Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Luật Kinh tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu những vấn đề khái quát chung về công đoàn và vai trò của tổ chức công đoàn. Nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề lý luận và thực tiễn việc thực hiện vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Đánh giá những ưu điểm, nhược điểm trong việc thực hiện vai trò bảo vệ quyền lợi người lao động của công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Công đoàn Việt nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân, người
lao động tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam. Là tổ chức
của người lao động, nên tổ chức và hoạt động của công đoàn gắn liền với chủ thể là
người lao động trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phù hợp với nền chính trị,
kinh tế, xã hội của đất nước.
Luật công đoàn ban hành tháng 6 năm 1990 là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ
chức công đoàn thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình sát hợp với quyền và lợi ích
hợp pháp của người lao động trong thời kỳ đầu đất nước chuyển từ cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. So với 20
năm trước, tổ chức công đoàn và hoạt động công đoàn đang đứng trước những thách
thức lớn. Nền kinh tế đa dạng hơn về hình thức sở hữu, quan hệ lao động việc làm ngày
càng trở lên phức tạp. Khác với các doanh nghiệp nhà nước, nơi được cho rằng không
có sự tách biệt về lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động do các doanh
nghiệp đó thuộc sở hữu toàn dân, sự phân kỳ về lợi ích giữa người lao động và người
sử dụng lao động trong khu vực ngoài quốc doanh nói chung và trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng ngày càng thể hiện rõ nét.
Theo thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bình Dương thì 6 tháng
đầu năm nay đã có 150 vụ tranh chấp lao động tập thể và đình công tại 142 doanh
nghiệp với gần 80 ngàn công nhân tham gia, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2010.
Nhiều vụ diễn ra với quy mô lớn, thời gian kéo dài nhiều ngày khiến sản xuất đình trệ
nghiêm trọng. Đáng chú ý là vụ đình công của trên 6.000 công nhân Công ty Trách
nhiệm hữu hạn Chí Hùng (vốn Đài Loan) ở huyện Tân Uyên (chuyên sản xuất giày da)
kéo dài suốt trong 8 ngày liền gây thiệt hại nặng nề đến sản xuất kinh doanh.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, theo thống kê từ đầu năm đến nay đã có 132 vụ
tranh chấp lao động, đình công tập thể với số lượng công nhân tham gia trên 72 ngàn
người (tăng trên 120% so với cả năm 2010). Đặc biệt, mới đây nhất, tại Công Trách
nhiệm hữu hạn Pouyuen ở quận Bình Tân (chuyên sản xuất giày da) có tới 12 ngàn
công nhân tham gia đình công, kéo dài trong 8 ngày (từ 21/6 đến 29/6) khiến công ty
này phải cho toàn bộ 92 ngàn công nhân của toàn công ty nghỉ việc một tuần nhưng
vẫn trả lương…[30]
Lý do mà công nhân đưa ra để họ tổ chức đình công ở tất cả các doanh nghiệp
đều tập trung vào các vấn đề như phải làm tăng ca, điều kiện làm việc không bảo đảm,
lương, thưởng quá thấp không đủ sống, thực hiện một số nội quy, quy định quá khắt
khe không những không khuyến khích người lao động mà còn có tác động ngược trở
lại.
Việc giải quyết nhanh chóng các tranh chấp lao động nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động sẽ có những tác động tích cực đến thị
trường lao động cũng như nền kinh tế xã hội. Khi xảy ra mâu thuẫn, xung đột trong
mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, vai trò của công đoàn là
hết sức quan trọng. Sự tham gia của công đoàn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của
người lao động đã được quy định trong các văn bản pháp luật của nhà nước như: Hiến
pháp, Bộ luật lao động, Luật công đoàn và các văn bản hướng hẫn thi hành. Tuy nhiên,
trên thực tế trong những năm qua vai trò của công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài rất mờ nhạt, công đoàn còn lúng túng, thụ động khi tranh chấp lao
động xảy ra. Vì vậy, làm thế nào để nâng cao hiệu quả, vai trò của công đoàn trong
việc bảo vệ quyền lợi người lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa
đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Với những lý do đó, Tác giả chọn đề tài:
“Vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động tại doanh
nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ở Việt nam” làm luận văn thạc sỹ luật học của
mình, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả của tổ chức công đoàn trong việc
bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở
Việt nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động là một trong
những chức năng nguyên thủy nhất của tổ chức công đoàn. Tuy nhiên, trong thời gian
vừa qua, đã liên tiếp xảy ra các vụ đình công của công nhân lao động trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong các khu công nghiệp trên phạm vi cả nước.
