daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
ứng dụng mô hình sản xuât tinh gọn (lean manufacturing) trong ngành may mặc nghiên cứu công ty cổ phân quôc tê phong phú chi nhánh nha trang
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... ix
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG SẢN XUẤT TINH GỌN ..........5
1.1. Khái quát về hệ thống sản xuất tinh gọn ..................................................................5
1.1.1. Khái niệm.......................................................................................................5
1.1.2. Các nguyên tắc chính của sản xuất tinh gọn ..................................................5
1.1.3. Hệ thống sản xuất Toyota ..............................................................................6
1.1.4. Các loại lãng phí chính trong doanh nghiệp ..................................................8
1.1.4.1. Sản xuất dư thừa......................................................................................9
1.1.4.2. Khuyết tật ................................................................................................9
1.1.4.3. Tồn kho..................................................................................................10
1.1.4.4. Vận chuyển............................................................................................10
1.1.4.5. Thời gian chờ đợi ..................................................................................11
1.1.4.6. Thao tác thừa .........................................................................................11
1.1.4.7. Làm việc thiếu tính sáng tạo..................................................................11
1.1.5. Công cụ và kỹ thuật của Lean......................................................................11
1.1.5.1. Sản xuất tế bào ......................................................................................11
1.1.5.2. Cải tiến liên tục......................................................................................13
1.1.5.3. Sản xuất đúng lúc ..................................................................................16
1.1.5.4. Bảo trì năng suất toàn diện....................................................................18
1.1.5.5. Chuẩn hóa công việc .............................................................................24
1.1.5.6. Sơ đồ chuỗi giá trị .................................................................................24
1.1.6. Tiêu chuẩn lao động và đo lường công việc ................................................25
1.1.7. Nghiên cứu thời gian....................................................................................26
1.1.8. Xác định thời gian chuẩn .............................................................................27
1.1.9. Nhịp thời gian...............................................................................................27
1.1.10. Cân bằng chuyền........................................................................................28
1.1.11. Thiết kế sơ đồ làm việc ..............................................................................28
1.2. Hiệu quả kinh tế của hệ thống sản xuất tinh gọn trong doanh nghiệp ...................29
1.2.1. Giảm phế phẩm và sự lãng phí.....................................................................30
1.2.2. Rút ngắn chu kỳ sản xuất .............................................................................30
1.2.3. Giảm mức tồn kho........................................................................................30
1.2.4. Tăng năng suất lao động ..............................................................................30
1.2.5. Tận dụng thiết bị và mặt bằng......................................................................30
1.2.6. Tạo ra chức năng động ..................................................................................30
1.2.7. Tăng sản lượng đầu ra..................................................................................30
1.3.Quy trình xây dựng hệ thống sản xuất tinh gọn ......................................................31
1.3.1. Giai đoạn 1 - Xác định các cơ hội, tầm nhìn và mục tiêu............................32
1.3.2. Giai đoạn 2 - Thiết kế giải pháp...................................................................32
1.3.3. Giai đoạn 3 - Thực hiện ...............................................................................33
1.3.4. Giai đoạn 4 - Hoàn chỉnh việc chuyển đổi, liên tục cải tiến ........................33
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ thống sản xuất tinh gọn trong
doanh nghiệp..................................................................................................................34
1.4.1. Áp dụng sản xuất tinh gọn đòi hỏi phải thay đổi văn hóa doanh nghiệp.....34
1.4.2. Hạn chế về nguồn lực...................................................................................34
1.4.3. Sự học hỏi về lean........................................................................................34
1.4.4. Hiểu sai về sản xuất tinh gọn .......................................................................35
1.4.5. Thiếu sự tham gia của đông đảo phòng ban trong tổ chức ..........................35
1.5. Kinh nghiệm áp dụng hệ thống sản xuất tinh gọn trong ngành may mặc..............35
Tóm tắt chương 1...........................................................................................................38
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỆ THỐNG SẢN XUẤT TẠI
CÔNG TY CP QUỐC TẾ PHONG PHÚ CHI NHÁNH NHA TRANG................39
2.1 Tổng quan về công ty CP Quốc tế Phong Phú, chi nhánh Nha Trang ....................39
2.1.1. Lịch sử phát triển .........................................................................................39
2.1.2. Sản phẩm sản xuất........................................................................................39
2.1.3 Lao động và cơ cấu lao động ........................................................................40
2.1.4. Cơ cấu diện tích và máy móc sản xuất.........................................................41
2.1.4.1. Cơ cấu diện tích.....................................................................................41
