daoduytung3000
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
A- Đặt vấn đề.
Hiện nay vẫn còn có rất nhiều người, một bộ phận người vẫn chưa hiểu biết về nguồn gốc và bản chất của con người và vai trò to lớn của con người trong xã hội và trong lịch sử. Và ở nhiều nơi trên thế giới, mọi lúc, mọi nơi vẫn còn có những con người bị ngược đãi, đó là những tư tưởng phân biệt chủng tộc, khinh bỉ con người, coi con người như súc vật, kẻ đi làm thuê... Đặc biệt nạn trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại, phụ nữ bị phân biệt đối xử tàn bạo luôn luôn phải làm những công việc nặng nhọc hay bị đánh đập, ngược đãi. Bị đối xử bất công trong quan hệ xã hội và không được tham gia vào các công việc chính trị, thậm chí những công việc trong nội bộ gia đình.
Đề tài này cung cấp đầy đủ, giúp cho em hiểu được về nguồn gốc và bản chất của con người, ý nghĩa cuộc sống của giai đoạn lịch sử, con người có quan hệ với tự nhiên và đồng loại như thế nào; vì đâu ở mỗi con người, mỗi cộng đồng người có những nét độc đáo về tư tưởng, tình cảm, tâm lý, tính cách, nghị lực, tài năng.
Đề tài này giúp em nhận thức được vai trò của con người, quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử. Từ đó thôi thúc em cũng như tất cả mọi người phải làm gì để có cuộc sống xứng đáng với bản thân mình, vì vậy rút ra được phương hướng và biện pháp để xây dựng con người trong thời đại mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Đề tài này được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Phạm Văn Sinh.
Em xin chân thành Thank !
B- Nội dung
I- Vấn đề con người trong triết học Mác - Lênin.
Vấn đề con người, theo nghĩa rộng, bao gồm toàn bộ nội dung nghiên cứu các khoa học xã hội và nhân văn. Chủ nghĩa Mác - Lênin thực chất là học thuyết về giải phóng con người và giải phóng loài người. Vấn đề con người là nội dung cơ bản chủa chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, triết học Mác - Lênin nói riêng.
Với sự ra đời của quan điểm duy vật về lịch sử, lần đầu tiên vấn đề con người có được vị trí mà nó cần có; lần đầu tiên vấn đề con người được nhận thức một cách thật sự khoa học.
1. Nguồn gốc và bản chất của con người.
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã từng tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề nguồn gốc và bản chất con người. Trước C.Mác, vấn đề bản chất con người vẫn chưa được giải đáp một cách thực sự khoa học. Không những chủ nghĩa duy tâm mà cả chủ nghĩa duy vật trực quan, siêu hình cũng không nhận thức đúng bản chất con người.
Từ buổi sơ khai của mình, do hạn chế về nhận thức, con người đã không hiểu được những sức mạnh của thiên nhiên. Thiên nhiên vừa nuôi dưỡng con người, vừa thường xuyên gây ra những tai hoạ như: bão, lụt, sấm sét v.v.. Sợ hãi trước sức mạnh đó, con người đã thờ trời, thờ đất, thời núi sông, thờ muông thú, nhiều lúc đã coi những thứ ấy là nguồn gốc, là tổ tiên của mình. Rất nhiều dân tộc và tộc người đã nhận một con vật nào đó như vật tổ của mình và thờ cũng con vật đó .
Thời kỳ cuối xã hội nguyên thuỷ, đầu xã hội cổ đại, con người bắt đầu tìm hiểu nguồn gốc của mình và có những ý thức ban đầu về sức mạnh của bản thân mình.
Nói chung các tôn giáo đều quan niẹm con người do thần thánh, Thường đế sinh ra, cuộc sống con người do đấng tối cao an bài, sắp đặt.
Có những trào lưu triết học duy tâm không trực tiếp giải thích nguồn gốc con người từ trười, từ thần thánh, hay từ con vật linh thiêng nào, nhưng đã giải thích một cách không kém phần bí hiểm.
Trong lịch sử triết học ở cả phương Tây và phương Đông, thời nào cũng có tư tưởng duy vật, gắn liền với thực tiễn xã hội. Tuy nhiên, bàn về nguồn gốc, bản chất con người, tư tưởng thống trị trong thời cổ đại và trung đại vẫn là quan điểm duy tâm. Thời cận đại, nhận thức về nguồn gốc và bản chất con người có một bước tiến đáng kể. Triết học duy vật và duy tâm đều phản ánh những vấn đề mới mẻ do thời đại đặt ra. Các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII và Phoiơbắc, nhà duy vật lớn trong triết học cổ điển Đức, đều phê phán mạnh mẽ quan điểm duy tâm, thần bí và tìm cách giải thích nguồn gốc bản chất con người theo quan điểm duy vật. Với sự ra đời thuyết tiến hoá các loài Đácuyn, các nhà triết học duy vật nói trên đã có căn cứ khoa học để chỉ ra nguồn gốc phi thần thành của con ngươì. "Không phải chúa đã tạo ra con người theo hình ảnh của chúa mà chính con người đã tạo ra chúa theo hình ảnh của con người". Lời nói sắc sảo này của Phoiơbắc đã được C.Mác và Ph.Ăngghen đánh giá cao khi hai ông nói về vai trò của các nhà duy vật trong việc phê phán những quan điểm duy tâm thần bí về nguồn gốc và bản chất của con người. C.Mác đã khái quát bản chất con người qua câu nói nổi tiếng sau đây:
"Phoiơbắc hoà tan theo bản chất tôn giáo vào bản chất con người. Nhưng bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội" (5.3-11).