Điều này có một phần nguyên nhân từ sự yếu kém trong hoạt động của tổ chức công
đoàn. Đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu về vai trò của công đoàn trong các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như: Dương Văn Sao (2003), Nâng cao hiệu
quả hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
Nguyễn Thị Phương Thúy (2008), Những vấn đề pháp lý về việc tham gia của công
đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động và đình công – Luận văn thạc sỹ luật học;
Đinh Thị Bình (2000), Công đoàn với chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người lao động trong cơ chế thị trường ở Việt nam, khóa luận tốt nghiệp; Viện nghiên
cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh (2008), Tổ chức công đoàn trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Nguyễn Xuân Thu (2008)Cơ chế ba bên trong việc
giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học; và một số bài báo
đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý… Các công trình, bài viết trên mới chỉ đi sâu
nghiên cứu vai trò của công đoàn trong các doanh nghiệp nói chung, hay chỉ nghiên
cứu vai trò của công đoàn trong phạm vi hẹp hơn (giải quyết tranh chấp lao động và
đình công) hay chỉ tập trung vào việc tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
của công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà không đề câp đến
thực trạng hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
cũng như góc độ pháp lý của vấn đề, đồng thời thiếu sự so sánh đối chiếu với các quy
định của pháp luật nước ngoài. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách sâu sắc, hệ
thống và đầy đủ về vấn đề: “Vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Luận văn ThS. Luật Kinh tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu những vấn đề khái quát chung về công đoàn và vai trò của tổ chức công đoàn. Nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề lý luận và thực tiễn việc thực hiện vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Đánh giá những ưu điểm, nhược điểm trong việc thực hiện vai trò bảo vệ quyền lợi người lao động của công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Công đoàn Việt nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân, người
lao động tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam. Là tổ chức
của người lao động, nên tổ chức và hoạt động của công đoàn gắn liền với chủ thể là
người lao động trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phù hợp với nền chính trị,
kinh tế, xã hội của đất nước.
Luật công đoàn ban hành tháng 6 năm 1990 là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ
chức công đoàn thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình sát hợp với quyền và lợi ích
hợp pháp của người lao động trong thời kỳ đầu đất nước chuyển từ cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. So với 20
năm trước, tổ chức công đoàn và hoạt động công đoàn đang đứng trước những thách
thức lớn. Nền kinh tế đa dạng hơn về hình thức sở hữu, quan hệ lao động việc làm ngày
càng trở lên phức tạp. Khác với các doanh nghiệp nhà nước, nơi được cho rằng không
có sự tách biệt về lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động do các doanh
nghiệp đó thuộc sở hữu toàn dân, sự phân kỳ về lợi ích giữa người lao động và người
sử dụng lao động trong khu vực ngoài quốc doanh nói chung và trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng ngày càng thể hiện rõ nét.
Theo thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bình Dương thì 6 tháng
đầu năm nay đã có 150 vụ tranh chấp lao động tập thể và đình công tại 142 doanh
nghiệp với gần 80 ngàn công nhân tham gia, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2010.
