm 2012.
CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ LỚP PHỦ
BẰNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ
1.1. Tổng quan về bản đồ lớp phủ
1.1.1. Khái niệm, mục đích, yêu cầu
Lớp phủ đất là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành như nông nghiệp, lâm
nghiệp, môi trường, … nên có rất nhiều định nghĩa về lớp phủ đất.
Thư viện Dữ liệu tài nguyên thiên nhiên Australia định nghĩa: Lớp phủ đất là
bề mặt vật lý của Trái đất bao gồm các loài thực vật bản địa, đất, đá lộ thiên và nước,
cũng như các yếu tố nhân tạo như lâm nghiệp, nông nghiệp và xây dựng. Lớp phủ đất
thường được phân biệt bởi các mẫu đặc trưng trong phương pháp viễn thám. Khả
năng để đo đạc và báo cáo xu hướng biến động lớp phủ mặt đất qua thời gian là rất
quan trọng.
(
Theo cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA),
các khái niệm lớp phủ đất và sử dụng đất thường được sử dụng thay thế cho nhau
nhưng thực tế các khái niệm này là rất khác biệt. Theo đó, lớp phủ đất là cảnh quan
được ghi lại gồm những thành phần bề mặt bao gồm: rừng, nước, thực vật, các loại
đất, đá và cơ sở hạ tầng đô thị (những công trình kiến trúc bao trùm bề mặt đất) hiện
diện và quan sát được. Lớp phủ đất có thể được ghi nhận và được nội suy bằng ảnh
vệ tinh và ảnh hàng không. Sử dụng đất được định nghĩa là các hoạt động kinh tế xã
hội tại một đơn vị lãnh thổ, nhưng các hoạt động này có hay không được thể hiện
như các đặc tính của lớp phủ đất.
(
Theo định nghĩa của Cục Lâm nghiệp Canada: Lớp phủ đất là những đối
tượng quan sát được, có tính chất vật lý và sinh học bao trùm bề mặt đất như thực vật
hay các yếu tố nhân tạo.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Luận văn ThS. Bản đồ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý -- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu tổng quan về bản đồ lớp phủ, ảnh vệ tinh và hệ thống thông tin địa lý (GIS). Nghiên cứu về công nghệ viễn thám và GIS trong công tác thành lập bản đồ lớp phủ; nghiên cứu về các đặc tính xạ phổ của các đối tượng tự nhiên; xây dựng quy trình thành lập bản đồ lớp phủ bằng công nghệ viễn thám GIS. Thực nghiệm thành lập bản đồ lớp phủ huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Công nghệ thông tin đã và đang phát triển mạnh mẽ, thâm nhập hầu hết các
ngành khoa học, các hoạt động thực tiễn và nghiên cứu. Các thành tựu khoa học kỹ
thuật tiên tiến của công nghệ điện tử, viễn thông và tin học đã tạo ra những bước đột
phá mới trong công nghệ viễn thám và GIS. Ảnh vệ tinh với hàm lượng thông tin
lớn, được thu nhận trên nhiều dải sóng đang là nguồn dữ liệu phong phú và trực
quan giúp cho các nghiên cứu về bề mặt và các quá trình tự nhiên trên mặt đất một
cách hiệu quả.
Công nghệ xử lý, phân tích và suy giải các đối tượng địa lý nhất là lớp phủ
bề mặt đã có nhiều tiến bộ. Vì thế phương pháp xây dựng thành lập bản đồ lớp phủ
bằng công nghệ viễn thám và GIS là một phương pháp hiện đại, có nhiều ưu thế
vượt trội so với các phương pháp truyền thống như tiết kiệm kinh phí, thời gian, sức
lao động và đảm bảo độ chính xác cao. Nó trở thành một nhu cầu thiết yếu trong
công tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt là nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên và xã
hội. Trong đó, các loại tài nguyên đất, nước và các vấn đề môi trường là một trong
những hướng được quan tâm nhiều. Việc xây dựng bản đồ lớp phủ sẽ là cơ sở cho
công tác quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của địa phương.