Với quan điểm duy vật triệt để và phương pháp biện chứng, Mác đã đưa ra một quan niệm hoàn chỉnh về khái niệm con người, cũng như về bản chất của con người. Chủ nghĩa Mác phân biệt rõ hai mặt trong khái niệm con người: mặt sinh vật và mặt xã hội.
C.Mác không hề phủ nhận mặt tự nhiên, mặt sinh học khi xem xét con người với tư cách là những cá nhân sống. Mác viết: "vì vậy, điều cụ thể đầu tiên cần xác định là tổ chức cơ thể của những cá nhân ấy và mối quan hệ mà tổ chức cơ thể ấy tạo ra giữa họ với phần còn lại của giới tự nhiên". Theo Mác, "mọi khoa ghi chép lịch sử đều phải xuất phát từ những cơ sở tự nhiên ấy.
Trước hết Mác thừa nhận con người là một động vật cao cấp nhất, sản phẩm của sự tiến hoá lâu dài của giới sinh vật như tiến hoá luận của Đácuyn đã khẳng định. Như mọi động vật khác, con người là một bộ phận của thiên nhiên, tìm thức ăn, nước uống... từ trong thiên nhiên. Như mọi động vật khác, con người phải "đấu tranh" để tồn tại, ăn uống, sinh con đẻ cái.. Tuy nhiên, C.Mác không thừa nhận quan điểm cho rằng: cái duy nhất tạo nên bản chất con người là đặc tính sinh học, là bản năng sinh vật của con người. Con người vốn là một sinh vật có đầy đủ những đặc trưng của sinh vật, nhưng lại có nhiều điểm phân biệt với các sinh vật khác. Vậy con người khác động vật ở chỗ nào? Trước C.Mác và cùng thời đã có nhiều nhà tư tưởng lớn đã đưa ra những tiêu chí phân biệt người và động vật có sức thuyết phục, chẳng hạn như Phranklin cho rằng con người khác con vật ở chỗ con người biết sử dụng công cụ lao động, Arixtốt đã gọi con người là "một động vật có tính xã hội", Passcal nhấn mạnh đặc điểm của con người và sức mạnh của con người là ở chỗ con người biết suy nghĩ (con người là "một cây sậy, nhưng là một cây sậy biết suy nghĩ"). Các nhận định trên đều đúng khi nêu lên một khía cạnh về bản chất của con người, nhưng những nhận định đó đều phiến diện, không nói lên được nguồn gốc của những đặc điểm ấy và mối quan hệ biện chứng giữa chúng với nhau.
Triết học Mác nhìn vấn đề bản chất con người một cách toàn diện, cụ thể, xem xét bản chất con người không phải một cách chung chung, trừu tượng mà trong tính hiện thực, cụ thể của nó, trong quá trình phát triển của nó.
C.Mác và Ăngghen đã phân tíc vai trò của lao động sản xuất ở con người như sau: "Có thể phân biệt con người với súc vật, bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được. Bản thân con người bắt đầ bằng tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình - đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định. Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình .
Con người là một bộ phận của tự nhiên, nhưng trong mối quan hệ với tự nhiên con người hoàn toàn khác con vật.
C.Mác phân biệt rõ ràng: "Về mặt thể xác, con người chỉ sống bằng những sản phẩm tự nhiên ấy, dù là dưới hình thức thực phẩm, nhiên liệu, áo quần, nhà ở, v.v... về mặt thực tiễn, tính phổ biến của con người biểu hiện ra chính ở cái phổ biến toàn bộ giới tự nhiên thành thân thể vô cơ của con người.
Ông kết luận: "Con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên" Câu nói sâu sắc này nêu lên tính tất yếu của sự hoà hợp giữa con người và tự nhiên. Nhờ hoạt động thực tiễn, con người quan hệ với tự nhiên cũng có nghĩa là con người quan hệ với bản thân mình, bởi tự nhiên là "thân thể vô cơ của con người".
Tính loài của con người không phải tính loài trừu tượng. Nó cũng có nghĩa là tính xã hội, và loài người chính là "xã hội người".
