caukia2tek
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Xã hội học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Tìm hiểu các giá trị đạo đức của đạo Thiên Chúa. Nghiên cứu các hoạt động giáo dục tôn giáo của đạo Thiên Chúa đối với trẻ em. Tìm hiểu hoạt động của chức sắc tôn giáo trong việc giáo dục các giá trị đạo đức cho trẻ em theo đạo Thiên Chúa. Phân tích trách nhiệm, bổn phận và hoạt động của cha mẹ trong việc giáo dục trẻ em theo đạo Thiên Chúa. Tìm hiểu tác động của giáo dục đạo đức Thiên Chúa giáo đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ em
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tôn giáo là thiết chế xã hội ra đời sớm nhất trong lịch sử loài người. Nó
thể hiện sự bất lực của con người trước các thế lực tự nhiên, xã hội, sự nhận
thức có giới hạn trước thực tại khách quan. Có nhiều quan điểm khác nhau về
vai trò của tôn giáo. Có quan điểm cho rằng tôn giáo có những mặt tích cực
khi nó đề cao tính nhân văn, hướng thiện, khuyên con người thương yêu giúp
đỡ nhau, tránh điều ác, phi nhân cách, phi đạo đức. Đạo đức tôn giáo có
những điều phù hợp với đạo đức xã hội, và nhiều khi trở thành những giá trị
văn hoá tinh thần của nhân loại. Tuy nhiên, có quan điểm lại cho rằng tôn
giáo chỉ là hạnh phúc hư ảo của nhân dân, là vòng hào quang thần thánh
trong cái biển khổ của nhân dân, là những bông hoa tưởng tượng trên xiềng
xích của con người, là mặt trời ảo tưởng xoay xung quanh con người. Từ đó
người ta cho rằng, tôn giáo thường hạn chế sự phát triển tư duy duy vật, khoa
học, làm cho con người có thái độ nhẫn nhục, khuất phục, không tích cực, chủ
động, sáng tạo trong việc tạo dựng hạnh phúc thật sự nơi trần gian, mà lại hi
vọng hạnh phúc ở cuộc sống sau khi chết. Hơn nữa, trong xã hội có giai cấp,
tôn giáo thường bị giai cấp thống trị lợi dụng để thực hiện ý đồ chính trị, do
vậy, tôn giáo cũng chứa đựng nhiều yếu tố tiêu cực. Mặc dù, có nhiều quan
điểm khác nhau, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu về tôn giáo đều thống
nhất rằng, tôn giáo có vai trò nhất định trong việc giáo dục các giá trị đạo đức
cho con người.
Cũng như các thiết chế xã hội khác, tôn giáo có chức năng điều tiết và
kiểm soát xã hội. Chức năng kiểm soát xã hội của tôn giáo được thể hiện
tương đối rõ nét khi hầu hết các tôn giáo trên thế giới đều giáo dục các tín đồ
sống theo các giá trị của niềm tin, đạo đức, chuẩn mực xã hội. Tôn giáo không
chỉ đơn thuần chuyển tải niềm tin của con người, mà còn có vai trò chuyển
tải, hòa nhập văn hóa và văn minh, góp phần duy trì đạo đức nơi trần thế. Với
tư cách một bộ phận của ý thức hệ, tôn giáo đã đem lại cho cộng đồng xã hội,
cho mỗi khu vực, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc những biểu hiện độc đáo thể hiện
trong cách ứng xử, lối sống, phong tục, tập quán, trong các yếu tố văn hóa vật
chất cũng như tinh thần. Đạo đức tôn giáo hướng con người đến những giá trị
nhân bản, góp phần tích cực vào việc hoàn thiện đạo đức cá nhân, chế ngự các
hành vi phi đạo đức, góp phần làm cho xã hội ngày càng thuần khiết.