Nhiều vụ diễn ra với quy mô lớn, thời gian kéo dài nhiều ngày khiến sản xuất đình trệ
nghiêm trọng. Đáng chú ý là vụ đình công của trên 6.000 công nhân Công ty Trách
nhiệm hữu hạn Chí Hùng (vốn Đài Loan) ở huyện Tân Uyên (chuyên sản xuất giày da)
kéo dài suốt trong 8 ngày liền gây thiệt hại nặng nề đến sản xuất kinh doanh.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, theo thống kê từ đầu năm đến nay đã có 132 vụ
tranh chấp lao động, đình công tập thể với số lượng công nhân tham gia trên 72 ngàn
người (tăng trên 120% so với cả năm 2010). Đặc biệt, mới đây nhất, tại Công Trách
nhiệm hữu hạn Pouyuen ở quận Bình Tân (chuyên sản xuất giày da) có tới 12 ngàn
công nhân tham gia đình công, kéo dài trong 8 ngày (từ 21/6 đến 29/6) khiến công ty
này phải cho toàn bộ 92 ngàn công nhân của toàn công ty nghỉ việc một tuần nhưng
vẫn trả lương…[30]
Lý do mà công nhân đưa ra để họ tổ chức đình công ở tất cả các doanh nghiệp
đều tập trung vào các vấn đề như phải làm tăng ca, điều kiện làm việc không bảo đảm,
lương, thưởng quá thấp không đủ sống, thực hiện một số nội quy, quy định quá khắt
khe không những không khuyến khích người lao động mà còn có tác động ngược trở
lại.
Việc giải quyết nhanh chóng các tranh chấp lao động nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động sẽ có những tác động tích cực đến thị
trường lao động cũng như nền kinh tế xã hội. Khi xảy ra mâu thuẫn, xung đột trong
mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, vai trò của công đoàn là
hết sức quan trọng. Sự tham gia của công đoàn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của
người lao động đã được quy định trong các văn bản pháp luật của nhà nước như: Hiến
pháp, Bộ luật lao động, Luật công đoàn và các văn bản hướng hẫn thi hành. Tuy nhiên,
trên thực tế trong những năm qua vai trò của công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài rất mờ nhạt, công đoàn còn lúng túng, thụ động khi tranh chấp lao
động xảy ra. Vì vậy, làm thế nào để nâng cao hiệu quả, vai trò của công đoàn trong
việc bảo vệ quyền lợi người lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa
đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Với những lý do đó, Tác giả chọn đề tài:
“Vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động tại doanh
nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ở Việt nam” làm luận văn thạc sỹ luật học của
mình, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả của tổ chức công đoàn trong việc
bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở
Việt nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động là một trong
những chức năng nguyên thủy nhất của tổ chức công đoàn. Tuy nhiên, trong thời gian
vừa qua, đã liên tiếp xảy ra các vụ đình công của công nhân lao động trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong các khu công nghiệp trên phạm vi cả nước.
Điều này có một phần nguyên nhân từ sự yếu kém trong hoạt động của tổ chức công
đoàn. Đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu về vai trò của công đoàn trong các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như: Dương Văn Sao (2003), Nâng cao hiệu
quả hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
Nguyễn Thị Phương Thúy (2008), Những vấn đề pháp lý về việc tham gia của công
đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động và đình công – Luận văn thạc sỹ luật học;
Đinh Thị Bình (2000), Công đoàn với chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người lao động trong cơ chế thị trường ở Việt nam, khóa luận tốt nghiệp; Viện nghiên
cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh (2008), Tổ chức công đoàn trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Nguyễn Xuân Thu (2008)Cơ chế ba bên trong việc
giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học; và một số bài báo
đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý… Các công trình, bài viết trên mới chỉ đi sâu
nghiên cứu vai trò của công đoàn trong các doanh nghiệp nói chung, hay chỉ nghiên
cứu vai trò của công đoàn trong phạm vi hẹp hơn (giải quyết tranh chấp lao động và
đình công) hay chỉ tập trung vào việc tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
của công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà không đề câp đến
thực trạng hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
cũng như góc độ pháp lý của vấn đề, đồng thời thiếu sự so sánh đối chiếu với các quy
định của pháp luật nước ngoài. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách sâu sắc, hệ
thống và đầy đủ về vấn đề: “Vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi người
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: mong muốn nâng cao hơn công tác bảo vệ quyền lợi người lao động, Nâng cao vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động, bài tập quan hệ lao động về vai trò của công đoàn trong đình công, vai trò của công đoàn trong bảo vệ quyền lợi và lợi ích của công chứ, viên chức lao động