Con người có tính xã hội trước hết bởi bản thân hoạt động sản xuất của con người là hoạt động mang tính xã hội. Trong hoạt động sản xuất, con người không thể tách khỏi xã hội. Tính xã hội là đặc điểm cơ bản làm cho con người khác con vật. Hoạt động của con vật chỉ phục vụ nhu cầu trực tiếp của nó, còn hoạt động của con người gắn liền với xã hội và phục vụ cho cả xã hội. Xã hội cùng với tự nhiên là điều kiện tồn tại của con người. Tính xã hội của con người thể hiện ở hoạt động và giao tiếp xã hội. Hoạt động của con người không phải hoạt động theo bản năng như động vật mà là hoạt động có ý thức. Tư duy con người phát triển trong hoạt động và giao tiếp xã hội, trước hết là trong hoạt động lao động sản xuất. Với ý nghĩa trên đây, có thể nói con người phân biệt với động vật ở tư duy mà ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy. Bởi cơ sở của tư duy là hoạt động thực tiễn xã hội. "Những miền sâu thẳm của tâm linh" cũng không thể có được nếu như không có hoạt động mang tính xã hội và những quan hệ xã hội của con người.
Nói tóm lại con người khác con vật về bản chất ở cả ba mặt: quan hệ với thiên nhiên, quan hệ với xã hội, quan hệ với bản thân. Cả ba mối quan hệ đó đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội là quan hệ bản chất nhất, bao quát nhất trong mọi hoạt động của con người, cả trong lao động, sinh con đẻ cái và trong tư duy.
Khi C.Mác nói: "Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội", thì ta hiểu những quan hệ ấy thể hiện trong toàn bộ hoạt động cụ thể của con người. Không có con người trừu tượng mà chỉ có những con người sống, hoạt động trong một xã hội nhất định, một thời đại nhất định, trong những điều kiện lịch sử nhất địh, nghĩa là những con người cùng với xã hội mình khai thác thiên nhiên, sinh hoạt xã hội, phát triển ý thức. Chỉ trong toàn bộ những quan hệ xã hội cụ thể đó, con người mới bộ lộ và thực hiện được bản chất thật sự của mình. Xét về bản chất của một con người cũng như của một dân tộc phải xuất phát từ toàn bộ những quan hệ xã hội ấy.
Tính xã hội của con người phát triển từ thấp đến cao, từ hoạt động bản năng đến hoạt động có ý thức , cũng như bản thân ý thức.
Con người không chỉ có bản năng sinh học, mà còn có bản năng xã hội. Cái bản năng xã hội đã bắt đầu nhen nhóm trong những tập đoàn động vật, đặc biệt là tập đoàn khỉ, nó tạo nên tính xã hội của những động vật ấy. Cách đây hàng triệu năm trong sự tiến hoá của một số loài khỉ thì cái bản năng xã hội hay tính xã hội phát triển và bao trùm từng bước cái bản năng sinh học. Vì vậy, "bản năng xã hội là một trong những đòn bẩy quan trọng nhất của sự phát triển của con người từ khỉ" bản năng xã hội của con người là bản năng có ý thức.
Lao động lúc mới phát sinh và phát triển từ tổ tiên loài vượn thì dĩ nhiên là tiến hoá theo bản năng, nhưng khi ý thức và ngôn ngữ đã xuất hiện và phát triển thì lao động trở thành lao động có tính chất xã hội.
ở mỗi bước tiến lên của lao động xã hội, của tiếng nói và ý thức , lại hình thành ra những con người mới của hoạt động liên hệ thần kinh trong vỏ não. Và trên cơ sở ấy thì lựa chọn tự nhiên cố định trên một cơ cấu di truyền trên vỏ não, làm cho con đường liên hệ thần kinh mới xuất hiện trong thực tiễn lao động.
Tầng trên của vỏ não người chính là ở di truyền của bản năng lao động xã hội của con người nguyên thuỷ mà c.Mác và Ph.Ăngghen đã nhận định là bản năng có ý thức. Do đó, bản năng lao động xã hội với tư cách là bản năng có ý thức, chính là chức năng cơ bản của tầng trên vỏ não người.Đấy là cái vốn di truyền đã được xây dựng trong sự tiến hoá từ tổ tiên vượn lên người, thông qua nhiều bước nhảy vọt. Mỗi bước nhảy vọt này là kết quả của sự phát triển của lao động xã hội ở giai đoạn trước trong quá trình trở thành người. Dĩ nhiên kết quả đó phải có những điều kiện tự nhiên nhất định.
Lao động xã hội quyết định đời sống con người, nên bản năng sinh vật được thu hút và hội nhập vào bản năng lao động xã hội, cái bản năng xã hội đặc thù của con người.
Khi C.Mác chỉ ra rằng bản chất con người, trong tính hiện thực của nó, là tổng hoà mối quan hệ xã hội thì ông không dừng lại ở bản năng sinh vật của con người. C.Mác nói đến con người là nói đến con người hiện thực, nói đến bản năng xã hội của con người trong mọi quan hệ của đời sống.