Việt Nam hiện nay có 3 tôn giáo lớn – được hiểu là số lượng các tín đồ
đông đảo – Phật Giáo: 45 triệu tín đồ ; Thiên Chúa giáo: trên 6 triệu tín đồ;
Đạo Tin lành: trên 1 triệu tín đồ. Ngoài ra còn một số tôn giáo khác như: Cao
Đài, Hòa Hảo, Hồi giáo... Hầu hết những tôn giáo này đều có hệ thống giáo lý
tương đối chặt chẽ trong việc giáo dục các giá trị đạo đức cho con người. Tuy
nhiên, vai trò của các tôn giáo trong việc giáo dục các giá trị này đến đâu là
một vấn đề rất đáng được quan tâm, nghiên cứu.
Trẻ em là tương lai của đất nước, xã hội hóa giáo dục trẻ em là công
việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều người, nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh
vực nhằm đảm bảo cho hoạt động giáo dục được diễn ra hiệu quả và toàn
diện. Ở nước ta, giáo dục trẻ em được giao chủ yếu cho các trường học, từ cấp
mẫu giáo cho đến các trường phổ thông cơ sở. Hoạt động này ở hầu hết các
trường diễn ra sôi nổi và được đánh giá là có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu chỉ phó
mặc cho Nhà trường trong việc giáo dục trẻ em thì dường như chưa đủ và
lãng phí các nguồn lực xã hội, vì còn nhiều thiết chế xã hội khác có thể tham
gia và làm tốt hoạt động này. Mặt khác, theo đánh giá sơ bộ trên cả nước, các
trường học đang rơi vào tình trạng quá tải về số lượng học sinh, đặc biệt là ở
các thành phố lớn: như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tình trạng này
đặt gánh nặng về chất lượng đào tạo cho các trường học khi phải đảm bảo về
khối lượng kiến thức cũng như có đủ thời gian và nhân lực trong việc chăm lo
giáo dục cho học sinh các giá trị về đạo đức, tinh thần. Thực tế Việt Nam cho
thấy, hầu hết các trường học tập chung chủ yếu vào việc giáo dục các tri thức
khoa học về tự nhiên và xã hội cho học sinh, mà chưa dành sự quan tâm thích
đáng đến việc giáo dục các giá trị về tinh thần, đạo đức cho các em. Trước
tình hình đó, một vấn đề đặt ra, là có nên hay không chia sẻ hoạt động giáo
dục trẻ em cho các thiết chế xã hội khác, và cần thiết phải ghi nhận vai trò
giáo dục trẻ em của các thiết chế giáo dục này như thế nào?
Như đã trình bày ở trên, tôn giáo là thiết chế xã hội có thể đảm nhiệm
rất tốt vai trò giáo dục các giá trị đạo đức cho con người nói chung và cho trẻ
em nói riêng. Thiên Chúa giáo là tôn giáo rất coi trọng việc này. Tôn giáo này
cho rằng: ”cả kho tàng thế giới không quý bằng một con người được giáo dục
tốt” 11, tr.26 - 28, do đó giáo dục các giá trị đạo đức cho trẻ em là bổn phận
vô cùng quan trọng đối với cha mẹ cũng như các chức sắc tôn giáo.
