Download Tiểu luận Ứng dụng mô hình gây nhiễm thực nghiệm chuẩn đánh giá ảnh hưởng của các cách quản lý khác nhau lên độ mẫn cảm đối với virus miễn phí​





1.1 Đặt vấn đề
Từ thực tế phải đối đầu với bệnh đốm trắng (White Spot Disease – WSD) do virus gây hội chứng đốm trắng (White spot syndrome virus – WSSV) gây nhiều thiệt hại nặng nề cho ngành nuôi tôm Việt Nam cũng như thế giới trong những năm qua, nhiều biện pháp kỹ thuật đã được nghiên cứu và áp dụng ở hầu hết các giai đoạn của một vụ nuôi tạo nên giải pháp “phòng ngừa tổng hợp” nhằm hạn chế tối đa dịch bệnh đốm trắng xảy ra. Mặc dù vậy, cho đến nay biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh đốm trắng trên tôm vẫn còn bỏ ngỏ.
Đã có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng các vaccine hay chất kích thích miễn dịch (immunostimulants) nhằm nâng cao sức đề kháng của tôm đối với WSSV. Tuy nhiên việc đánh giá một cách chính xác và khoa học hiệu quả của các biện pháp này là rất khó. Thông qua mô hình cảm nhiễm chuẩn, sẽ cho phép chúng ta đánh giá một cách khoa học mức độ ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật ứng dụng trong phòng bệnh đốm trắng trên tôm nuôi, cụ thể là việc sử dụng các chất kích thích tăng cường hệ miễn dịch của tôm.
Đi từ cơ sở thực tiễn đó, đƣợc sự phân công của bộ môn Công Nghệ Sinh Học trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và sự chấp thuận của Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản II, chúng tui thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Ứng dụng mô hình gây nhiễm thực nghiệm chuẩn đánh giá ảnh hưởng của các cách quản lý khác nhau lên độ mẫn cảm đối với virus gây hội chứng đốm trắng (White spot syndrome virus–WSSV) của tôm sú (Peneaus monodon)”.

TÓM TẮT
Trong công nghệ nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là các mô hình nuôi tôm mật độ
cao, việc áp dụng các giải pháp, phƣơng thức quản lý nhằm tăng cƣờng hiệu quả sản
xuất đóng góp đáng kể vào năng suất nuôi. Giải pháp quản lý sử sụng các sản phẩm
sinh học tăng cƣờng sức khỏe cho tôm thông qua việc tăng cƣờng hiệu quả đáp ứng
miễn dịch của tôm với mầm bệnh, nhất là với mầm bệnh virus, đƣợc xem là giải pháp
khá quan trọng. Trong thí nghiệm này, chúng tui đánh giá sự thay đổi tính mẫn cảm
của tôm sú tiền trƣởng thành Penaeus monodon đối với virus đốm trắng (WSSV) sau
khi ứng dụng các giải pháp bổ sung các chất kích thích miễn dịch, vitamin C và β-
1,3/1,6-glucan vào thức ăn nuôi tôm trong khoảng thời gian nhất định. Sử dụng mô
hình gây nhiễm thực nghiệm chuẩn đƣợc xây dựng bởi Phòng thí nghiệm virus - Đại
học Gent, Vƣơng Quốc Bỉ, kỹ thuật xét nghiệm hóa mô miễn dịch và phƣơng pháp
tiêm mô dịch gốc virus đốm trắng dòng Việt Nam (WSSV-VN) đã đƣợc tinh sạch và
xác định độc lực thông qua chuẩn độ để xác định sự thay đổi độ mẫn cảm đối với virus
của tôm. Thí nghiệm đƣợc tiến hành với hai liều tiêm cao và thấp của độ chuẩn SID50
của dịch gốc WSSV-VN cho tôm sú tiền trƣởng thành sau khi đã nuôi với 3 nghiệm
thức thức ăn có bổ sung β-1,3/1,6-glucan (10g/kg thức ăn), bổ sung vitamin C (5g/kg
thức ăn) và không bổ sung trong thời gian 15 ngày. Gây nhiễm thực nghiệm cho tôm ở
liều thấp (101,5SID50) và liều cao (10
4
SID50) của dịch virus WSSV-VN cho 3 nhóm
tôm thuộc 3 nghiệm thức trên. Thu mẫu tôm ở các thời điểm khác nhau sau gây nhiễm:
0, 12, 24, 36, 48, 60, 72, 84, 96, 108, 120 giờ, để khảo sát sự thay đổi độ mẫn cảm
thông qua đánh giá sự biến đổi tình trạng sức khỏe tôm và tỷ lệ tế bào nhiễm WSSV
trên tôm giữa các nghiệm thức. Kết quả thu đƣợc ở thí nghiệm gây nhiễm với liều
