Jamiel

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Trình bày những vấn đề lý luận về quyền con người và bảo vệ các quyền con người trong pháp luật thi hành án hình sự. Nghiên cứu các quy định của pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền con người. Từ đó chỉ ra những điểm thiếu sót trong các quy định của pháp luật về bảo vệ các quyền con người. Đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền con người
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
"Quyền con người là thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài qua các thời
đại của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới và cũng là
cuộc đấu tranh của loài người làm chủ thiên nhiên, qua đó, quyền con người
trở thành giá trị chung của nhân loại" [45, tr 124]. Vì vậy, sự nghiệp xây
dựng Nhà nƣớc pháp quyền gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ quyền con ngƣời
bằng pháp luật, đặc biệt là lĩnh vực tƣ pháp hình sự (trong đó có hoạt động thi
hành án hình sự). Bởi lẽ, trong lĩnh vực tƣ pháp hình sự quyền con ngƣời dễ
bị xâm phạm, bị tổn thƣơng và để lại hậu quả nghiêm trọng do liên quan đến
quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân.
Trong hoạt động thi hành án hình sự, vấn đề quyền con ngƣời càng
đƣợc quan tâm bởi chủ thể quyền con ngƣời trong quan hệ đó là những ngƣời
đã bị kết tội bằng một bản án có hiệu lực pháp luật, là những ngƣời phải chấp
hành bản án, quyết định của Tòa án. Quyền con ngƣời của những ngƣời trong
địa vị pháp lý của một kẻ có tội và đang chịu sự trừng phạt thích đáng từ pháp
luật càng dễ bị xâm phạm hơn bao giờ hết.
Ở Việt Nam, trƣớc khi có Luật thi hành án hình sự 2010, hoạt động thi
hành án hình sự ở nƣớc ta đƣợc thực hiện theo hàng loạt các văn bản pháp
luật đơn hành. Thực tiễn thi hành án hình sự trong những năm qua, đặc biệt là
quyền con ngƣời trong thực tế thi hành án và pháp luật thực định chƣa đƣợc
đảm bảo đã đặt ra yêu cầu phải có sự ra đời của một văn bản thống nhất điều
chỉnh hoạt động này. Luật thi hành án hình sự đƣợc Quốc hội thông qua ngày
17 tháng 6 năm 2010, có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 7 năm 2011. Đây là
văn bản pháp luật mang tính pháp điển hóa đầu tiên trong lịch sử pháp luật thi
hành án hình sự. Nó tạo cơ sở pháp lý vững chắc và đảm bảo tính thống nhất
trong hoạt động thi hành án.
Xuất phát từ những lý do trên đây, tui đã lựa chọn đề tài “Một số vấn
đề chủ yếu về pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ các
quyền con người” làm luận văn cao học luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Vấn đề bảo vệ các quyền con ngƣời bằng pháp luật nói chung và pháp luật
về tƣ pháp hình sự nói riêng rất đƣợc quan tâm nghiên cứu. Ví dụ nhƣ công trình
nghiên cứu của GS.TSKH Lê Văn Cảm, Hệ thống tư pháp hình sự trong giai
đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội,
2009; cuốn Bảo đảm quyền con người trong Tư pháp hình sự Việt Nam, Nxb.
Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2010…
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: "Mô hình quản lý thống nhất công tác thi
hành án", mã số 96-98- 027/ĐT do Cục Thi hành án dân sự - Bộ Tƣ pháp chủ trì
thực hiện; Đề tài cấp Nhà nƣớc đang thực hiện: "Luận cứ khoa học của việc đổi
mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam trong giai đoạn mới" do Bộ
Tƣ pháp chủ trì; Bên cạnh đó là Giáo trình môn Luật tố tụng hình sự của trƣờng
Đại học luật Hà Nội và các trƣờng Đại học có chuyên ngành luật; một số bài viết
đăng trên các tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Luật học, Tạp chí Nhà
nƣớc và pháp luật…
Thi hành án phạt tù là một vấn đề đã đƣợc nhiều nhà luật học trên thế
giới và trong nƣớc quan tâm nghiên cứu. Tác giả Hoàng Ngọc Nhất có công
trình "Một số vấn đề cấp bách về thi hành án hình sự", trong đó có đề cập đến
thi hành án tù (Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 1 năm 2001); tác giả
Nguyễn Văn Đông có công trình "Việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt
tù đối với người bị án tù chung thân mà hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ
ngày 1 tháng 7 năm 2000" (Tạp chí Kiểm sát, số 11 năm 2001), tác giả Hoàng
Mạnh Thƣờng có công trình "Về hoãn thi hành án phạt tù" (Tạp chí Kiểm sát,
số 5 năm 2000)...