Đề tài “Vai trò của tôn giáo trong việc giáo dục các giá trị đạo đức
cho trẻ em theo đạo Thiên Chúa” (nghiên cứu trường hợp một số giáo xứ
trên địa bàn Hà Nội) được thực hiện với mong muốn có cái nhìn sâu sắc hơn,
chính xác hơn về vai trò của tôn giáo - mà cụ thể ở đây là Thiên chúa giáo –
trong việc giáo dục các giá trị đạo đức cho trẻ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Năm 1990 khi Viện nghiên cứu tôn giáo chính thức ra đời, nhiều nghiên
cứu về tôn giáo được tiến hành trên nhiều quy mô khác nhau, được đánh giá
cao và có giá trị về mặt khoa học và đã được công bố rộng rãi như: Đề tài
KX.04 Luận cứ khoa học cho việc hoàn chỉnh chính sách tôn giáo của Đảng
và Nhà nước”, do GS Đặng Nghiêm Vạn làm chủ nhiệm đề tài. Những vấn đề
tôn giáo hiện nay” (1993) là kết quả của cuộc hội thảo bàn về những vấn đề tôn
giáo: quan điểm, nhận thức, tình hình, đặc điểm, chính sách tôn giáo... Về tôn
giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay” (1998) là kết quả của 3 năm nghiên cứu
của Viện tôn giáo, trong đó làm rõ thêm một số lí thuyết hiện hành và các vấn
đề thực tiễn của đời sống tôn giáo hiện nay. Viện cũng chủ trì cuộc trao đổi về
Một số vấn đề lí luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam” (1997) để làm sáng rõ
một số vấn đề lý luận về tôn giáo đang còn nhiều ý kiến khác nhau trong giới
nghiên cứu. Ngoài những nghiên cứu của Viện tôn giáo, một số công trình
nghiên cứu của cá nhân cũng thể hiện những đóng góp quan trọng.
Luận án “Ảnh hưởng của yếu tố tôn giáo đến mức sinh trong cộng đồng
Thiên Chúa giáo” của Phạm Văn Quyết (Nghiên cứu trường hợp xã Xuân
Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) năm 2001 đã bàn tới sự phụ
thuộc của mức sinh vào yếu tố tôn giáo trong cộng đồng Thiên Chúa giáo.
Hội thảo “Lối sống cộng đồng giáo dân Hà Nội” diễn ra vào tháng 8/1991 tại
Hà Nội đã đề cập cụ thể đến vấn đề đạo Thiên Chúa, lối sống của giáo dân
trên địa bàn Hà nội. Kết quả của hội thảo đã cung cấp bức tranh tổng thể về
các hoạt động, các sinh hoạt tôn giáo của người dân theo đạo Thiên Chúa.
Bài viết ”Vai trò của đạo đức tôn giáo trong đời sống xã hội” (Đặng
Thị Lan, 2007) đã ghi nhận những đóng góp nhất định của tôn giáo trong việc
giáo dục các giá trị đạo đức cho con người. Tác giả bài viết cũng chỉ ra những
ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đạo đức tôn giáo và đi đến kết luận rằng:
trong điều kiện hiện nay, việc phân tích vai trò của đạo đức tôn giáo để khẳng
định một cách khách quan, khoa học những đóng góp, đồng thời chỉ ra những
ảnh hưởng tiêu cực của nó trong đời sống xã hội là điều cần thiết. Hy vọng
rằng, những giá trị nhân văn, hướng thiện, những chuẩn mực đạo đức tiến bộ
trong tôn giáo sẽ giúp phần làm phong phú hệ giá trị đạo đức của dân tộc và
hữu ích trong công cuộc xây dựng xã hội mới.