2.1.4.2. Thiết bị...................................................................................................43
2.2. Phân tích thực trạng hệ thống sản xuất tại công ty.................................................43
2.2.1. Quy trình sản xuất ........................................................................................43
2.2.1.1. Khâu cắt.................................................................................................44
2.2.1.2. Khâu may...............................................................................................44
2.2.1.3. Khâu hoàn tất.........................................................................................44
2.2.2. Sự giao tiếp trong công việc.........................................................................44
2.2.3. Sự di chuyển của dòng hàng ........................................................................45
2.2.4. Nghiên cứu thời gian....................................................................................45
2.2.5. Thực trạng sản xuất tại xưởng hoàn tất........................................................45
2.2.5.1. Chi tiết công đoạn sản xuất ...................................................................45
2.2.5.2. Phân chia tổ ...........................................................................................45
2.2.5.3. Sơ đồ dòng chảy sản phẩm....................................................................48
2.2.5.4. Thời gian sản xuất của xưởng hoàn tất..................................................54
2.3. Đánh giá hiệu quả họat động của hệ thống sản xuất tại xưởng hoàn tất ................62
Tóm tắt chương 2...........................................................................................................64
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG SẢN XUẤT TINH GỌN
TẠI CÔNG TY CP QUỐC TẾ PHONG PHÚ CHI NHÁNH NHA TRANG........65
3.1. Mục tiêu xây dựng Hệ thống sản xuất tinh gọn tại Công ty...................................65
3.1.1. Mục tiêu tổng quát .......................................................................................65
3.1.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................65
3.2. Quan điểm xây dựng hệ thống sản xuất tinh gọn tại Công ty ................................65
3.3. Xây dựng hệ thống sản xuất tinh gọn tại công ty, mô hình thí điểm tại xưởng hoàn
tất ...................................................................................................................................65
3.3.1. Cân bằng sản xuất ........................................................................................65
3.3.2. Mô hình sơ đồ tinh gọn mới.........................................................................68
3.3.3. Lợi ích mô hình mới mang lại cho tổ và người công nhân..........................70
3.3.4. Phân tích lợi ích mô hình mới mang lại cho doanh nghiệp .........................72
3.3.4.1. Thời gian thực hiện quy trình giảm.......................................................72
3.3.4.2. Số lượng công đoạn trong quy trình giảm.............................................74
3.3.4.3. Số lượng công nhân cần cho quy trình giảm ........................................77
3.3.4.4. Tạo dòng chảy thông tin và hàng hóa thông suốt từ đầu đến cuối........76
3.3.4.5. Mức độ lỗi và hàng dơ giảm..................................................................76
3.3.4.6. Tạo động lực làm việc liên tục cho công nhân......................................77
3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm áp dụng hiệu quả hệ thống sản xuất tinh gọn ......77
3.4.1. Đào tạo cán bộ công nhân viên trong toàn Nhà Máy...................................77
3.4.2. Thành lập bộ phận phân tích công nghiệp ...................................................77
3.4.3. Đào tạo mỗi công nhân biết làm ít nhất từ 3 đến 4 công đoạn ....................79
3.4.4. Đối với bộ phận cơ điện...............................................................................79
3.5. Đề xuất Tổng Công ty cho hoạt động lại Nhà máy Wash _ Dệt Nha Trang..........80
3.6. Đề xuất với các doanh nghiệp trong ngành ............................................................81
3.6.1. Sự tham gia của lãnh đạo cấp cao ................................................................81
3.6.2. Bắt đầu bằng việc triển khai từng phần........................................................81
3.6.3. Bắt đầu với quy mô nhỏ ...............................................................................81
3.6.4. Nhờ chuyên gia ............................................................................................81
3.6.5. Lập kế hoạch ................................................................................................81
Tóm tắt chương 3...........................................................................................................82
KẾT LUẬN ..................................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................85
PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hai năm qua, Công ty cổ phần Quốc tế Phong Phú đã mở thêm năm nhà
máy may ở các thành phố Nha Trang (840 lao động), Long An, Đà Nẵng, Phú Yên và
ở Quận 12 TP Hồ Chí Minh. Việc mở rộng sản xuất diễn ra ở mức độ nóng nhưng hiệu
quả sản xuất chưa cao. Chi nhánh Phong Phú Nha Trang cũng nằm trong số đó. Bắt
đầu hoạt động chính thức từ tháng 1 năm 2011 đến nay chi nhánh liên tục ở tình trạng
lỗ, thường xuyên tăng ca đêm và làm ngày chủ nhật để kịp xuất hàng. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như: Mất hai năm đầu tiên dòng hàng không ổn
định, Tổng Công ty không hỗ trợ các đơn hàng, Nhà máy từ khi mới thành lập phải
độc lập lo đầu ra, nhận hàng gia công cho các công ty khác và thường bị ép giá và thời
gian giao hàng. Mặt khác, qúa trình vận hành thường xuyên phải ngừng vì những lý do
thông tin đơn hàng, thông tin kỹ thuật, Nhà máy Wash ở xa không trả hàng kịp. Một lý
do khác nữa đã ảnh hưởng rất lớn đó là cách bố trí, sắp xếp sản xuất chưa thật hợp lý,
hàng tồn đọng nhiều, chưa cân bằng sản xuất, công đoạn thì dư thừa hàng hoá, bán
thành phẩm, công đoạn thì chờ hàng làm kéo dài chu kỳ sản xuất và thời gian chế tạo
gây nên lãng phí rất lớn và đây là nguyên nhân chính dẫn đến năng suất lao động thấp.
