nguyn.minhkhue
New Member
Download miễn phí Đề tài Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán và những điều kiện để thành lập một thị trường chứng khoán ở Việt Nam
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 2
Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TTCK 3
I- TTCK và vai trò của nó. 3
II - Các công cụ của TTCK 5
III- Sở giao dịch chứng khoán 10
Chương II: ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TTCK Ở VIỆT NAM 12
THỰC TRẠNG VÀI GIẢI PHÁP.
1. Về yếu tố con người và bộ máy quản lý TTCK. 12
2. Về hàng hoá của TTCK 13
3. Đổi mới công nghệ quản lí và phát triển các dịch vụ 16
4. Triển khai công tác kiểm toán, kế toán theo thông lệ quốc tế 17
5. Việc trang bị hệ thống thông tin kinh tế 18
6. Về hệ thống pháp luật 19
7. Về tổ chức quản lý của Nhà nước đối với TTCK 20
8. Thành lập các quỹ đầu tư và cải cách hệ thống thanh toán 22
9. Ổn định nền kinh tế vĩ mô và xã hội. 22
10. Tổ chức hệ thống quản lý và môi giới chứng khoán 24
KẾT LUẬN 26
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-09-de_tai_nhung_van_de_co_ban_ve_thi_truong_chung_kho.rgYmcrlJ2A.swf /tai-lieu/de-tai-nhung-van-de-co-ban-ve-thi-truong-chung-khoan-va-nhung-dieu-kien-de-thanh-lap-mot-thi-truong-chung-khoan-o-viet-75277/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
3. Các kiểu phát hành cổ phiếu:
Có ba kiểu phát hành cổ phiếu:
- Phát hành khi mới thành lập công ty:
Việc phát hành này nói chung không dễ dàng bởi vì vấn đề chính không phải là các thủ tục mà do công ty mới nói chung chưa đủ uy tín để thu hút cổ đông.
- Phát hành để tăng vốn:
Đây là hình thức phổ biến nhất trên thị trường phát hành cổ phiếu. Điểm cần lưu ý nhất là khi đưa ra các cổ phiếu mới sẽ ảnh hưởng đến thị giá của các cổ phiếu cũ. Giải pháp này ở đây là cần bù đắp chênh lệch giá cho các cổ đông thông qua các “phiếu lợi tức chia thêm” có thể chuyển nhượng được tỷ lệ thuận với số cổ phiếu họ nắm giữ. Thường thì giá của các cổ phiếu mới là thấp hơn giá thị trường.
- Phát hành khống:
Đây là kiểu phát hành không làm tăng thêm vốn mà công ty thông qua hình thức “phiếu lợi tức chia thêm” cấp không cho các cổ đông của mình các cổ phiếu mới tỷ lệ với số lượng cổ phiếu họ nắm giữ. Các cổ phần mới này được tạo ra từ khoản dự trữ vốn của công ty. Thực chất đây là chuyển đổi bản chất vốn trong tài khoản nợ của công ty theo hướng có lợi cho các cổ đông.
III- Sở giao dịch chứng khoán (trung tâm dịch vụ chứng khoán).
Hoạt động của sở giao dịch chứng khoán gắn liền với hoạt động của các trung tâm giao dịch khác như giao dịch tiền tệ, giao dịch hàng hoá.... Sở giao dịch chứng khoán chịu sự giám sát của Chính phủ mà trực tiếp nhất là Uỷ ban chứng khoán quốc gia. Mỗi Sở giao dịch đều phải có một qui định giao dịch và được Uỷ ban chứng khoán quốc gia chấp nhận.
Cơ cấu của sở giao dịch bao gồm:
- Hội đồng quản trị
- Trung tâm tiếp nhận chứng khoán
- Hội đồng môi giới.
- Uỷ ban giao dịch và hội đồng trọng tài
1. Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị của Sở giao dịch chứng khoán là do các thành viên chính thức của sở bầu ra trên nguyên tắc bỏ phiếu kín hay do Chính phủ cử ra. Số thành viên của hội đồng quản trị tuỳ từng trường hợp vào quy mô của sở giao dịch và ghi trong điều lệ của Sở.
Nhiệm vụ của hội đồng quản trị là:
- Hướng dẫn của sở giao dịch.
- Ban hành quy chế giao dịch.
- Ban hành quy chế lệ phí giao dịch.
- Chuẩn y tiếp nhận thành viên của Sở.
- Xác nhận giá trị giao dịch công khai.
- Tiếp nhận chứng khoán và kinh doanh.
2. Trung tâm tiếp nhận chứng khoán:
Trung tâm tiếp nhận chứng khoán là nơi quyết định việc thu nhận chứng khoán vào kinh doanh, giao dịch. Trung tâm sẽ xem xét các khía cạnh về mặt pháp lý cũng như kinh tế của các loại chứng khoán nhằm mục đích đưa các loại chứng khoán đó vào danh sách chính thức hay không chính thức hay không được phép lưu hành taị Sở giao dịch.
