Download miễn phí Chuyên đề Vai trò của cha mẹ trong việc hướng nghiệp cho con ở các gia đình đô thị hiện nay
MỤC LỤC
Phần I: Mở đầu 4
1. Tính cấp thiết của đề tài 4
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6
2.1. Ý nghĩa khoa học 6
2.2. Ý nghĩa thực tiễn 6
3. Mục tiêu nghiên cứu 7
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mẫu khảo sát 7
4.1. Đối tượng nghiên cứu 7
4.2. Phạm vi nghiên cứu 7
4.3. Mẫu khảo sát 8
5. Phương pháp nghiên cứu: 9
5.1. Phương pháp luận 9
5.2. Phương pháp cụ thể 11
6. Giả thuyết - khung lý thuyết 11
6.1. Giả thuyết 11
6.2. Khung lý thuyết 12
Phần II: Nội dung chính 14
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 14
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 14
1.2. Hệ thống khái niệm cơ sở 16
1.2.1. Khái niệm vai trò 16
1.2.2. Khái niệm gia đình 16
1.2.3. Khái niệm định hướng 17
1.2.4. Khái niệm giá trị 17
1.2.5. Khái niệm định hướng giá trị 17
1.2.6. Khái niệm nghề nghiệp 17
1.2.7. Khái niệm bậc học 18
Chương 2: Kết quả nghiên cứu, những kết luận và khuyến nghị 19
2.1. Kết quả nghiên cứu 19
2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu 19
2.1.2. Vai trò của cha mẹ trong việc định hướng bậc học cho con ở các gia đình đô thị hiện nay. 21
2.1.3. Vai trò của cha mẹ trong việc hướng nghiệp cho con 34
2.2. Những kết luận và khuyến nghị 44
2.2.1. Kết luận 44
2.2.2. Khuyến nghị 46
Tài liệu tham khảo 48
Phụ lục 49
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2016-03-13-chuyen_de_vai_tro_cua_cha_me_trong_viec_huong_nghiep_cho_con_wTsIjbItBd.png /tai-lieu/chuyen-de-vai-tro-cua-cha-me-trong-viec-huong-nghiep-cho-con-o-cac-gia-dinh-do-thi-hien-nay-92235/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
2.1.2. Vai trò của cha mẹ trong việc định hướng bậc học cho con trong các gia đình đô thị hiện nay :
Mỗi chúng ta khi sinh ra ai cũng có một mái ấm gia đình, có một người cha, một người mẹ, những người nuôi dưỡng chăm sóc ta bữa ăn giấc ngủ. Khi ta lớn lên đến tuổi cắp sách tới trường thì vấn đề học tập của con cái là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Bất cứ bậc làm cha, làm mẹ nào cũng muốn tương lai con em mình tốt đẹp... Ngoài việc rèn luyện, tu dưỡng về đạo đức, nhân cách thì học tập là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình hoàn thiện của mỗi cá nhân. Chỉ có học tập tốt mới có được một vị trí, một chỗ đứng trong xã hội vững vàng. Từ đó mới có thể thăng tiến được trong xã hội và có những công việc phù hợp với khả năng của mình, phát huy được năng lực và góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Và để học tập tốt thì sự quan tâm giúp đỡ của cha mẹ là một điều hết sức quan trọng.