Với mong muốn cải thiện tình hình sản xuất hiện tại và xây dựng một môt hình
sản xuất tinh gọn hơn, hiệu quả hơn cho công ty, tác giả đã lựa chọn đề tài: “ứng dụng
mô hình sản xuất tinh gọn (lean manufacturing) trong ngành may mặc: nghiên cứu
Công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú chi nhánh Nha Trang” làm Luận văn thạc sĩ của
mình. Mô hình khi được triển khai sẽ giúp cân bằng dây chuyền sản xuất, loại bỏ lãng
phí, nâng cao năng suất lao động, rút ngắn thời gian chế tạo, rút ngắn thời gian quy
trình, nâng cao chức năng động đáp ứng những đơn hàng có thời gian sản xuất ngắn và
xuất hàng gấp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: nhằm thiết lập và ứng dụng mô hình sản xuất tinh gọn tại
công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú, chi nhánh Nha Trang, triển khai thí điểm mô
hình sản xuất tinh gọn tại xưởng hoàn tất. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp
nhằm áp dụng hiệu quả hệ thống sản xuất tinh gọn cho các bộ phân sản xuất khác của
Công ty.
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về sản xuất tin gọn trong doanh nghiệp;
- Phân tích thực trạng hệ thống sản xuất đang được triển khai tại Công ty Cổ
phần Quốc tế Phong Phú, chi nhánh Nha Trang;
- Xây dựng mô hình sản xuất lean tại xưởng hoàn tất của công ty;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm áp dụng hiệu quả mô hình lean.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Gồm các thành phần tham gia vào quy trình sản xuất.
+ Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong phạm vi xưởng hoàn tất chi nhánh
Nha Trang của Công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú.
4. Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp thu thập thông tin:
• Thu thập các tài liệu tổng quan về ngành công nghiệp dệt may và tình hình
ứng dụng lean.
• Thu thập tài liệu trong và ngoài nước về công nghệ lean trong các ngành công
nghiệp và tình hình áp dụng trong ngành công nghiệp dệt may.
b) Phương pháp điều tra thực địa
• Tham quan một số nhà máy may khác trên địa bàn Khánh Hòa, tham quan
công ty may Việt Tiến, Viking Việt Nam, Esquel Việt Nam và một số công ty khác
trong Thành Phố Hồ Chí Minh.
c) Phương pháp so sánh: So sánh sản xuất lean và các phương pháp khác đang
được áp dụng tại các nhà máy trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
d) Phương pháp phân tích hệ thống
• Phân tích để có thể xác định được những công đoạn nào gây lãng phí nhất.
• Phân tích nguyên nhân – kết quả: Dựa trên quá trình khảo sát trực tiếp tại nhà
máy và các số liệu thu thập được để đánh giá hiện trạng và hệ thống lại các nguyên
nhân tiềm năng gây lãng phí.
e) Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
• Sử dụng trong quá trình thu thập, xử lý các số liệu về tình hình sản xuất.
• So sánh công nghệ, tay nghề công nhân, mức độ hợp lý của quy trình sản xuất.
