Download miễn phí Đề tài Vai trò của ISO 9000 đối với sự phát triển của các doanh nghiệp cá nhân Việt Nam
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU.1
PHẦN II : NỘI DUNG 2
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 2
1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG. 2
1.1- Một số quan điểm về chất lượng: 2
1.2- Định nghĩa về chất lượng (Quality). 3
1.3- Tầm quan trọng của chất lượng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. 3
2- MỘT SỐ YÊU CẦU THỰC TIỄN ĐỐI VỚI MỘT HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 4
2.1- Yêu cầu của một hệ thống quản lý kinh tế thống nhất trong doanh nghiệp 4
2.2- Đòi hỏi của quá trình cạnh tranh 5
2.3- Do nhu cầu của người tiêu dùng: 5
2.4- Đòi hỏi về sự cân bằng giữa chất lượng và bảo vệ môi trường 6
2.5-Yêu cầu về tiết kiệm 6
CHƯƠNG II: GIƠÍ THIỆU BỘ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG TCVN ISO 9000 7
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 9000 7
1.1- Quá trình hình thành và phát triển của Bộ tiêu chuẩn ISO 9000. 7
1.2- ý nghĩa của việc ra đời Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 7
2.1- Nhóm các tiêu chuẩn nhằm đảm bảo chất lượng 8
2-NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG TCVN ISO 9000 8
2.1- Lợi ích bên trong 8
2.2- Lợi ích đối với bên ngoài 9
3- NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA TCVN ISO 9000 9
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁPTRONG VIỆC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM THEO BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9000 TRONG CÁC DNCN VIỆT NAM 12
1- THỰC TRẠNG CHUNG: 12
2- MỘT SỐ GIẢI PHÁP 14
PHẦN III : KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-20-de_tai_vai_tro_cua_iso_9000_doi_voi_su_phat_trien_cua_cac_do.Ih81ldP1CT.swf /tai-lieu/de-tai-vai-tro-cua-iso-9000-doi-voi-su-phat-trien-cua-cac-doanh-nghiep-ca-nhan-viet-nam-82134/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Bằng nhận thức và tham khảo tìm đọc các tài liệu, em viết bài: “Vai trò của ISO 9000 đối với sự phát triển của các DNCN Việt Nam “ nhằm góp phần nhỏ của mình vào xu thế chung của đất nước, và bằng kiến thức của mình để nêu rõ được các vấn đề cần đề cập đến trong bài viết này.
Do kiến thức còn hạn hẹp nên bài viết còn nhiều thiếu sót, mong thầy đọc và góp ý kiến cho bài viết của em được hoàn thiện hơn . Em xin chân thành Thank sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của thầy cô.
phần II : Nội Dung
CHƯƠNG I : Tổng quan về chất lượng Và hệ thống quản lý chất lượng
1. Tổng quan về chất lượng.
1.1- Một số quan điểm về chất lượng:
1.1.1- Quan điểm về chất lượng của chuyên gia W.Edward.Deming (Mỹ):
Theo ông : “Chất lượng là một mức độ dự báo được về độ đồng đều và độ tin cậy với chi phí thấp và phù hợp với thị trường”.
Và ông đã nhìn nhận về chất lượng như sau:
Chất lượng và hiệu suất tăng thì độ biến động giảm. Sử dụng kiểm soát bằng thống kê sẽ mang lại được khả năng kiểm soát các biến động và khả năng dự báo về giới hạn của các biến động đó.
Chất lượng đạt được cần thiết phải có sự tham gia của toàn thể nhân viên-Nhưng lãnh đạo chịu trách nhiệm 90% các vấn đề về chất lượng. Deming đã đề ra 14 điểm cần thiết cho lãnh đạo để nâng cao chất lượng.
1.1.2- Quan điểm về chất lượng của chuyên gia Kaoru Ishikawa(Nhật):
Chất lượng là sự thoả mãn nhu cầu với chi phí thấp nhất:
Trách nhiệm về chất lượng phụ thuộc 80-85% vào ban lãnh đạo.
Chất lượng phải dựa trên căn bản là Đào tạo-Huấn luyện-Giáo dục thường xuyên.
Tóm lại, qua các quan điểm nghiên cứu ở trên, ta thấy chất lượng có vai trò quan trọng, nó là vấn đề mà mọi nhà kinh doanh phải nghiên cứu tìm hiểu, để từ đó có giải pháp tối ưu phù hợp với hệ thống môi trường mà mình đang tồn tại và quản lý.
1.2- Định nghĩa về chất lượng (Quality).
Theo tiêu chuẩn TCVN ISO 8402 thì : “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể, đối tượng, tạo cho thực thể, đối tượng đó có khảng năng thoả mãn nhu cầu đã nêu ra hay tiềm ẩn ”.