Tuy nhiên, hệ thống pháp luật tƣ pháp hình sự bao gồm trong đó lĩnh
vực pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật thi hành án hình
sự. Vì vậy, các công trình nghiên cứu trên chỉ đề cập đến vấn đề bảo vệ các
quyền con ngƣời trong pháp luật thi hành án hình sự ở một mức độ nhất định
với tƣ cách là một bộ phận của pháp luật tƣ pháp hình sự nói chung.
Riêng vấn đề bảo vệ các quyền con ngƣời bằng pháp luật thi hành án
hình sự cũng đƣợc đề cập đến trong một số công trình, bài viết nhƣ: Bảo đảm
quyền con người trong thi hành án phạt tù, Luận văn thạc sỹ luật học, Trƣờng
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Phúc, "Bảo đảm quyền con người trong
thi hành án phạt tù", Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 4/2007; TS.Đỗ Đức
Hồng Hà, "Mối quan hệ giữa quyền con người và luật thi hành án hình sự"
trong cuốn Quyền con ngƣời tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học, tập II,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2010.
Những công trình, bài viết này mới chỉ đề cập tới vấn đề bảo vệ các
quyền con ngƣời trong thi hành án phạt tù-một trong những hình phạt chính
trong hệ thống hình phạt. hay là đã xem xét nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền
con ngƣời trong pháp luật thi hành án hình sự (bài viết của TS.Đỗ Đức Hồng
Hà) nhƣng theo các văn bản đơn hành mà chƣa có sự ra đời của Luật thi hành
án hình sự 2010.
Nhƣ vậy, cho đến nay, chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách
tổng thể, toàn diện về bảo vệ các quyền con ngƣời bằng pháp luật thi hành
hành án hình sự hiện hành. Với tình hình trên, đề tài "Một số vấn đề chủ yếu
về pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền con
người", lần đầu tiên đƣợc nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sỹ tƣơng đối
chuyên sâu, toàn diện, đầy đủ và đảm bảo đƣợc tính logíc, hệ thống, không có
sự trùng lặp với các công trình nghiên cứu khoa học đã đƣợc công bố.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài.
* Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ đƣợc những vấn đề lý luận cũng
nhƣ nội dung các quy định của pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam hiện
hành trong việc bảo vệ các quyền con ngƣời, chỉ ra những điểm còn thiếu sót
hay chƣa hợp lý trong các quy định của pháp luật về vấn đề này. Đồng thời
nêu lên thực tế về đảm bảo quyền con ngƣời trong công tác thi hành án hình
sự ở nƣớc ta. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tổng hợp, luận văn sẽ đề xuất một
số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự trong
việc bảo vệ các quyền con ngƣời và nâng cao hiệu quả thực thi trên thực tế
* Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để thực hiện đƣợc mục tiêu này, luận văn phải hoàn thành một số nhiệm
vụ nghiên cứu cụ thể sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền con ngƣời và bảo vệ các
quyền con ngƣời trong pháp luật thi hành án hình sự.
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam
trong việc bảo vệ các quyền con ngƣời. Từ đó chỉ ra những điểm thiếu sót
trong các quy định của pháp luật về bảo vệ các quyền con ngƣời.
- Đƣa ra một số đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật thi hành án
hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền con ngƣời.
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Với nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận văn tập trung nghiên cứu việc bảo vệ
các quyền con ngƣời dƣới góc độ thi hành án hình sự bao gồm thi hành những
bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Nội dung cốt lõi của
luận văn là xoay quanh quyền con ngƣời dƣới góc nhìn lý luận, luật thực định

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vấn đề nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học ở nước ta hiện nay Luận văn Sư phạm 0
D VẤN đề cơ bản TRIẾT học TRONG tác PHẨM CHỦ NGHĨA DUY vật và CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM PHÊ PHÁN GIÁ TRỊ và ý NGHĨA LỊCH sử Môn đại cương 1
B vấn đề cơ bản về tiêu thụ sản phẩm và kiến nghị và giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Thiết bị chiếu sáng đô thị Hùng Cường Luận văn Kinh tế 0
D Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lê-nin về chủ nghĩa tư bản độc quyền. Vận dụng vấn đề nghiên cứu trên phân tích liên minh thương mại Asean Luận văn Kinh tế 4
B Vấn đề tính chất hiện thực và chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - Nửa Văn học 3
E Vấn đề giáo dục ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa cho sinh viên ở tỉnh Hải Dương hiện nay Kinh tế chính trị 2
J Một số vấn đề về chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du Văn học 3
D Philippin trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông Văn hóa, Xã hội 0
L Thông tin về vấn đề chủ quyền biển, đảo trên Tuổi trẻ online và Vietnamnet Văn học 2
E Vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam qua báo điện tử Anh ngữ (Khảo sát Thanh Niên online và Nhân Dân điện tử) Văn học 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top