Bài viết này đã ghi nhận vai trò của tôn giáo trong việc giáo dục các giá
trị đạo đức cho con người. Mặt khác, cũng chỉ ra tầm quan trọng của những
nghiên cứu khoa học đối với những giá trị tốt đẹp của đạo đức tôn giáo. Mặc
dù bài viết không mô tả một cách tỉ mỉ các giá trị đạo đức của Thiên chúa
giáo, nhưng cũng cho người đọc thấy được một cách sơ bộ các giá trị đạo đức
tích cực của của tôn giáo này.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Luận văn ThS. Xã hội học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Tìm hiểu các giá trị đạo đức của đạo Thiên Chúa. Nghiên cứu các hoạt động giáo dục tôn giáo của đạo Thiên Chúa đối với trẻ em. Tìm hiểu hoạt động của chức sắc tôn giáo trong việc giáo dục các giá trị đạo đức cho trẻ em theo đạo Thiên Chúa. Phân tích trách nhiệm, bổn phận và hoạt động của cha mẹ trong việc giáo dục trẻ em theo đạo Thiên Chúa. Tìm hiểu tác động của giáo dục đạo đức Thiên Chúa giáo đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ em
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tôn giáo là thiết chế xã hội ra đời sớm nhất trong lịch sử loài người. Nó
thể hiện sự bất lực của con người trước các thế lực tự nhiên, xã hội, sự nhận
thức có giới hạn trước thực tại khách quan. Có nhiều quan điểm khác nhau về
vai trò của tôn giáo. Có quan điểm cho rằng tôn giáo có những mặt tích cực
khi nó đề cao tính nhân văn, hướng thiện, khuyên con người thương yêu giúp
đỡ nhau, tránh điều ác, phi nhân cách, phi đạo đức. Đạo đức tôn giáo có
những điều phù hợp với đạo đức xã hội, và nhiều khi trở thành những giá trị
văn hoá tinh thần của nhân loại. Tuy nhiên, có quan điểm lại cho rằng tôn
giáo chỉ là hạnh phúc hư ảo của nhân dân, là vòng hào quang thần thánh
trong cái biển khổ của nhân dân, là những bông hoa tưởng tượng trên xiềng
xích của con người, là mặt trời ảo tưởng xoay xung quanh con người. Từ đó
người ta cho rằng, tôn giáo thường hạn chế sự phát triển tư duy duy vật, khoa
học, làm cho con người có thái độ nhẫn nhục, khuất phục, không tích cực, chủ
động, sáng tạo trong việc tạo dựng hạnh phúc thật sự nơi trần gian, mà lại hi
vọng hạnh phúc ở cuộc sống sau khi chết. Hơn nữa, trong xã hội có giai cấp,
tôn giáo thường bị giai cấp thống trị lợi dụng để thực hiện ý đồ chính trị, do
vậy, tôn giáo cũng chứa đựng nhiều yếu tố tiêu cực. Mặc dù, có nhiều quan
điểm khác nhau, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu về tôn giáo đều thống
nhất rằng, tôn giáo có vai trò nhất định trong việc giáo dục các giá trị đạo đức
cho con người.
Cũng như các thiết chế xã hội khác, tôn giáo có chức năng điều tiết và
kiểm soát xã hội. Chức năng kiểm soát xã hội của tôn giáo được thể hiện
tương đối rõ nét khi hầu hết các tôn giáo trên thế giới đều giáo dục các tín đồ
sống theo các giá trị của niềm tin, đạo đức, chuẩn mực xã hội. Tôn giáo không
chỉ đơn thuần chuyển tải niềm tin của con người, mà còn có vai trò chuyển
tải, hòa nhập văn hóa và văn minh, góp phần duy trì đạo đức nơi trần thế. Với
tư cách một bộ phận của ý thức hệ, tôn giáo đã đem lại cho cộng đồng xã hội,
cho mỗi khu vực, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc những biểu hiện độc đáo thể hiện
trong cách ứng xử, lối sống, phong tục, tập quán, trong các yếu tố văn hóa vật
chất cũng như tinh thần. Đạo đức tôn giáo hướng con người đến những giá trị
nhân bản, góp phần tích cực vào việc hoàn thiện đạo đức cá nhân, chế ngự các
hành vi phi đạo đức, góp phần làm cho xã hội ngày càng thuần khiết.
Việt Nam hiện nay có 3 tôn giáo lớn – được hiểu là số lượng các tín đồ
đông đảo – Phật Giáo: 45 triệu tín đồ ; Thiên Chúa giáo: trên 6 triệu tín đồ;
Đạo Tin lành: trên 1 triệu tín đồ. Ngoài ra còn một số tôn giáo khác như: Cao
Đài, Hòa Hảo, Hồi giáo... Hầu hết những tôn giáo này đều có hệ thống giáo lý
tương đối chặt chẽ trong việc giáo dục các giá trị đạo đức cho con người. Tuy
nhiên, vai trò của các tôn giáo trong việc giáo dục các giá trị này đến đâu là
một vấn đề rất đáng được quan tâm, nghiên cứu.