Thời đại ngày nay là thời đại của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy xã hội đang đòi hỏi có những nhà khoa học, nhà kỹ thuật, những chuyên gia có tài năng, những chính trị gia linh hoạt, những nhà kinh doanh, nhà quản lý giỏi và đội ngũ lao động có tay nghề cao. Một xã hội văn minh, hiện đại thì tương ứng với nó con người phải có trình độ học vấn tiếp thu từ gia đình, nhà trường và xã hội. Để thực hiện được mục tiêu cụ thể của xã hội xã hội chủ nghĩa là: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh" thì chúng ta cần nhận thức rõ vai trò quan trọng của tri thức khoa học. Khi khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu thì trí tuệ là nguồn sức mạnh chiếm lĩnh vực những vị trí quyết định trong quá trình sản xuất, quá trình kinh doanh và quản lý xã hội. Phải có trình độ tri thức thì mới có thể áp dụng được khoa học và công nghệ hiện đại vào trong sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Chính vì vậy mà học vấn có vai trò quan trọng và đó là con đường ngắn nhất để dẫn đến sự thành công.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tế xã hội ở trên mà việc định hướng bậc học cho con của các bậc cho mẹ cũng có sự khác nhau tùy thuộc vào nhận thức, quan điểm của từng người cũng như điều kiện sống của mỗi gia đình. Điều này được thể hiện ở các vấn đề sau:
Qua nghiên cứu tại địa bàn Hà Nội cho thấy người dân Hà Nội đang quay trở lại với việc đề cao giá trị học vấn thay vì đề cao quan niệm "học cao không bằng đi buôn". Sự thay đổi nhận thức này xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi thực tế của một xã hội phát triển là cần có một đội ngũ lao động có kiến thức, có trình độ và tay nghề cao. Và người dân ý thức được rằng khả năng kiến tạo công ăn việc làm của con em họ phụ thuộc phần nhiều vào việc đầu tư, chăm sóc và giáo dục học hành cho con cái. Tương lai của con cái phụ thuộc rất nhiều vào sự quyết định của cha mẹ. Kết quả học tập hay việc lựa chọn ngành học của họ có tốt và phù hợp hay không là còn do những ảnh hưởng nhất định từ phía cha mẹ. Từ những nhận thức khác nhau về học vấn mà các bậc phụ huynh có những quan niệm khác nhau.
Bảng 1 : Quan niệm về học vấn của cha mẹ (%)
Quan niệm của cha mẹ
Tần số (người)
Tần suất (%)
Rất quan trọng
42
35
Quan trọng
45
37,5
Bình thường
27
22,5
Không quan trọng
6
5
Tổng
120
100
Qua bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ số người trả lời vấn đề học tập của con cái là rất quan trọng, quan trọng chiếm rất cao. Điều đó chứng tỏ các bậc phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập. Chỉ có con đường học hành mới giúp con cái họ có một nghề nghiệp ổn định, một chỗ đứng vững vàng trong xã hội. Quan niệm ở đây còn được hiểu là đơn vị đo của nhận thức, là sự chuẩn bị những hành vi thực tiễn. Vì vậy mà quan niệm của các bậc phụ huynh về vấn thể hiện qua chính những dự định mong muốn cho con cái của mình học đến bậc nào.
Hầu hết, cha mẹ ở thành phố sẵn sàng đầu tư cho con học hết khả năng của mình, mong muốn con học giỏi, thi đỗ vào các trường chất lượng cao, có uy tín... nên đã cố gắng đầu tư về vật chất một cách tốt nhất để con có điều kiện học hành, có được tri thức hiểu biết. Khi được hỏi: Ông (bà) đã đầu tư những phương tiện học tập nào cho con? Ông N. phường Tràng Tiền đã trả lời: "...Gia đình tui đã tạo điều kiện tốt nhất ở mức có thể cho việc học tập của nó. Chúng tui đầu tư cho việc học tập của con ngay từ những ngày đầu mới vào cấp III, tìm lớp tìm thày giỏi để gửi con vào học, thậm chí mời thày về nhà dạy riêng. Gia đình có máy vi tính và thường xuyên mua sách nâng cao, sách tham khảo chỉ mong cho con có kết quả học tập tốt..." [Phỏng vấn sâu số 1]. Bên cạnh đó cũng có những gia đình khó khăn, việc đầu tư cho con cái học tập chiếm một phần rất lớn trong tổng chi tiêu của gia đình. "... Chi phí cho học tập của con cái chiếm gần một nửa so với tổng chi tiêu trong gia đình. Tuy vậy tui cũng cố gắng chắt bóp, nhịn ăn, nhịn mặc một chút để nó học hành đến nơi đến chốn" [Phỏng vấn sâu số 2]. Đó là sự hy sinh lớn lao đáng được trân trọng của các bậc cha mẹ khi đã tạo mọi điều kiện cho con em mình học tập.
