Download miễn phí Vai trò, chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần đối với việc huy động vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa - Hiện đại hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 3
I. Ngân hàng 3
1. Khái quát chung về hệ thống Ngân hàng Việt Nam 3
2. Ngân hàng Thương mại Cổ phần 4
II. Huy động vốn 8
1. Lý luận cơ bản về chức năng huyđộng vốn 9
2. Vai trò của huy động vốn qua Ngân hàng 11
3. Các hình thức huy động vốn 12
4. Các nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến huy động vốn 12
CHƯƠNG II: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VỚI VIỆC HUY ĐỘNG VỐN CHO SỰ NGHIỆP CNH - HĐH ĐẤT NƯỚC 14
I. Thực trạng Ngân hàng Thương mại Cổ phần từ khi dổi mới (từ 1991) 14
1. Khó khăn 14
2. Thuận lợi 14
3. Sơ lược về tình trạng huy động vốn của nước ta 15
II. Giải pháp cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần huy động vốn cho CNH - HĐH đất nước 17
1. Tri thức hoá trong Ngân hàng 17
2. Chính sách tiền tệ của Nhà nước 18
3. Nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo nên sức mạnh nội tại của Ngân hàng 18
4. Công tác quảng cáo 18
KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-20-vai_tro_chuc_nang_nhiem_vu_cua_ngan_hang_thuong_mai_co_phan.8DzoJCAdU4.swf /tai-lieu/vai-tro-chuc-nang-nhiem-vu-cua-ngan-hang-thuong-mai-co-phan-doi-voi-viec-huy-dong-von-cho-su-nghiep-cong-nghiep-hoa-hien-81406/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Trong bài viết này, em xin trình bày đề tài: "Vai trò, chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần đối với việc huy động vốn cho sự nghiệp CNH - HĐH Việt Nam trong giai đoạn hiện nay".
Bài viết của em còn có nhiều thiếu sót, mong thầy giáo góp ý và bổ sung thêm cho em.
Em xin chân thành Thank thầy đã hướng dẫn em hoàn thành bài viết này.
Chương I:
Một số vấn đề lý luận cơ bản về Ngân hàng
Thương mại Cổ phần trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội
I. Ngân hàng
1. Khái quát chung về hệ thống Ngân hàng Việt Nam
Ngân hàng là loại trung gian tài chính quan trọng nhất đối với mọi người. Nghiệp vụ cơ bản nhất của Ngân hàng là nhận tiền gửi của người tiết kiệm và cho vay lại số tiền đó. Ngân hàng trả lãi đối với người gửi tiền và tính lãi cao hơn đối với người vay tiền. Số tiền chênh lệch giữa hai mức lãi suất cho phép bù đắp chi phí hoạt động Ngân hàng và đem lại lợi nhuận cho chỉ Ngân hàng.
Ngoài ra, Ngân hàng còn có vai trò nữa là làm cho hoạt động mua và bán diễn ra thuận lợi hơn bằng cách cho phép mọi người viết séc vào tài khoản của mình ở Ngân hàng - đây là chức năng để phân biệt Ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác.
ở Việt Nam hệ thống Ngân hàng phát triển qua hai giai đoạn: chiến tranh và hoà bình và trải qua ba thời kỳ:
+ Thời kỳ bao cấp (1951 - 1986): hệ thống Ngân hàng một cấp, chỉ có Ngân hàng Nhà nước với các chi nhánh ở các địa phương;
+ Thời kỳ đổi mới (1987 - 1990): hệ thống Ngân hàng hai cấp;
+ Thời kỳ từ 1990 trở đi: hệ thống Ngân hàng hai cấp nhưng chức năng được phân định rõ ràng hơn. Trong đó:
- Ngân hàng Nhà nước: làm chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng, là Ngân hàng phát tiển tiền, Ngân hàng của các tổ chức tín dụng và làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
Các tổ chức tín dụng có: Ngân hàng chuyên doanh, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính.
* Trong đó Ngân hàng hàng chuyên doanh có:
+ Ngân hàng thương mại với các hình thức sở hữu: quốc doanh, cổ phần, liên doanh, ngân hàng nước ngoài;
+ Ngân hàng phát triển;
+ Ngân hàng đầu tư;
+ Ngân hàng chính sách.
2. Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Ngân hàng Thương mại Cổ phần là Ngân hàng Thương mại được hình thành dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó một cá nhân hay một tổ chức không được sở hữu cổ phần của Ngân hàng quá tỷ lệ Nhà nước quy định.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần có những chức năng của một Ngân hàng Thương mại là: trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và nguồn tạo tiền.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần là một trong những thể chế tài chính có ý nghĩa quan trọng trong quá trình CNH - HĐH đất nước. Vai trò của nó thể hiện đậm nét ở: lưu chuyển vốn, tập trung vốn, cung cấp vốn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Tuy nhiên Ngân hàng Thương mại Cổ phần là tổ chức kinh doanh mà mục tiêu chính vẫn là lợi nhuận. Nó hoạt động theo ba nghiệp vụ chính: huy động vốn, cho vay và thanh toán.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần hiện nay có: Ngân hàng Thương mại Cổ phần đô thị và Ngân hàng Thương mại Cổ phần nông thôn.
Nội dung hoạt động cảu các Ngân hàng như sau:
a. Huy động vốn: dưới các hình thức sau:
- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác;
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổ chức tín dụng nước ngoài;
- Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn;
- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
b. Hoạt động tín dụng:
Cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác bảo lãnh, cho thuê tài chiníh và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
c. Các hình thức vay:
Ngân hàng Thương mại Cổ phần cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức sau:
Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.
d. Xét duyệt cho vay, kiểm tra và xử lý:
- Ngân hàng được quyền yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh phương án kinh doanh khả thi, khả năng tài chính của mình và của người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay; có quyền chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng.
- Ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng vay, tìa sản của người bảo lãnh trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh để thu hồi nợ theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng và người bảo lãnh không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định của Pháp luật.
- Ngân hàng được miễn, giảm lãi suất cho vay, phí ngân hàng, quá hạn nợ, mua bán nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
e. Bảo lãnh:
- Ngân hàng bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh Ngân hàng khác cho các tổ chức tín dụng, cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế được thực hiện bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh Ngân hàng khác mà người nhận bảo lãnh là tổ chức cá nhân nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
f. Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác:
- Ngân hàng được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định pháp luật hiện hành. Người chủ sở hữu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác phải chuyển giao ngay mọi quyền, lợi ích hợp pháp phát sinh từ các giấy tờ đó cho Ngân hàng.
- Ngân hàng được tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác theo quy định pháp luật hiện hành.
- Ngân hàng có thể được Ngân hàng Nhà nước tái chiết khấu và cho vay trên cơ sở cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã được chiết khấu theo quy định của Pháp luật hiện hành.
g. Công ty cho thuê tài chính:
Ngân hàng phải thành lập công ty cho thuê tài chính khi hoạt động cho thuê tài chính.
h. Tài khoản tiền gửi của Ngân hàng:
- Ngân hàng mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch, chi nhánh ở tỉnh, thành phố) nơi Ngân hàng đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Chi nhánh của Ngân hàng mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành p...