Trẻ em là tương lai của đất nước, xã hội hóa giáo dục trẻ em là công
việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều người, nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh
vực nhằm đảm bảo cho hoạt động giáo dục được diễn ra hiệu quả và toàn
diện. Ở nước ta, giáo dục trẻ em được giao chủ yếu cho các trường học, từ cấp
mẫu giáo cho đến các trường phổ thông cơ sở. Hoạt động này ở hầu hết các
trường diễn ra sôi nổi và được đánh giá là có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu chỉ phó
mặc cho Nhà trường trong việc giáo dục trẻ em thì dường như chưa đủ và
lãng phí các nguồn lực xã hội, vì còn nhiều thiết chế xã hội khác có thể tham
gia và làm tốt hoạt động này. Mặt khác, theo đánh giá sơ bộ trên cả nước, các
trường học đang rơi vào tình trạng quá tải về số lượng học sinh, đặc biệt là ở
các thành phố lớn: như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tình trạng này
đặt gánh nặng về chất lượng đào tạo cho các trường học khi phải đảm bảo về
khối lượng kiến thức cũng như có đủ thời gian và nhân lực trong việc chăm lo
giáo dục cho học sinh các giá trị về đạo đức, tinh thần. Thực tế Việt Nam cho
thấy, hầu hết các trường học tập chung chủ yếu vào việc giáo dục các tri thức
khoa học về tự nhiên và xã hội cho học sinh, mà chưa dành sự quan tâm thích
đáng đến việc giáo dục các giá trị về tinh thần, đạo đức cho các em. Trước
tình hình đó, một vấn đề đặt ra, là có nên hay không chia sẻ hoạt động giáo
dục trẻ em cho các thiết chế xã hội khác, và cần thiết phải ghi nhận vai trò
giáo dục trẻ em của các thiết chế giáo dục này như thế nào?
Như đã trình bày ở trên, tôn giáo là thiết chế xã hội có thể đảm nhiệm
rất tốt vai trò giáo dục các giá trị đạo đức cho con người nói chung và cho trẻ
em nói riêng. Thiên Chúa giáo là tôn giáo rất coi trọng việc này. Tôn giáo này
cho rằng: ”cả kho tàng thế giới không quý bằng một con người được giáo dục
tốt” 11, tr.26 - 28, do đó giáo dục các giá trị đạo đức cho trẻ em là bổn phận
vô cùng quan trọng đối với cha mẹ cũng như các chức sắc tôn giáo.
Đề tài “Vai trò của tôn giáo trong việc giáo dục các giá trị đạo đức
cho trẻ em theo đạo Thiên Chúa” (nghiên cứu trường hợp một số giáo xứ
trên địa bàn Hà Nội) được thực hiện với mong muốn có cái nhìn sâu sắc hơn,
chính xác hơn về vai trò của tôn giáo - mà cụ thể ở đây là Thiên chúa giáo –
trong việc giáo dục các giá trị đạo đức cho trẻ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Năm 1990 khi Viện nghiên cứu tôn giáo chính thức ra đời, nhiều nghiên
cứu về tôn giáo được tiến hành trên nhiều quy mô khác nhau, được đánh giá
cao và có giá trị về mặt khoa học và đã được công bố rộng rãi như: Đề tài
KX.04 Luận cứ khoa học cho việc hoàn chỉnh chính sách tôn giáo của Đảng
và Nhà nước”, do GS Đặng Nghiêm Vạn làm chủ nhiệm đề tài. Những vấn đề
tôn giáo hiện nay” (1993) là kết quả của cuộc hội thảo bàn về những vấn đề tôn
giáo: quan điểm, nhận thức, tình hình, đặc điểm, chính sách tôn giáo... Về tôn
giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay” (1998) là kết quả của 3 năm nghiên cứu
của Viện tôn giáo, trong đó làm rõ thêm một số lí thuyết hiện hành và các vấn
đề thực tiễn của đời sống tôn giáo hiện nay. Viện cũng chủ trì cuộc trao đổi về
Một số vấn đề lí luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam” (1997) để làm sáng rõ
một số vấn đề lý luận về tôn giáo đang còn nhiều ý kiến khác nhau trong giới
nghiên cứu. Ngoài những nghiên cứu của Viện tôn giáo, một số công trình
nghiên cứu của cá nhân cũng thể hiện những đóng góp quan trọng.