thấp, tỷ lệ tế bào nhiễm WSSV của tôm ở 3 nghiệm thức β-1,3/1,6-glucan, vitamin C
và đối chứng lần lƣợt là 4,12, 3,49 và 4,94%. Sự khác biệt về tỷ lệ tế bào nhiễm giữa 3
nghiệm thức này không có ý nghĩa (P>0,05). Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh đốm
trắng xuất hiện sớm hơn ở nghiệm thức đối chứng so với 2 nghiệm thức còn lại. Chƣa
thấy rõ sự khác biệt giữa nghiệm thức β-1,3/1,6-glucan và vitamin C. Thí nghiệm gây
nhiễm với liều cao, tỷ lệ tế bào nhiễm WSSV của tôm ở 3 nghiệm thức β-1,3/1,6-
glucan, vitamin C và đối chứng lần lƣợt là 3,04, 3,69 và 4,49%. Chỉ có sự khác biệt có
ý nghĩa (P<0,05) về tỷ lệ này giữa nghiệm thức đối chứng với β-1,3/1,6-glucan. Các
vi
dấu hiệu lâm sàng của bệnh đốm trắng xuất hiện sớm hơn ở nghiệm thức đối chứng so
với 2 nghiệm thức còn lại. β-1,3/1,6-glucan thể hiện rõ tác dụng làm giảm độ mẫn cảm
với WSSV của tôm sú. Trong từng phƣơng thức quản lý, tỷ lệ tế bào nhiễm ở 2 liều
tiêm không có sự khác biệt (P>0,05). Ở nhóm tiêm với liều cao, các dấu hiệu lâm sàng
của bệnh đốm trắng đến sớm hơn nhóm tiêm liều thấp.
vii
MỤC LỤC
Trang tựa .................................................................................................................... i
Lời Thank ............................................................................................................... iii
Tóm tắt ..................................................................................................................... iv
Mục lục .................................................................................................................... vi
Danh sách các chữ viết tắt ...................................................................................... vii
Danh sách các bảng ................................................................................................. ix
Danh sách các hình ................................................................................................... x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................... 1
1.2 Nội dung ........................................................................................................ 1
1.3 Mục tiêu ........................................................................................................ 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 3
2.1 Hệ miễn dịch của tôm sú ............................................................................... 3
2.2 Bệnh đốm trắng trên tôm sú .......................................................................... 5
2.2.1 Lịch sử và phân bố bệnh đốm trắng ..................................................... 5
 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ứng dụng Simscape trong mô phỏng hệ thống kiểm soát ắc - quy cao áp trên xe điện Khoa học kỹ thuật 0
D Ứng dụng phần mềm ClassPoint trong tổ chức dạy học theo mô hình 5E chương Chất khí - Vật lí 10 Luận văn Sư phạm 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thạc sĩ kinh tế Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu ứng dụng mô hình quadrotor trong giám sát và cứu hộ Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D PHÂN TÍCH ỨNG DỤNG CỦA MÔ HÌNH CROSS-DOCKING. LIÊN HỆ THỰC TẾ Luận văn Kinh tế 0
D ỨNG DỤNG mô HÌNH THƯƠNG mại điện tử của DOANH NGHIỆP RAKUTEN NHẬT bản Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các mô hình định giá doanh nghiệp ứng dụng phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu trong việc định giá ngân hàng VCB Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top