2. Quan hệ giữa cá nhân và xã hội.
Quan hệ giữa cá nhân và xã hội là vấn đề có vị trí quan trọng đặc biệt trong học thuyết của Mác. Các tác phẩm của các nhà kinh điểm Mác - Lênin đã đề cập đến vấn đề này một cách toàn diện, sâu sắc có hệ thống trên cơ sở chủ nghĩa duy vật lịch sử.
2.1.Khái niệm cá nhân và xã hội.
Khái niệm cá nhân chỉ con người cụ thể sống trong một xã hội nhất định với tư cách một cá thể, một thành viên của xã hội ấy; do những đặc điểm riêng biệt của mình mà phân biệt với những thành viên khác của xã hội.
văn cũng như trong một số khoa học tự nhiên có nghiên cứu về con người nhìn chung, đều bị cô lập hoá và chia cắt theo các khía cạnh quá chuyển biệt, đến nỗi rất khó hình dung bóng dáng của con người bằng xương bằng thịt trong các nghiên cứu chuyên ngành.
Sự ra đời của ngành tri thức mới về con người vào lúc này quả là phù hợp với đòi hỏi của cuộc sống và của nhận thức.
Theo chúng tôi, con người Việt Nam, một mặt, do được sinh ra từ lịch sử đặc thù của xã hội Việt Nam và được đặt trước những thách thức riêng biệt đối với sự phát triển của xã hội Việt Nam nên chắc chắn có những nét đặc thù só với người phương Tây. Người Nga, người Trung Hoa hay Đông – Nam á... song mặt khác, người Việt, ngay từ ngàn xưa đã là sản phẩm của sự giao thoa giữa các nền văn hoá. Có thể nói, về mặt địa – chính trị. Việt Nam thuộc khu vực Đông – Nam á, tức là có nhiều nét tương đồng với khu vực này. Nhưng về mặt văn hoá, do chịu ảnh hưởng nhiều của văn ohá không giao nên Việt Nam lại thuộc về vùng văn hoá Đông á. Đây là một đặc điểm khá tế nhị, có ý nghĩa qui định đáng kể đối với sự phát triển của con người và xã hội Việt Nam tương lai. Do vậy, đặc điểm này rất đang được lưu ý để nghiên cứu con người Việt Nam.
Đứng trước những thách thức mới của sự phát triển, những thách thức đặt ra trong thời đại toàn cầu hoá, người Việt có đặc thù xã hội, đặc thù tâm lý, đặc thù văn hoá (và có thể có những nét đặc thù sinh học) riêng. Đó là “những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước” như đã được Đảng ta khẳng định.
Đương nhiên, cái riêng, cái đặc thù ở đây không hiểu theo nghĩa tuyệt đối. “Riêng” không có nghĩa là không hề tồn tại ở các dân tộc khác, mà “riêng” chỉ với nghĩa là khác về vị trí trong bảng giá trị so với các dân tộc khác.
Với tinh thần ấy, chúng tui hiểu những giá trị đặc thù của con người Việt Nam không phải chỉ là một hành trang dành riêng cho sự phát triển của xã hội Việt Nam, bên thềm thế kỷ XXI, đó còn là một phần tài sản chung của văn hoá nhân loại.
C- Kết luận
Tóm lại trong đề tài là vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin và trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Đề tài cho em hiểu được nguồn gốc và bản chất của co người. Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, vai trò của quần chúng và cá nhân trong lịch sử, vấn đề con người trong mục tiêu xây dựng con người xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng xã hội mới, chúng ta đang bước sang một kỷ nguyên mới, em muốn thế giới này xinh đẹp, không còn nạn phân biệt chủng tộc, đối xử bình đẳng với phụ nữ, được tham gia vào các quan hệ xã hội và trong hoạt động chính trị.
Mặc dù xây dựng con người trong thời kỳ mới hiện đại nhưng vẫn phải giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Thế kỷ 21 là thế kỷ hội nhập mở cửa nhưng “hoà nhập” chứ không phải “hoà tan”. Lấy giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc làm nguồn gốc, động lực của sự phát triển.
Mục lục
A- Đặt vấn đề.
B- Nội dung 1
I- Vấn đề con người trong triết học Mác - Lênin. 1
1. Nguồn gốc và bản chất của con người. 1
2. Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. 6
2.1.Khái niệm cá nhân và xã hội. 6
2.2. Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. 7
3. Vai trò của quần chúng và cá nhân trong lịch sử và sự nghiệp phát triển 9
3.1. Vai trò của quần chúng. 9
3.2. Vai trò của cá nhân, cá nhân ưu tú lãnh tụ. 10
II- Vấn đề con người và giải phóng con người trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 11
1. Vấn đề con người trong mục tiêu cách mạng của Đảng. 11
2. Xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa trong thời đại mới. 13
3. Gắn phát triển con người hiện đại với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 15
4. Nghiên cứu con người trước thềm thế kỷ XXI. 19
C- Kết luận 22
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
A- Đặt vấn đề.