Luận án “Ảnh hưởng của yếu tố tôn giáo đến mức sinh trong cộng đồng
Thiên Chúa giáo” của Phạm Văn Quyết (Nghiên cứu trường hợp xã Xuân
Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) năm 2001 đã bàn tới sự phụ
thuộc của mức sinh vào yếu tố tôn giáo trong cộng đồng Thiên Chúa giáo.
Hội thảo “Lối sống cộng đồng giáo dân Hà Nội” diễn ra vào tháng 8/1991 tại
Hà Nội đã đề cập cụ thể đến vấn đề đạo Thiên Chúa, lối sống của giáo dân
trên địa bàn Hà nội. Kết quả của hội thảo đã cung cấp bức tranh tổng thể về
các hoạt động, các sinh hoạt tôn giáo của người dân theo đạo Thiên Chúa.
Bài viết ”Vai trò của đạo đức tôn giáo trong đời sống xã hội” (Đặng
Thị Lan, 2007) đã ghi nhận những đóng góp nhất định của tôn giáo trong việc
giáo dục các giá trị đạo đức cho con người. Tác giả bài viết cũng chỉ ra những
ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đạo đức tôn giáo và đi đến kết luận rằng:
trong điều kiện hiện nay, việc phân tích vai trò của đạo đức tôn giáo để khẳng
định một cách khách quan, khoa học những đóng góp, đồng thời chỉ ra những
ảnh hưởng tiêu cực của nó trong đời sống xã hội là điều cần thiết. Hy vọng
rằng, những giá trị nhân văn, hướng thiện, những chuẩn mực đạo đức tiến bộ
trong tôn giáo sẽ giúp phần làm phong phú hệ giá trị đạo đức của dân tộc và
hữu ích trong công cuộc xây dựng xã hội mới.
Bài viết này đã ghi nhận vai trò của tôn giáo trong việc giáo dục các giá
trị đạo đức cho con người. Mặt khác, cũng chỉ ra tầm quan trọng của những
nghiên cứu khoa học đối với những giá trị tốt đẹp của đạo đức tôn giáo. Mặc
dù bài viết không mô tả một cách tỉ mỉ các giá trị đạo đức của Thiên chúa
giáo, nhưng cũng cho người đọc thấy được một cách sơ bộ các giá trị đạo đức
tích cực của của tôn giáo này.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: quan điểm khác nhau trong lịch sử về vai trò của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức xã hội, các hoạt động của tôn giáo thiên chúa, một số hạn chế của đạo Thiên Chúa Giáo, tư tưởng lối sống lành mạnh theo đạo thiên chúa, vai trò Người phụ nữ với các giá trị nhân văn, hướng thiện của các tín ngưỡng, tôn giáo, vai trò của tôn giáo đối với giáo dục, vai trò của tôn giáo đối với xã hội việt nam hiện nay, luận văn thạc sĩ về tầm quan trọng của tôn giáo trong việc hình thành nhân cách của trẻ, cách sinh hoạt của đạo thiên chuÁ, những hạn chế của người theo đạo thiên chúa, sinh hoạt của người theo đạo thiên chúa, các hoạt động của tín đồ trong đạo thiên chúa, một số giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của tôn giáo ở nước ta, giá trị đạo đức của tôn giáo