Từ những quan niệm trên có thể thấy rằng “Chất lượng” không chỉ là việc thoả mãn một quy cách kỹ thuật hay một yêu cầu cụ thể nào đó, mà có nghĩa rộng hơn rất nhiều- đó là sự thoả mãn những mong muốn của khách hàng.
1.3- Tầm quan trọng của chất lượng đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Những năm gần đây ở Việt Nam, trong bước đầu tiếp cận với nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, chúng ta ngày càng nhận rõ tầm quan trọng của những vấn đề liên quan đến chất lượng. Nhất là sau khi chúng ta trở thành thành viên chính thức của ASEAN.Gia nhập ASEAN chúng ta phải chấp nhận luật chơi của kinh tế thị trường AFTA và CEPT, từng bước đến năm 2003 chỉ được đánh thuế 0% đến 5%đối với các mặt hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN. Điều này có thể nói là một thách thức lớn đối với mặt hàng Việt nam, bởi lẽ khi đó hàng hoá các nước ASEAN sẽ dễ dàng xâm nhập thị trường Việt nam, hàng hoá Việt nam sẽ phải cạnh tranh rất mạnh mẽ ngay trên thị trường trong nước với một mặt bằng giá và chất lượng như hiện nay, liệu các sản phẩm Việt nam có đủ sức cạnh tranh và vươn ra thị trường quốc tế hay không?
Nhưng ngược lại, mở cửa thị trường với ASEAN chúng ta có thêm sức mua của 400 triệu dân, chúng ta có điều kiện để học hỏi, trao đổi hợp tác kinh tế, văn hoá thể thao, công nghệ, thu hút đầu tư trong nhiều lĩnh vực, từ đó mở ra một chương trình mới để Việt nam có thể nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế thế giơí. Điều đó sẽ là động lực thúc đẩy Việt nam phải cố gắng và nỗ lực hơn nữa để rút ngắn khoảng cách kinh tế, bằng nhịp độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bằng sự học hỏi kinh nghiệm quản lý, thành thạo, thích nghi và đáp ứng tốt nhất các tín hiệu của thị trường.
Chất lượng đã trở thành Quốc sách của chúng ta trên con đường phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Chất lượng là yếu tố quan trọng, song để có thể làm chủ được nó lại là một vấn đề không đơn giản, mà đòi hỏi một cách nhìn nhận, một sự quan tâm mới, không phải chỉ của những người “làm chất lượng”, của các cơ quan quản lý, các công ty mà còn là một vấn đề liên quan tới tất cả mọi người trong xã hội.
Tuy nhiên, trách nhiệm đó trước hết thuộc về các nhà sản xuất, các nhà quản lý. Do đó, để xây dựng được một mô hình quản lý chất lượng hữu hiệu, các nhà quản trị cần biết những yêu cầu của thị trường ngày nay đối với công tác quản lý chất lượng.
2- Một số yêu cầu thực tiễn đối với một hệ thống quản lý chất lượng
Để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải xây dựng được một hệ thống chất lượng phù hợp. Đây là một nhu cầu tất yếu và xuất phát từ một số yêu cầu thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:
2.1- Yêu cầu của một hệ thống quản lý kinh tế thống nhất trong doanh nghiệp
Quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô cũng như vi mô thực chất là một quá trình quản lý về mặt lượng, mặt chất và con người nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là: Khai thác mọi tiềm năng, sử dụng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm nhất các nguồn lực để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, dịch vụ thoả mãn tối đa nhu cầu của xã hội với chi phí thấp nhất.
Quản lý chất lượng là quản lý mặt chất của hệ thống, nó liên quan đến mọi bộ phận, mọi người và mọi công việc trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Vì vậy, để đạt được mức chất lượng cao nhưng ít tốn kém nhất, cần quản lý chặt chẽ và kiểm soát được mọi yếu tố của quy trình. Đó chính là mục tiêu lớn nhất của công tác Quản lý chất lượng trong doanh nghiệp ở bất kể quy mô nào.
2.2- Đòi hỏi của quá trình cạnh tranh
Khi đánh giá khả năng cạnh tranh của một sản phẩm, một doanh nghiệp, người ta thường xem xét đến 3 tiêu chuẩn hàng đầu là: chất lượng sản phẩm, gía cả và những điều kiện giao hàng (Quality,Price,Delivery) đối với sản phẩm đó.
Chính vì vậy, việc liên tục hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ và không ngừng cải tiến hoàn thiện chất lượng đã trở thành mục tiêu quan trọng trong các hoạt động của nhiều công ty trên thế giới. Tuy nhiên, đây không phải là một vấn đề đơn giản, mà là kết quả tổng hợp của toàn bộ các nỗ lực trong suốt quá trình hoạt động của đơn vị, nó phụ thuộc vào tất cả nhân viên và cán bộ quản lý... và đặc biệt trong đó là hiệu quả của một hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ.
Quan tâm đến chất lượng, thiết lập được một hệ thống chất lượ...