Hiện nay vẫn còn có rất nhiều người, một bộ phận người vẫn chưa hiểu biết về nguồn gốc và bản chất của con người và vai trò to lớn của con người trong xã hội và trong lịch sử. Và ở nhiều nơi trên thế giới, mọi lúc, mọi nơi vẫn còn có những con người bị ngược đãi, đó là những tư tưởng phân biệt chủng tộc, khinh bỉ con người, coi con người như súc vật, kẻ đi làm thuê... Đặc biệt nạn trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại, phụ nữ bị phân biệt đối xử tàn bạo luôn luôn phải làm những công việc nặng nhọc hay bị đánh đập, ngược đãi. Bị đối xử bất công trong quan hệ xã hội và không được tham gia vào các công việc chính trị, thậm chí những công việc trong nội bộ gia đình.
Đề tài này cung cấp đầy đủ, giúp cho em hiểu được về nguồn gốc và bản chất của con người, ý nghĩa cuộc sống của giai đoạn lịch sử, con người có quan hệ với tự nhiên và đồng loại như thế nào; vì đâu ở mỗi con người, mỗi cộng đồng người có những nét độc đáo về tư tưởng, tình cảm, tâm lý, tính cách, nghị lực, tài năng.
Đề tài này giúp em nhận thức được vai trò của con người, quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử. Từ đó thôi thúc em cũng như tất cả mọi người phải làm gì để có cuộc sống xứng đáng với bản thân mình, vì vậy rút ra được phương hướng và biện pháp để xây dựng con người trong thời đại mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Đề tài này được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Phạm Văn Sinh.
Em xin chân thành Thank !
B- Nội dung
I- Vấn đề con người trong triết học Mác - Lênin.
Vấn đề con người, theo nghĩa rộng, bao gồm toàn bộ nội dung nghiên cứu các khoa học xã hội và nhân văn. Chủ nghĩa Mác - Lênin thực chất là học thuyết về giải phóng con người và giải phóng loài người. Vấn đề con người là nội dung cơ bản chủa chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, triết học Mác - Lênin nói riêng.
Với sự ra đời của quan điểm duy vật về lịch sử, lần đầu tiên vấn đề con người có được vị trí mà nó cần có; lần đầu tiên vấn đề con người được nhận thức một cách thật sự khoa học.
1. Nguồn gốc và bản chất của con người.
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã từng tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề nguồn gốc và bản chất con người. Trước C.Mác, vấn đề bản chất con người vẫn chưa được giải đáp một cách thực sự khoa học. Không những chủ nghĩa duy tâm mà cả chủ nghĩa duy vật trực quan, siêu hình cũng không nhận thức đúng bản chất con người.
Từ buổi sơ khai của mình, do hạn chế về nhận thức, con người đã không hiểu được những sức mạnh của thiên nhiên. Thiên nhiên vừa nuôi dưỡng con người, vừa thường xuyên gây ra những tai hoạ như: bão, lụt, sấm sét v.v.. Sợ hãi trước sức mạnh đó, con người đã thờ trời, thờ đất, thời núi sông, thờ muông thú, nhiều lúc đã coi những thứ ấy là nguồn gốc, là tổ tiên của mình. Rất nhiều dân tộc và tộc người đã nhận một con vật nào đó như vật tổ của mình và thờ cũng con vật đó .
Thời kỳ cuối xã hội nguyên thuỷ, đầu xã hội cổ đại, con người bắt đầu tìm hiểu nguồn gốc của mình và có những ý thức ban đầu về sức mạnh của bản thân mình.
Nói chung các tôn giáo đều quan niẹm con người do thần thánh, Thường đế sinh ra, cuộc sống con người do đấng tối cao an bài, sắp đặt.
Có những trào lưu triết học duy tâm không trực tiếp giải thích nguồn gốc con người từ trười, từ thần thánh, hay từ con vật linh thiêng nào, nhưng đã giải thích một cách không kém phần bí hiểm.
Trong lịch sử triết học ở cả phương Tây và phương Đông, thời nào cũng có tư tưởng duy vật, gắn liền với thực tiễn xã hội. Tuy nhiên, bàn về nguồn gốc, bản chất con người, tư tưởng thống trị trong thời cổ đại và trung đại vẫn là quan điểm duy tâm. Thời cận đại, nhận thức về nguồn gốc và bản chất con người có một bước tiến đáng kể. Triết học duy vật và duy tâm đều phản ánh những vấn đề mới mẻ do thời đại đặt ra. Các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII và Phoiơbắc, nhà duy vật lớn trong triết học cổ điển Đức, đều phê phán mạnh mẽ quan điểm duy tâm, thần bí và tìm cách giải thích nguồn gốc bản chất con người theo quan điểm duy vật. Với sự ra đời thuyết tiến hoá các loài Đácuyn, các nhà triết học duy vật nói trên đã có căn cứ khoa học để chỉ ra nguồn gốc phi thần thành của con ngươì. "Không phải chúa đã tạo ra con người theo hình ảnh của chúa mà chính con người đã tạo ra chúa theo hình ảnh của con người". Lời nói sắc sảo này của Phoiơbắc đã được C.Mác và Ph.Ăngghen đánh giá cao khi hai ông nói về vai trò của các nhà duy vật trong việc phê phán những quan điểm duy tâm thần bí về nguồn gốc và bản chất của con người. C.Mác đã khái quát bản chất con người qua câu nói nổi tiếng sau đây:
"Phoiơbắc hoà tan theo bản chất tôn giáo vào bản chất con người. Nhưng bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội" (5.3-11).