Từ các lợi thế nêu trên của ảnh viễn thám và GIS trong công tác thành lập
bản đồ nói riêng và giám sát tài nguyên thiên nhiên nói chung, đề tài “Ứng dụng
công nghệ viễn thám và GIS trong thành lập bản đồ lớp phủ huyện Ba Vì, thành phố
Hà Nội” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn phục vụ công tác quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế xã hội của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác lập cơ sở khoa học cho việc thành lập bản đồ lớp phủ bằng công nghệ viễn
thám và GIS lấy ví dụ cho việc thành lập bản đồ lớp phủ huyện Ba Vì, thành phố Hà
Nội. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về bản đồ lớp phủ, ảnh vệ tinh và hệ thống thông tin địa lý
(GIS);
- Nghiên cứu về công nghệ viễn thám và GIS trong công tác thành lập bản đồ
lớp phủ;
- Nghiên cứu về các đặc tính phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên;
- Xây dựng quy trình thành lập bản đồ lớp phủ bằng công nghệ viễn thám và GIS;
- Thực nghiệm thành lập bản đồ lớp phủ huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, điều tra tổng hợp
- Phương pháp bản đồ viễn thám và GIS
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp điều tra nhanh
5. Tài liệu để thực hiện luận văn
- Bản đồ địa hình huyện Ba Vì, TP Hà Nội tỷ lệ 1: 25.000;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 huyện Ba Vì;
- Ảnh vệ tinh SPOT4 chụp tháng 10 năm 2012.
CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ LỚP PHỦ
BẰNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ
1.1. Tổng quan về bản đồ lớp phủ
1.1.1. Khái niệm, mục đích, yêu cầu
Lớp phủ đất là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành như nông nghiệp, lâm
nghiệp, môi trường, … nên có rất nhiều định nghĩa về lớp phủ đất.
Thư viện Dữ liệu tài nguyên thiên nhiên Australia định nghĩa: Lớp phủ đất là
bề mặt vật lý của Trái đất bao gồm các loài thực vật bản địa, đất, đá lộ thiên và nước,
cũng như các yếu tố nhân tạo như lâm nghiệp, nông nghiệp và xây dựng. Lớp phủ đất
thường được phân biệt bởi các mẫu đặc trưng trong phương pháp viễn thám. Khả
năng để đo đạc và báo cáo xu hướng biến động lớp phủ mặt đất qua thời gian là rất
quan trọng.
(
You must be registered for see links
).Theo cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA),
các khái niệm lớp phủ đất và sử dụng đất thường được sử dụng thay thế cho nhau
nhưng thực tế các khái niệm này là rất khác biệt. Theo đó, lớp phủ đất là cảnh quan
được ghi lại gồm những thành phần bề mặt bao gồm: rừng, nước, thực vật, các loại
đất, đá và cơ sở hạ tầng đô thị (những công trình kiến trúc bao trùm bề mặt đất) hiện
diện và quan sát được. Lớp phủ đất có thể được ghi nhận và được nội suy bằng ảnh
vệ tinh và ảnh hàng không. Sử dụng đất được định nghĩa là các hoạt động kinh tế xã
hội tại một đơn vị lãnh thổ, nhưng các hoạt động này có hay không được thể hiện
như các đặc tính của lớp phủ đất.
(
You must be registered for see links
)Theo định nghĩa của Cục Lâm nghiệp Canada: Lớp phủ đất là những đối
tượng quan sát được, có tính chất vật lý và sinh học bao trùm bề mặt đất như thực vật
hay các yếu tố nhân tạo.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: tiểu luận trắc địa ảnh viễn thám lớp phủ mặt đất, tổng quan về công nghệ viễn thám, luận văn gis và viễn thám lớp phủ mặt đất, Viễn thám - GIS Nghiên cứu lớp phủ, sử dụng đấtiễn thám - GIS Nghiên cứu lớp phủ, sử dụng đất, tiểu luận ứng dụng gis thành lập bản đồ cây xanh, ứng dụng gis và viễn thám thành lập bản đồ lớp phủ, Ứng dụng Viễn Thám trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, ứng dụng tư liệu viễn thám và gis trong thành lập bản đồ hiện trạng lớp phủ mặt đất, bài tiểu luận ứng dụng tư liệu ảnh viễn thám và gis thành lập bản đồ hiện trạng lớp phủ mặt đất, phương pháp xây dựng bản đồ bằng ảnh vệ tinh mới nhất, báo cáo ứng dụng viễn thám trong thành lập bản đồ hiện trạng lớp phủ mặt đất, Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong thành lập bản đồ biến động sử dụng đất quận 1, tp HCM giai đoạn 2010-2020, khái niệm lớp phủ bề mặt trong viễn thám