3. Hội đồng môi giới.
Hội đồng môi giới có nhiệm vụ đưa ra những quy định về môi giới giá chứng khoán, giám sát hoạt động của những người môi giới chứng khoán, kiểm soát việc định giá công khai và dàn xếp các vụ tranh chấp giữa những người mối giới giá.
Có hai loại môi giới là môi giới chính thức và môi giới tự do.
- Những người môi giới chính thức thường do Chính phủ chỉ định, những người có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính. Họ có nhiệm vụ xác định giá chứng khoán cho ngày giao dịch.
- Những người môi giới tự do thường là các thương gia. Họ xác định giá và kinh doanh chứng khoán theo cách tính toán riêng người môi giới tự do có nhiệm vụ xác định giá cho những loại chứng khoán không được tiếp nhận vào sở giao dịch nhưng vẫn được lưu thông tại đó.
Người môi giới là người bảo vệ quyền lợi cho khách hàng và là “chất xúc tác” giúp cho quá trình mua bán diễn ra một cách trôi chảy.
4. Uỷ ban giao dịch và Hội đồng trọng tài.
Uỷ ban giao dịch của sở có nhiệm vụ theo dõi hoạt động của các thành viên tham gia Sở giao dịch. Uỷ ban có thể xử lý bằng nhiều hình thức tuỳ theo mức độ vi phạm của các thành viên như phạt tiền, ngừng tham gia một thời gian...
Hội đồng trọng tài do hội đồng quản trị của Sở lập ra, có nhiệm vụ giải quyết những tranh chấp trong kinh doanh.
Chương II
Điều kiện hình thành thị trường chứng khoán
ở việt nam - thực trạng và giải pháp.
Sau gần 10 năm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ chế độ quản lí kinh tế quan liêu báo cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trên mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là về kinh tế. Để thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự cùng kiệt đói như một số nước đang phát triển khác gặp phải, chúng ta đang cố gắng hết sức mình để tìm ra đường lối phát triển kinh tế đúng đắn tránh sa lầy vào “vết xe đổ”như những nước đó. Là một nước cùng kiệt nàn, lạc hậu với nguồn vốn đầu tư quá ít ỏi, chúng ta phải làm gì để tạo được nguồn vốn đủ để cung cấp cho việc phát triển kinh tế? Làm thế nào để hệ thống quản lý vốn hoạt động có hiệu quả? Sự ra đời của thị trường chứng khoán sẽ trả lời những câu hỏi đó.
Thị trường chứng khoán ra đời ở Việt Nam sẽ là một nhân tố quan trọng để hoàn chỉnh cấu trúc của hệ thống tài chính trong nền kinh tế thị trường, nó tạo cơ hội thuận lợi cho mọi đối tượng trong nền kinh tế thực hiện ý định biến tiết kiệm thành đầu tư. Sự ra đời của TTCK như một chất xúc tác tạo nên mối liên hệ chặt chẽ hơn nữa giữa các trung gian tài chính ở Việt Nam hiện nay và tạo nên những dòng dẫn vốn trực tiếp cũng như gián tiếp không chỉ ở trong nước mà còn mở rộng ra thế giới.
Dưới góc độ của một người sinh viên, qua quá trình tìm hiểu những vấn đề về TTCK và những yếu tố mà Việt Nam đang chuẩn bị cho việc hình thành TTCK, em xin nêu thực trạng và các giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa cho việc chuẩn bị đó.
1. Về yếu tố con người và bộ máy quản lý TTCK.
Để điều hành hoạt động của TTCK mà trực tiếp là tại Trung tâm giao dịch chứng khoán cũng như các tổ chức tham gia phát hành, quản lý và môi giới mua bán chứng khoán thì cần có một đội ngũ cán bộ thật thông thạo về nghiệp vụ quản lý kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính. Muốn vậy, chúng ta cần xây dựng một kế hoạch đào tạo cụ thể dưới sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ mà trực tiếp là Uỷ ban phụ trách về TTCK do Chính phủ lập ra. Chúng ta cần phân loại cụ thể nhiệm vụ, công việc của các cán bộ cũng như nhân viên tại trung tâm giao dịch chứng khoán hay tại các cơ quan quản lý TTCK, tại các ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác. Các tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ, khả năng nắm bắt và xử lý thông tin của những người quản lý phải cụ thể, rõ ràng và phù hợp với yêu cầu. Bên cạnh đó cũng cần đào tạo các nhân viên cho TTCK thông qua các trường đại học với công việc ban đầu là trang bị các kiến thức sơ đẳng nhất và sau đó là mở rộng và chuyên sâu,đồng thời sử dụng lực lượng này để phổ biến sâu rộng đến các tầng lớp dân cư trong xã hội.
Việc đào tạo cán bộ phải tuỳ từng trường hợp vào công việc mà có những hình thức đào tạo cụ thể, tránh v...