5. Tình hình nghiên cứu
- Đối với các ngành công nghiệp nặng trên thế giới, sản xuất lean không còn gì
xa lạ. Cho tới nay, đã có rất nhiều nghiên cứu và đã được áp dụng mang lại hiệu quả
cao như những nghiên cứu của Taylor, Henry Ford, hay của Shingo và Ohno. Đặc biệt
những nghiên cứu của Ohno đã mang lại thành công vỹ đại cho Toyota. Mô hình sản
xuất lean của Toyota trở thành nền tảng nghiên cứu của hầu hết các tác giả sau này.
- Riêng đối với ngành may mặc trên thế giới, việc ứng dụng sản xuất tinh gọn
còn khá non trẻ so với các lĩnh vực khác. Phần lớn các nghiên cứu mới dừng lại ở dạng
lý thuyết hay mới bắt đầu được ứng dụng. Trong số đó, có một số nghiên cứu khá nổi
bật về sau này như:
+ “ Lean Manufacturing and the Garment Industry: A Case Study” của Diogo
Manuel Goncalves Gones. Nghiên cứu này đã chỉ ra cách bố trí các trạm sản xuất
trong dòng chảy tạo ra sản phẩm chưa hợp lý tại nhà máy, từ đó xây dựng cách bố trí
mới hợp lý hơn, giảm thời gian di chuyển giữa các xưởng, phòng ban, tránh gây lãng
phí, rút ngắn chu kỳ sản xuất và thời gian chế tạo sản phẩm.
+ “Adapting Lean Manufacturing Principles to the Textle Industry” của Gofrth,
Kelly Ann: Nghiên cứu này hệ thống lại lý thuyết sản xuất lean tương đối đầy đủ. Tác
giả của nghiên cứu này cũng phân tích được một số doanh nghiệp trong địa bàn mà tác
giả sinh sống. Từ đó đưa ra lộ trình thực hiện lean. Tuy nhiên, tác giả mới dừng lại ở
việc phân tích điểm đạt được của các công ty thực hiện sản xuất lean, chưa đưa ra
được giải pháp hay mô hình mới cho một công ty cụ thể nào.
+ “Implementaion of Lean Manufacturing Tools in Garment Manufacturing
Process Focusing Sewing Section of Men’s Shirt” của Naresh Paneru. Tác giả tập
trung vào nghiên cứu thời gian nắp ráp áo sơ mi. Từ đó đưa ra sơ đồ bố trí sản xuất
mới, cân bằng chuyền sản xuất để giảm thiểu việc ứ đọng hay thiếu hụt hàng ở các
công đoạn trong quy trình. Tuy nhiên, sơ đồ cũ có hình chữ nhật, có chiều dài lớn,
chiều rộng nhỏ, sơ đồ mới đưa ra với hình vuông. Tác giả này chưa thể hiện sơ đồ mới
có phù hợp với mặt bằng của xưởng hay chưa, vì thông thường xưởng may thiết kế
cho các dây chuyền dài bao gồm nhiều công đoạn nối tiếp nhau.
Ở Việt Nam, tác giả chưa tìm thấy luận văn nghiên cứu nào liên quan đến sản
xuất Lean trong ngành may mặc. Tuy nhiên, trên thực tế đã có một số công ty bước
đầu đi vào áp ứng lean do nhờ chuyên gia hướng dẫn hay ở các công ty con của công
ty nước ngoài.
6. Đóng góp của đề tài
+ Về mặt lý luận khoa học: Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về sản
xuất lean. Từ đó là tiền đề nghiên cứu cho các nhà quản lý trong lĩnh vực này ở Việt Nam.
+ Về mặt thực tiễn: Đến tháng 6/2013 này, công ty bắt đầu đi vào nghiên cứu
và thử nghiệm sản xuất tinh gọn ở giai đoạn đầu. Một phần nội dung của đề tài được
sử dụng làm tài liệu đào tạo cán bộ công nhân viên (nhận dạng và loại bỏ lãng phí,
chương trình 5S), đề xuất với Ban lãnh đạo công ty một mô hình sản xuất mới mang
lại hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các doanh
nghiệp và học viên chuyên ngành quản trị kinh doanh.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài các phần như mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục,… luận văn
được kết cấu thành 3 chương như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống sản xuất tinh gọn;
- Chương 2: Phân tích thực trạng hệ thống sản xuất tại Công ty Cổ phần Quốc
tế Phong Phú, chi nhánh Nha Trang;
- Chương 3: Xây dựng và áp dụng mô hình sản xuất tinh gọn tại Công ty Cổ
phần Quốc tế Phong Phú chi nhánh Nha Trang.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG SẢN XUẤT TINH GỌN
1.1. Khái quát về hệ thống sản xuất tinh gọn
1.1.1. Khái niệm
Sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing hay Lean Production) là một hệ thống
các công cụ và phương pháp nhằm liên tục loại bỏ tất cả các lãng phí trong quá trình
sản xuất. Lợi ích của hệ thống này là giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng, và rút
ngắn thời gian sản xuất (Jeffrey K. Liker).
