Ma_nu

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae


Miêu tả:Luận văn ThS. Triết học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Cần làm rõ khái niệm "Lễ hội truyền thống" và xác định một số giá trị văn hoá lễ hội truyền thống của tỉnh Hà Nam. Làm rõ thực trạng của vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam hiện nay. Chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng qua đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá lễ hội ở tỉnh Hà Nam hiện nay
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn kiện hội nghị Trung ương lần thứ V khoá VIII - Văn kiện quan
trọng về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đã
rất đề cao việc xây dựng môi trường văn hoá ở các địa phương, cơ sở. Nhằm
đáp ứng những nhu cầu văn hoá đa dạng và không ngừng tăng lên của các
tầng lớp nhân dân. Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá lễ hội truyền
thống ở cơ sở trở thành vấn đề quan trọng cấp bách hiện nay. Trong đó một số
vấn đề cần được đặc biệt quan tâm là việc tổ chức và quản lý lễ hội truyền
thống ở các địa phương nhằm khai thác, phát huy được những giá trị văn hoá
truyền thống vừa khắc phục được những hạn chế, tiêu cực từ tổ chức, sinh
hoạt lễ hội.
Lễ hội truyền thống là một hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần, bắt
nguồn và phát triển từ thực tiễn hoạt động của đời sống xã hội, sự giao lưu,
tiếp biến văn hóa của cộng đồng. Lễ hội cổ truyền chứa đựng tất cả những
khát vọng, những ước muốn tâm linh vừa linh thiêng, vừa trần tục của cộng
đồng dân cư trong những hoàn cảnh cụ thể. Đây là một bộ phận quan trọng
của văn hóa dân tộc được lưu truyền qua hàng nghìn năm lịch sử.
Hà Nam là một tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, có nền văn
minh lúa nước lâu đời và nền văn hóa dân gian phong phú thể hiện qua các
điệu chèo, hát chầu văn, hầu bóng, ả đào, đặc biệt hát dậm. Đây là một vùng
đất có nhiều lễ hội truyền thống và di tích lịch sử. Trong các hoạt động bảo
tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, lễ hội nói riêng, vấn đề bảo
tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp, ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng tiêu
cực, lạc hậu là nội dung quan trọng. Nhiều lễ hội truyền thống của Hà Nam đã
được phục hồi và duy trì. Việc tổ chức lễ hội đã được chính quyền các cấp
thực hiện nghiêm túc theo Quy chế tổ chức lễ hội do Bộ Văn hóa - Thông tin
(nay là Bộ VH, TT - DL) ban hành và sự hướng dẫn của Sở VH, TT - DL, các
phòng VHTT. Các địa phương tổ chức tốt lễ hội truyền thống góp phần vào
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhìn chung, các hoạt
động lễ hội ở Hà Nam cơ bản là lành mạnh, giữ gìn và phát huy những giá trị
tốt đẹp truyền thống của vùng đất ngàn năm văn hiến.
Tuy nhiên những năm gần đây do nhiều nguyên nhân mà lễ hội truyền
thống ở tỉnh Hà Nam chưa được nhìn nhận đúng mức. Nhiều lễ hội bị mai
một, sự độc đáo của lễ hội bị giảm dần do xu thế bắt chước. Các hiện tượng
tiêu cực, mê tín dị đoan, thương mại hóa trong một số lễ hội vẫn còn tồn tại ở
mức độ nhất định. Có nhiều nhà nghiên cứu còn thừa nhận lễ hội truyền thống
là cơ hội thuận lợi cho việc hành nghề mê tín dị đoan một cách bịp bợm của
một số thầy phù thuỷ, ông đồng bà cốt, thầy bói xem quẻ, xin xăm.... Vì vậy
vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam
là rất cần thiết, tạo cơ sở cho công tác quản lý, hoạch định chính sách và phát
triển văn hóa, khai thác lễ hội như nguồn lực di sản văn hóa để phát triển kinh
tế - xã hội của Việt Nam ở từng địa phương cụ thể.
Xuất phát từ những yêu cầu trên tui đã chọn đề tài: "Vấn đề bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa lễ hội ở tỉnh Hà Nam hiện nay" làm luận văn thạc sỹ
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Tổng quan lịch sử nghiên cứu về lễ hội:
Nghiên cứu về vấn đề lễ hội không phải là một đề tài mới. Từ trước đến
nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này tiêu biểu có các công
trình sau:
60 lễ hội truyền thống của người Việt Nam (Nxb Khoa học Xã hội, Hà
Nội) của các tác giả Thạch Phương, Lê Trung Vũ xuất bản năm 1995,
Kho tàng lễ hội Việt Nam do Trương Thìn chủ biên (Nxb Văn hóa Dân
tộc và tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội ),

Lễ hội tuyền thống trong đời sống xã hội hiện tại do Trung tâm Khoa
học xã hội và nhân văn quốc gia biên soạn và được Nxb Khoa học xã hội ấn
hành năm 1994.
Hội hè Việt Nam của nhiều tác giả, Nxb Văn hoá dân tộc 1990
Bảo tàng - di tích - lễ hội. Vấn đề bảo vệ di sản văn hoá dân tộc của
Phan Khanh, Nxb Văn hoá thông tin 1992.
Lễ hội truyền thống với bản sắc Văn hoá dân tộc của tác giả Nguyễn
Quốc Phẩm, Nxb Văn hoá thông tin 1996.
Lễ hội truyền thống với việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ của
Nguyễn Quốc Phẩm, tạp chí Sinh hoat lý luận, số 5/1995.
Giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc (nhiều tác giả) - Nxb Văn
hoá dân tộc 1996;
Góp phần bàn về tín ngưỡng dân gian và mê tín dị đoan của Nguyễn
Quốc Phẩm - Tạp chí văn hoá nghệ thuật, H. 1998, số 11
Văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, của GS Ngô Đức Thịnh -NXB
Khoa học Xã hội, 2006
Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, của GS Ngô Đức
Thịnh - NXB Khoa học xã hội, 1993
Những giá trị Văn hóa truyền thống Việt Nam, của GS Ngô Đức Thịnh
- Nxb Chính trị Quốc gia - 2010
Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu nghiên cứu lễ hội trên phương
diện tổng thể. Chưa có công trình nào đề cập một cách đầy đủ và có hệ thống
cả lý luận và thực tiễn về lễ hội truyền thống tỉnh Hà Nam hiện nay. Những
công trình, tài liệu trên là nguồn tư liệu tham khảo bổ ích cho luận văn này.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top