Với quan điểm duy vật triệt để và phương pháp biện chứng, Mác đã đưa ra một quan niệm hoàn chỉnh về khái niệm con người, cũng như về bản chất của con người. Chủ nghĩa Mác phân biệt rõ hai mặt trong khái niệm con người: mặt sinh vật và mặt xã hội.
C.Mác không hề phủ nhận mặt tự nhiên, mặt sinh học khi xem xét con người với tư cách là những cá nhân sống. Mác viết: "vì vậy, điều cụ thể đầu tiên cần xác định là tổ chức cơ thể của những cá nhân ấy và mối quan hệ mà tổ chức cơ thể ấy tạo ra giữa họ với phần còn lại của giới tự nhiên". Theo Mác, "mọi khoa ghi chép lịch sử đều phải xuất phát từ những cơ sở tự nhiên ấy.
Trước hết Mác thừa nhận con người là một động vật cao cấp nhất, sản phẩm của sự tiến hoá lâu dài của giới sinh vật như tiến hoá luận của Đácuyn đã khẳng định. Như mọi động vật khác, con người là một bộ phận của thiên nhiên, tìm thức ăn, nước uống... từ trong thiên nhiên. Như mọi động vật khác, con người phải "đấu tranh" để tồn tại, ăn uống, sinh con đẻ cái.. Tuy nhiên, C.Mác không thừa nhận quan điểm cho rằng: cái duy nhất tạo nên bản chất con người là đặc tính sinh học, là bản năng sinh vật của con người. Con người vốn là một sinh vật có đầy đủ những đặc trưng của sinh vật, nhưng lại có nhiều điểm phân biệt với các sinh vật khác. Vậy con người khác động vật ở chỗ nào? Trước C.Mác và cùng thời đã có nhiều nhà tư tưởng lớn đã đưa ra những tiêu chí phân biệt người và động vật có sức thuyết phục, chẳng hạn như Phranklin cho rằng con người khác con vật ở chỗ con người biết sử dụng công cụ lao động, Arixtốt đã gọi con người là "một động vật có tính xã hội", Passcal nhấn mạnh đặc điểm của con người và sức mạnh của con người là ở chỗ con người biết suy nghĩ (con người là "một cây sậy, nhưng là một cây sậy biết suy nghĩ"). Các nhận định trên đều đúng khi nêu lên một khía cạnh về bản chất của con người, nhưng những nhận định đó đều phiến diện, không nói lên được nguồn gốc của những đặc điểm ấy và mối quan hệ biện chứng giữa chúng với nhau.
Triết học Mác nhìn vấn đề bản chất con người một cách toàn diện, cụ thể, xem xét bản chất con người không phải một cách chung chung, trừu tượng mà trong tính hiện thực, cụ thể của nó, trong quá trình phát triển của nó.
C.Mác và Ăngghen đã phân tíc vai trò của lao động sản xuất ở con người như sau: "Có thể phân biệt con người với súc vật, bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được. Bản thân con người bắt đầ bằng tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình - đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định. Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình .
Con người là một bộ phận của tự nhiên, nhưng trong mối quan hệ với tự nhiên con người hoàn toàn khác con vật.
C.Mác phân biệt rõ ràng: "Về mặt thể xác, con người chỉ sống bằng những sản phẩm tự nhiên ấy, dù là dưới hình thức thực phẩm, nhiên liệu, áo quần, nhà ở, v.v... về mặt thực tiễn, tính phổ biến của con người biểu hiện ra chính ở cái phổ biến toàn bộ giới tự nhiên thành thân thể vô cơ của con người.
Ông kết luận: "Con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên" Câu nói sâu sắc này nêu lên tính tất yếu của sự hoà hợp giữa con người và tự nhiên. Nhờ hoạt động thực tiễn, con người quan hệ với tự nhiên cũng có nghĩa là con người quan hệ với bản thân mình, bởi tự nhiên là "thân thể vô cơ của con người".
Tính loài của con người không phải tính loài trừu tượng. Nó cũng có nghĩa là tính xã hội, và loài người chính là "xã hội người".