1.1.2. Các nguyên tắc chính của sản xuất tinh gọn
Lean được áp dụng lần đầu tiên ở công ty Toyota vào những năm 50 của thế kỷ
trước nhưng mãi đến đầu những năm 1990 phương pháp này mới được đúc kết và phổ
biến ở Mỹ:
• Nguyên tắc 1: Xác định giá trị hàng hóa của doanh nghiệp dựa trên quan điểm
của khách hàng. Tức là khách hàng là người định giá sản phẩm của nhà cung cấp.
Trong quá trình sản xuất, có những hoạt động tạo ra giá trị sản phẩm và cũng có những
hoạt động không mang lại giá trị sản phẩm, một phần trong những hoạt động không
tạo ra giá trị đó không được khách hàng chấp nhận.
Trong nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu về doanh nghiệp tại Anh Quốc cho
biết, trong một công ty sản xuất đặc trưng thì tỷ lệ giữa các hoạt động có thể chia ra ba
phần:
Hình 1.1 Biểu đồ tỷ lệ đóng góp giá trị các hoạt động hàng ngày
(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Anh Quốc)
- Hoạt động tạo ra giá trị gia tăng chiếm 5%
- Hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm chiếm 60%
- Hoạt động cần thiết nhưng không tạo ra giá trị gia tăng chiếm 35%
- Tổng các hoạt động là 100%
Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, 60% hoạt động của doanh nghiệp không tạo ra
giá trị gia tăng có thể được loại bỏ. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp làm thế nào để
loại bỏ được các hoạt động đó.
• Nguyên tắc 2: Xác định chuỗi giá trị của sản phẩm, loại bỏ những hoạt động
lãng phí không làm gia tăng giá trị trong suốt chuỗi giá trị đó.
Ví dụ: trong quy trình sản xuất, do thiết kế sơ đồ chưa hợp lý, các công đoạn
liền kề nhau lại không ở vị trí nối tiếp nhau dẫn đến trường hợp người công nhân của
công đoạn sau phải mất thời gian vận chuyển hàng hóa từ công đoạn trước đó đến
công đoạn của mình.
• Nguyên tắc 3: Tạo ra một dòng sản xuất trơn tru liên tục, không bị gián đoạn,
ùn tắc, vòng vèo, chờ đợi. Việc này làm cho năng suất, chất lượng duy trì ở mức cao
và ổn định.
• Nguyên tắc 4: Sản xuất theo nguyên tắc kéo dựa trên yêu cầu của khách hàng
(pull production not push). Chủ trương của sản xuất kéo là chỉ sản xuất những gì
khách hàng cần và đúng lúc khách hàng muốn. Sản xuất được diễn ra dưới tác động
của công đoạn sau chứ không phải đẩy thật nhiều hàng đầu vào như quan điểm trước
kia. Vì vậy mỗi phân xưởng chỉ sản xuất theo yêu cầu của công đoạn sau đó.
• Nguyên tắc 5: Phấn đấu hoàn thiện bằng cách không ngừng loại bỏ những
lãng phí. Điều này đòi hỏi sự tham gia của tất cả các cấp, bộ phận, đặc biệt là người
công nhân.
1.1.3. Hệ thống sản xuất Toyota
Hệ thống sản xuất Toyota được phát triển ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ
hai. Mục đích của việc thiết lập hệ thống này là làm tăng hiệu quả sản xuất thông qua
việc loại bỏ những lãng phí. Người đầu tiên nghiên cứu và áp dụng vào sản xuất thực
tế là Taiicho Ohno. Trong quá trình phân tích các vấn đề đang tồn tại trong lòng môi
trường sản xuất, Ohno đi đến kết luận rằng, có nhiều loại lãng phí khác nhau không
làm gia tăng giá trị, đây là nguyên nhân dẫn đến giảm năng suất và hiệu quả sản xuất.
