Download miễn phí Tiểu luận Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt nam
Nhà nước phải vừa đảm bảo ổn định xã hội vừa không làm triệt tiêu tính tích cực sản xuất kinh doanh của các thành viên trong xã hội. Để thực hiện chức năng này, một mặt Nhà nước phải tạo ra những cơ sở về tổ chức để mọi người có cơ hội ngang nhau và đều được hưởng phần tương xứng với kết qỉa lao động và phần đóng góp của mình. Mặt khác trong điều kiện hoạt động hoàn hảo nhất, lý tưởng nhất của cơ chế thị trường, vẫn phải thấy rằng sự phân hoá, bất bình đẳng sinh ra từ kinh tế thị trường là tất yếu. Một hệ thống thị trường có hiệu quả vẫn có thể xảy ra những bất bình đẳng lớn. Vì vậy chính phủ cần thiết phải thông qua những chính sách để phân phối lại thu nhập lớn hơn người nghèo mà điển hình là giá điện loại hai
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-09-tieu_luan_vai_tro_cua_nha_nuoc_trong_nen_kinh_te_t.RzviwXb6pd.swf /tai-lieu/tieu-luan-vai-tro-cua-nha-nuoc-trong-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xhcn-o-viet-nam-75060/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
*Trường phái cổ điển và tân cổ điển.
Trong trường phái này, điển hình là lý luận của Adam Smith , ông cho rằng hoạt động kinh tế của con người là hoạt động tự do, do “bàn tay vô hình” hay quy luật khách quan chi phối. Nền kinh tế phải được phát triển trên cơ sở tự do kinh tế. Hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hoá được phát triển theo sự điều tiết của bàn tay vô hình. Nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế. Vai trò kinh tế của Nhà nước được thể hiện khi những nhiệm vụ kinh tế vượt quá sức của các doanh nghiệp.
b. Trong giai đoạn CNTB hiện đại
* Học thuyết của J.M.KEYNES
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng. Các học thuyết kinh tế ở các giai đoạn trước không đảm bảo cho nền kinh tế phát triển lành mạnh, thay vào đó là lý thuyết về “Bàn tay hữu hình” của KEYNES. Theo ông, để bảo đảm cho sự cân bằng kinh tế, khắc phục thất nghiệp và khủng hoảng thì không thể dựa vào cơ chế thị trường tự điều tiết mà cần có sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế để tăng cường có hiệu quả, kích thích tiêu dùng và sản xuất, kích thích đầu tư cơ bản để đảm bảo việc làm và tăng thu nhập. Vì vậy ông đề nghị Nhà nước phải có các chính sách như : duy trì cầu đầu tư, đưa tiền tệ vào lưu thông, in thêm tiền giấy, coi trọng hệ thống thuế khoá và công trái Nhà nước.
Như vậy, ta thấy rằng ông đánh giá rất cao vai trò kinh tế của Nhà nước và các chính sách kinh tế của Nhà nước tới nền kinh tế của một quốc gia.
*Chủ nghĩa tự do mới.
Chủ nghĩa tự do mới là lý thuyết tư sản coi nền kinh tế TBCN là hệ thống tự động do quy luật kinh tế khách quan tự điều tiết. Nó áp dụng và kết hợp tất cả các quan điểm cũng như phương pháp luận của trường phái KEYNES và chủ nghĩa tự do cũ để điều tiết hình thái kinh tế TBCN. Tư tưởng của họ là tự do kinh doanh, vai trò của Nhà nước chỉ ở mức độ nhất định.
*Trường phái chính hiện đại.
Những bàn tay vô hình đôi khi cũng đưa nền kinh tế tới những sai lầm. Nó chính là những khuyết tật trong nền kinh tế. Những khuyết tật này có thể do tác động bên ngoài gây nên. Để đối phó với những khuyết tật, các nhà kinh tế hiện đại phối hợp giữa bàn tay vô hình và bàn tay hữu hình của thuế khoá, chi tiêu và luật lệ của chính phủ. Theo quan điểm của trường phái chính hiện đại thì chính phủ trong nền kinh tế thị trường có 4 chức năng sau :
- Thiết lập khuôn khổ pháp luật bao gồm các nguyên tắc quy định về hoạt động kinh doanh, luật pháp về kinh tế.
- Chính phủ sữa chữa những thất bại của thị trường để thị trường hoạt động có hiệu quả.
- Đảm bảo sự công bằng cho xã hội.
- Ôn định kinh tế vĩ mô.