Con người có tính xã hội trước hết bởi bản thân hoạt động sản xuất của con người là hoạt động mang tính xã hội. Trong hoạt động sản xuất, con người không thể tách khỏi xã hội. Tính xã hội là đặc điểm cơ bản làm cho con người khác con vật. Hoạt động của con vật chỉ phục vụ nhu cầu trực tiếp của nó, còn hoạt động của con người gắn liền với xã hội và phục vụ cho cả xã hội. Xã hội cùng với tự nhiên là điều kiện tồn tại của con người. Tính xã hội của con người thể hiện ở hoạt động và giao tiếp xã hội. Hoạt động của con người không phải hoạt động theo bản năng như động vật mà là hoạt động có ý thức. Tư duy con người phát triển trong hoạt động và giao tiếp xã hội, trước hết là trong hoạt động lao động sản xuất. Với ý nghĩa trên đây, có thể nói con người phân biệt với động vật ở tư duy mà ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy. Bởi cơ sở của tư duy là hoạt động thực tiễn xã hội. "Những miền sâu thẳm của tâm linh" cũng không thể có được nếu như không có hoạt động mang tính xã hội và những quan hệ xã hội của con người.
Nói tóm lại con người khác con vật về bản chất ở cả ba mặt: quan hệ với thiên nhiên, quan hệ với xã hội, quan hệ với bản thân. Cả ba mối quan hệ đó đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội là quan hệ bản chất nhất, bao quát nhất trong mọi hoạt động của con người, cả trong lao động, sinh con đẻ cái và trong tư duy.
Khi C.Mác nói: "Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội", thì ta hiểu những quan hệ ấy thể hiện trong toàn bộ hoạt động cụ thể của con người. Không có con người trừu tượng mà chỉ có những con người sống, hoạt động trong một xã hội nhất định, một thời đại nhất định, trong những điều kiện lịch sử nhất địh, nghĩa là những con người cùng với xã hội mình khai thác thiên nhiên, sinh hoạt xã hội, phát triển ý thức. Chỉ trong toàn bộ những quan hệ xã hội cụ thể đó, con người mới bộ lộ và thực hiện được bản chất thật sự của mình. Xét về bản chất của một con người cũng như của một dân tộc phải xuất phát từ toàn bộ những quan hệ xã hội ấy.
Tính xã hội của con người phát triển từ thấp đến cao, từ hoạt động bản năng đến hoạt động có ý thức , cũng như bản thân ý thức.
Con người không chỉ có bản năng sinh học, mà còn có bản năng xã hội. Cái bản năng xã hội đã bắt đầu nhen nhóm trong những tập đoàn động vật, đặc biệt là tập đoàn khỉ, nó tạo nên tính xã hội của những động vật ấy. Cách đây hàng triệu năm trong sự tiến hoá của một số loài khỉ thì cái bản năng xã hội hay tính xã hội phát triển và bao trùm từng bước cái bản năng sinh học. Vì vậy, "bản năng xã hội là một trong những đòn bẩy quan trọng nhất của sự phát triển của con người từ khỉ" bản năng xã hội của con người là bản năng có ý thức.
Lao động lúc mới phát sinh và phát triển từ tổ tiên loài vượn thì dĩ nhiên là tiến hoá theo bản năng, nhưng khi ý thức và ngôn ngữ đã xuất hiện và phát triển thì lao động trở thành lao động có tính chất xã hội.
ở mỗi bước tiến lên của lao động xã hội, của tiếng nói và ý thức , lại hình thành ra những con người mới của hoạt động liên hệ thần kinh trong vỏ não. Và trên cơ sở ấy thì lựa chọn tự nhiên cố định trên một cơ cấu di truyền trên vỏ não, làm cho con đường liên hệ thần kinh mới xuất hiện trong thực tiễn lao động.
Tầng trên của vỏ não người chính là ở di truyền của bản năng lao động xã hội của con người nguyên thuỷ mà c.Mác và Ph.Ăngghen đã nhận định là bản năng có ý thức. Do đó, bản năng lao động xã hội với tư cách là bản năng có ý thức, chính là chức năng cơ bản của tầng trên vỏ não người.Đấy là cái vốn di truyền đã được xây dựng trong sự tiến hoá từ tổ tiên vượn lên người, thông qua nhiều bước nhảy vọt. Mỗi bước nhảy vọt này là kết quả của sự phát triển của lao động xã hội ở giai đoạn trước trong quá trình trở thành người. Dĩ nhiên kết quả đó phải có những điều kiện tự nhiên nhất định.
Lao động xã hội quyết định đời sống con người, nên bản năng sinh vật được thu hút và hội nhập vào bản năng lao động xã hội, cái bản năng xã hội đặc thù của con người.
Khi C.Mác chỉ ra rằng bản chất con người, trong tính hiện thực của nó, là tổng hoà mối quan hệ xã hội thì ông không dừng lại ở bản năng sinh vật của con người. C.Mác nói đến con người là nói đến con người hiện thực, nói đến bản năng xã hội của con người trong mọi quan hệ của đời sống.
2. Quan hệ giữa cá nhân và xã hội.
Quan hệ giữa cá nhân và xã hội là vấn đề có vị trí quan trọng đặc biệt trong học thuyết của Mác. Các tác phẩm của các nhà kinh điểm Mác - Lênin đã đề cập đến vấn đề này một cách toàn diện, sâu sắc có hệ thống trên cơ sở chủ nghĩa duy vật lịch sử.