Ohno xác định, lãng phí tồn tại ở một số hình thức bao gồm sản xuất dư thừa, lãng phí
84
Hạn chế của luận văn:
- Do thời gian có hạn nên nghiên cứu mới thực hiện thí điểm ở xưởng hoàn
tất, đề xuất đưa ra phần lớn giới hạn trong phạm vi nghiên cứu. Để thực hiện mô hình
sản xuất tinh gọn thành công cần kết hợp nhiều yếu tố và đòi hỏi một quá trình dài.
- Mô hình mới loại bỏ được nhiều lãng phí, tăng năng xuất, nhưng khi thực
hiện cần di chuyển bàn ủi và máy hút bụi, máy lộn quần, việc này liên quan đến di
chuyển ống dẫn hơi cho các máy trên. Nếu Ban giám đốc không có chương trình hành
động và quyết tâm thực hiện chiến lược sản suất tinh gọn có thể sẽ ngại việc di chuyển
này và không áp dụng mô hình mới mà tác giả đưa ra.
Định hướng nghiên cứu tiếp theo:
Hoàn tất chỉ là một trong ba xưởng tại Nhà Máy. Khi công ty thực hiện lean ở
hai xưởng còn lại cần lưu ý một số điểm chính như sau:
Xưởng cắt có tính chất và đặc điểm giống xưởng hoàn tất nên có thể làm tương
tự. Công ty cần lưu ý rằng, máy ép keo hiện nay đang để ở cuối xưởng, trong khi bàn
cắt ở đầu xưởng và phối hàng ở giữa xưởng. Người công nhân làm công đoạn ép keo
phải ôm hàng từ bàn cắt đầu xưởng tới cuối xưởng mất rất nhiều thời gian, sau khi làm
xong lại chuyển trở lại khúc giữa xưởng để thực hiện phối hàng.
Đối với xưởng may, trong trường hợp công ty nghiên cứu để cải thiện cần chú ý
trọng tâm vào sơ đồ vị trí máy móc theo quy trình sản xuất sản phẩm, các máy làm
công đoạn liền kề nhau phải được đặt ở gần nhau. Một yếu tố vô cùng quan trong nữa
để áp dụng sản xuất một đối một là sơ đồ phải cân bằng. Sản lượng đầu ra mỗi công
đoạn hay nhóm công đoạn phải tương đồng nhau để không có công đoạn sản xuất
thừa và cũng không có công đoạn phải chờ hàng gây lãng phí. Hiện nay công ty đang
áp dụng biện pháp giảm bán thành phẩm đưa vào chuyền bằng cách cung cấp đầu vào
bằng đầu ra nhưng số lượng trong chuyền vẫn không thể thấp hơn 600 sản phẩm.
Công đoạn thì tồn đọng chất cao còn công đoạn vẫn khan hiếm. Cái gốc của vấn đề
giảm tồn đọng ở đây là phải cân bằng được chuyền, nếu chuyền chưa cân bằng mà áp
dụng cách này sẽ làm khủng hoảng sản xuất.
Lý thuyết luận văn này là sự chắt lọc những phần có liên quan đến cân bằng sản
xuất ở phạm vi xưởng. Bên cạnh đó, phần chuỗi giá trị (Value Stream Mapping) nếu
được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp đặc
biệt là rút ngắn thời gian quy trình từ nhận phụ liệu đến khi xuất hàng. Việc này sẽ giải
quyết được vấn đề sản xuất đơn hàng ngắn, xuất gấp của doanh nghiệp rất tốt.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ứng dụng Simscape trong mô phỏng hệ thống kiểm soát ắc - quy cao áp trên xe điện Khoa học kỹ thuật 0
D Ứng dụng phần mềm ClassPoint trong tổ chức dạy học theo mô hình 5E chương Chất khí - Vật lí 10 Luận văn Sư phạm 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thạc sĩ kinh tế Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu ứng dụng mô hình quadrotor trong giám sát và cứu hộ Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D PHÂN TÍCH ỨNG DỤNG CỦA MÔ HÌNH CROSS-DOCKING. LIÊN HỆ THỰC TẾ Luận văn Kinh tế 0
D ỨNG DỤNG mô HÌNH THƯƠNG mại điện tử của DOANH NGHIỆP RAKUTEN NHẬT bản Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các mô hình định giá doanh nghiệp ứng dụng phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu trong việc định giá ngân hàng VCB Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top