Song dường như vẫn tồn tại một nghịch lý thể hiện ở thái độ đầu tư của cha mẹ cho việc học tập của con cái. Có một số ít những gia đình khá giả thì trường học không thực sự trở thành nơi thu hút sự đầu tư của cha mẹ. Với vị trí thuận lợi là có nhà mặt đường để mở cửa hàng buôn bán, những gia đình này thay vì khuyến khích cho con cái học lên cao họ lại có những tính toán thực dụng hơn, ngầm "ủng hộ" con cái bỏ học để đi làm kiếm tiền. "... Thằng út nhà tui năm nay hết cấp III mà chẳng thấy nó học hành gì, suốt ngày ở ngoài đường thôi. Xét cho cùng học hành cũng chỉ là để sau này kiếm tiền nuôi thân chứ làm gì. Nhà tui 3 đời sống bằng nghề buôn bán kinh doanh này rồi, được cái nhà ở mặt đường nên làm ăn cũng thuận lợi. tui tính để nó tốt nghiệp xong rồi phụ giúp gia đình trông coi cửa hàng. Có khi ở nhà tu chí làm ăn thì lại ngoan chứ đến trường, bạn bè lôi kéo đâm ra hư hỏng..." [Phỏng vấn sâu số 5]. Trong khi đó không ít những gia đình khó khăn lại cố gắng cho con ăn học. Tâm lý và nguyện vọng chung của họ là muốn con mình có tương lai tốt đẹp bằng con đường học hành.
Cùng với việc đầu tư về vật chất, một yếu tố nữa không kém phần quan trọng là thời gian mà các bậc phụ huynh dành để quan tâm đến việc học hành của con. Mức độ quan tâm của các bậc cha mẹ ở phường Tràng Tiền với việc học tập của con cái được thể hiện qua bảng 2.
Bảng 2 : Mức độ quan tâm của cha mẹ đối với việc học tập của con (%)
Mức độ quan tâm
Tần số (người)
Tần suất (%)
Thường xuyên
65
54,2
Thỉnh thoảng
43
35,8
Không bao giờ
12
10
Tổng
120
100
Theo số liệu ở bảng trên ta nhận thấy trong giai đoạn kinh tế thị trường ngày nay tuy các gia đình đầu tư nhiều thời gian vào việc lo làm giàu, lo đáp ứng nhu cầu vật chất nhưng số đông các bậc cha mẹ vẫn dành thời gian để quan tâm đến việc học hành của con. Mặc dù đối với học sinh phổ thông trung học thì sự quan tâm của cha mẹ đến vấn đề học tập của con cái chỉ ở mức độ nhắc nhở, đôn đốc con học hành chứ không kèm cặp, chỉ bảo cụ thể như đối với học sinh cấp dưới. Sự quan tâm ấy ở mức độ thường xuyên chiếm tỷ lệ cao nhất (54,2%), mức độ thỉnh thoảng chiếm tỷ lệ thấp hơn (35,8%), và không bao giờ quan tâm tới việc học của con chiếm tỷ lệ rất ít (10%). Sự quan tâm của các bậc cha mẹ ở mức độ "thỉnh thoảng" cũng khá cao vì ở bậc PTTH họ coi con cái mình đã trưởng thành, muốn để con được tự chủ, tự giác trong học tập. Tuy chưa phải 100% các bậc cha mẹ đều luôn quan tâm đến việc học hành của con song với mức độ quan tâm thờng xuyên như trên đã cho chúng ta thấy ở một chừng mực nào đó truyền thống coi trọng học vấn của người dân Hà Nội vẫn còn tồn tại mặc dù bên cạnh đó vẫn có những tư tưởng sai lệch về vấn đề này. Con cái là niềm tự hào của cha mẹ, việc đầu tư cho con về mặt vật chất ở mỗi gia đình là khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế nhưng sự quan tâm mà bất kỳ bậc làm cha làm mẹ nào cũng có thể đó là việc dành thời gian để quan tâm tới việc học tập của con.
Bên cạnh đó 35,8% chỉ thỉnh thoảng mới chú ý tới việc học hành của con và số rất ít không bao giờ quan tâm đến việc học hành của con cái. Liệu có phải sự quan tâm của các bậc phụ huynh này chỉ ở nghĩa vụ bắt buộc, phải chăng họ không e sợ cho tương lai của con em họ? Khi tìm hiểu vấn đề này được biết: "Con trai tui học đến cấp III rồi nên giờ giấc học tập của nó để nó tự giác là chính... Không phải tui không quan tâm đến việc giáo dục con cái nhưng công việc bán hàng bận rộn từ sáng sớm đến tối, nhà lại chỉ có hai mẹ con nên không thể bảo ban, đôn đốc việc học cho nó được..." [Phỏng vấn sâu số ...