Theo các nhà kinh tế trường phái chính hiện đại vai trò của Nhà nước và các chính sách kinh tế của Nhà nước là rất quan trọng, với tác động của nó có thể làm cho nền kinh tế thị trường phát triển một cách hoàn chỉnh hơn, hạn chế và sửa chữa những khuyết tật của thị trường.
c.Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò kinh tế của Nhà nước.
Theo Mac-Lênin, cơ chế thị trường là cơ chế tốt nhất điều tiết nền kinh tế hàng hoá một cách có hiệu quả, tuy nhiên cơ chế thị trường cũng có một loạt những khuyết tật. Vì vậy, ở tất cả các nước mà nền kinh tế do cơ chế thị trường điều tiết đều có sự can thiệp của Nhà nước để đảm bảo nền kinh tế vận hành theo các quy luật kinh tế khách quan kết hợp với các chính sách kinh tế thích hợp. Bảo đảm thị trường thống nhất, mở rộng các mục tiêu tăng trưởng, hiệu quả, ổn định và cân bằng. Nhà nước dùng luật pháp, kế hoạch định hướng và chính sách kinh tế dẫn dắt thị trường phát triển lành mạnh, dùng chính sách phân phối và điều tiết để đảm bảo phúc lợi cho toàn dân và thực hiện công bằng xã hội.
2. Sự hình thành, phát triển vai trò kinh tế của Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
a. Mô hình kinh tế chỉ huy.
Đặc trưng của nền kinh tế chỉ huy là nền kinh tế bị hiện vật hoá, tư duy hiện vật, chỉ có sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là phổ biến, nền kinh tế khép kín với cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung cao độ. Vai trò người tiêu dùng bị hạ thấp, hệ thống quản lý quan liêu tỏ ra không có khả năng gắn sản xuất với nhu cầu. Kinh tế chỉ huy tuy đã có tác dụng trong điều kiện chiến tranh nhưng khi chuyển sang xây dựng và phát triển kinh tế, chính mô hình đó đã tạo ra nhiều khuyết tật : nền kinh tế không có động lực, không có sức đua tranh, không phát huy được tính chủ động sáng tạo của người lao động, của các chủ thể sản xuất - kinh doanh, sản xuất không gắn với nhu cầu, ý chí chủ quan đã lấn át khách quan và triệt tiêu mọi động lực và sức mạnh nội sinh của bản thân nền kinh tế.
b. Mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Mô hình kinh tế chỉ huy đã kìm hãm sự phát triển kinh tế của đất nước, đi ngược lại với các quy luật kinh tế khách quan. Vì vậy, tất yếu mô hình kinh tế mới xuất hiện với nhiều ưu điểm, đó là mô hình kinh tế thị trường với sự quản lý của Nhà nước. Mô hình này có những đặc trưng cơ bản như: Phát triển kinh tế hàng hoá, mở rộng thị trường, tự do kinh doanh, tự do thương mại, tự định giá cả, đa dạng hoá sở hữu, phân phối do quan hệ cung cầu. Đó là cơ chế hỗn hợp “có sự điều tiết vĩ mô” nhằm khắc phục những khuyết tật của mô hình kinh tế chỉ huy. Mô hình này ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế, xã hội, môi trường... nên nó đòi hỏi có sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế để đảm bảo sự ổn định, công bằng và hiệu quả. Sự can thiệp của Nhà nước một mặt nhằm định hướng thị trường nhằm phục vụ tốt các mục tiêu kinh tế xã hội trong từng thời kỳ, mặt khác nhằm sửa chữa, khắc phục những khuyết tật vốn có của kinh tế thị trường.
II. Đặc điểm kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
1. Đặc điểm chung của nền kinh tế thị trường.
Chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là yêu cầu khách quan nhằm phát triển lực lượng sản xuất xã hội. Quá trình chuyển đỏi nền kinh tế nước ta sang nền kinhtế thị trườngtất yếu phải đòi hỏi nghiên cứu những đặc trưng của mô hình kinh tế hướng tới. Nếu tính đến những đặc trưng chung nhất, vốn có của nền kinh tế, có những đặc điểm mang tính phổ biến sau:
*Một là: Tính tự chủ của cấc chủ thể kinh tế rất cao.
Các chủ thể tự bù đắp những chi phí và tự chịu trách nhiệm đối cới kết quả sản xuất và kinh doanh của mình. Các chủ thể kinh tế được tự do liên kết, liên doanh, tự do tổ chức quá trình sản xuất theo luật định. đây là đặc trưng rất quan trọng của kinh tế thị trường. Đặc trưng này xuất phát từ những điều kiện khách quan của việc tồn tại nền kinh tế hàng hoá, đồng thời cũng là biểu hiện và là yêu cầu nội t