2.1.Khái niệm cá nhân và xã hội.
Khái niệm cá nhân chỉ con người cụ thể sống trong một xã hội nhất định với tư cách một cá thể, một thành viên của xã hội ấy; do những đặc điểm riêng biệt của mình mà phân biệt với những thành viên khác của xã hội.
văn cũng như trong một số khoa học tự nhiên có nghiên cứu về con người nhìn chung, đều bị cô lập hoá và chia cắt theo các khía cạnh quá chuyển biệt, đến nỗi rất khó hình dung bóng dáng của con người bằng xương bằng thịt trong các nghiên cứu chuyên ngành.
Sự ra đời của ngành tri thức mới về con người vào lúc này quả là phù hợp với đòi hỏi của cuộc sống và của nhận thức.
Theo chúng tôi, con người Việt Nam, một mặt, do được sinh ra từ lịch sử đặc thù của xã hội Việt Nam và được đặt trước những thách thức riêng biệt đối với sự phát triển của xã hội Việt Nam nên chắc chắn có những nét đặc thù só với người phương Tây. Người Nga, người Trung Hoa hay Đông – Nam á... song mặt khác, người Việt, ngay từ ngàn xưa đã là sản phẩm của sự giao thoa giữa các nền văn hoá. Có thể nói, về mặt địa – chính trị. Việt Nam thuộc khu vực Đông – Nam á, tức là có nhiều nét tương đồng với khu vực này. Nhưng về mặt văn hoá, do chịu ảnh hưởng nhiều của văn ohá không giao nên Việt Nam lại thuộc về vùng văn hoá Đông á. Đây là một đặc điểm khá tế nhị, có ý nghĩa qui định đáng kể đối với sự phát triển của con người và xã hội Việt Nam tương lai. Do vậy, đặc điểm này rất đang được lưu ý để nghiên cứu con người Việt Nam.
Đứng trước những thách thức mới của sự phát triển, những thách thức đặt ra trong thời đại toàn cầu hoá, người Việt có đặc thù xã hội, đặc thù tâm lý, đặc thù văn hoá (và có thể có những nét đặc thù sinh học) riêng. Đó là “những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước” như đã được Đảng ta khẳng định.
Đương nhiên, cái riêng, cái đặc thù ở đây không hiểu theo nghĩa tuyệt đối. “Riêng” không có nghĩa là không hề tồn tại ở các dân tộc khác, mà “riêng” chỉ với nghĩa là khác về vị trí trong bảng giá trị so với các dân tộc khác.
Với tinh thần ấy, chúng tui hiểu những giá trị đặc thù của con người Việt Nam không phải chỉ là một hành trang dành riêng cho sự phát triển của xã hội Việt Nam, bên thềm thế kỷ XXI, đó còn là một phần tài sản chung của văn hoá nhân loại.
C- Kết luận
Tóm lại trong đề tài là vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin và trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Đề tài cho em hiểu được nguồn gốc và bản chất của co người. Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, vai trò của quần chúng và cá nhân trong lịch sử, vấn đề con người trong mục tiêu xây dựng con người xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng xã hội mới, chúng ta đang bước sang một kỷ nguyên mới, em muốn thế giới này xinh đẹp, không còn nạn phân biệt chủng tộc, đối xử bình đẳng với phụ nữ, được tham gia vào các quan hệ xã hội và trong hoạt động chính trị.
Mặc dù xây dựng con người trong thời kỳ mới hiện đại nhưng vẫn phải giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Thế kỷ 21 là thế kỷ hội nhập mở cửa nhưng “hoà nhập” chứ không phải “hoà tan”. Lấy giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc làm nguồn gốc, động lực của sự phát triển.
Mục lục
A- Đặt vấn đề.
B- Nội dung 1
I- Vấn đề con người trong triết học Mác - Lênin. 1
1. Nguồn gốc và bản chất của con người. 1
2. Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. 6
2.1.Khái niệm cá nhân và xã hội. 6
2.2. Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. 7
3. Vai trò của quần chúng và cá nhân trong lịch sử và sự nghiệp phát triển 9
3.1. Vai trò của quần chúng. 9
3.2. Vai trò của cá nhân, cá nhân ưu tú lãnh tụ. 10
II- Vấn đề con người và giải phóng con người trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 11
1. Vấn đề con người trong mục tiêu cách mạng của Đảng. 11
2. Xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa trong thời đại mới. 13
3. Gắn phát triển con người hiện đại với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 15
4. Nghiên cứu con người trước thềm thế kỷ XXI. 19
C- Kết luận 22
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: phranklin nói về nguồn gốc con người, vấn đề con người ở cách mạng việt nam, slide vấn đề con người trong triết học, vai trò của con người trong sự nghiệp cách mạng xhcn, slide Hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người, phân tích hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người, Phân tích vấn đề con người trong sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam., Vấn đề con người trong sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam
Last edited by a moderator: