daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Giáo dục con người là điều cần thiết phải có đối với bất kỳ ai sinh ra đời.
Giáo dục về học thức, về tầm hiểu biết và quan trọng hơn hết là vấn đề về giáo dục
nhân cách và đạo đức sống. Dù ở hiện tại hay quá khứ, vấn đề giáo dục nhân cách
và đạo đức vẫn không dư thừa, vấn đề là cách thức giáo dục và hoàn cảnh giáo dục
diễn ra như thế nào mà thôi.
Trong thời đại bon chen và thực dụng hiện nay, bản chất giáo dục càng mất
dần đi tính đạo đức , tính thiện, khi mà con người tự hủy diệt nhau bằng chính nhân
cách sống bị tha hóa nghiêm trọng. Thời đại của bạo lực học đường, bạo lực xã hội
ngày càng diễn ra phức tạp. Phải chăng chúng ta cần nhìn nhận lại vấn đề giáo dục
nhân cách, đạo đức.
Nền giáo dục xưa của nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của Trung Hoa với Tứ
thư, Ngũ Kinh, Tam tự kinh là sách gối đầu giường của Nho sinh khi mới bắt đầu
học những bài học về đạo lý làm người. Kinh nghiệm và tinh hoa ấy chúng ta không
thể phủ nhận một phần nào đó đã góp phần duy trì được nền luân lý và đạo đức thời
bấy giờ. Bên cạnh những quyển sách đó, gắn với việc giáo dục đạo đức cần nói đến
quyển “Minh tâm bảo giám”, quyển sách mang tính giáo dục đạo đức phổ biến mà
những ai đã từng học qua Hán-Nôm cũng từng nghe qua hay ít nhiều cũng thuộc
được ít nhiều câu trong sách.
Gắn với vấn đề giáo dục nhân cách con người hiện nay, chúng ta rất cần
nghiền ngẫm và xem xét lại việc giáo dục nay khác xưa như thế nào. Với quyển
“Minh tâm bảo giám” thiết nghĩ sẽ rất cần thiết nếu ta chịu đọc và thẩm thấu, một
phần nào sẽ mang lại định hướng giáo dục nhân cách tốt hơn cho mỗi độc giả trong
thời hiện tại.
Chọn đề tài “Vấn đề giáo dục con người trong Minh tâm bảo giám”, người
viết mong muốn góp phần tìm hiểu lại các giá trị đạo đức mà các bậc thánh hiền xưa
kia đã góp nhặt xem xét đối chiếu và áp dụng vào vấn đề giáo dục con người hiện
tại. Bên cạnh đó, nghiên cứu đề tài này trực tiếp người viết cũng có được cơ hội trau
dồi đạo đức bản thân, và cũng phần nào mong muốn góp phần nào cho việc tìm hiểu
sâu hơn các tác phẩm Hán cổ gắn với giáo dục con người hiện tại mà nội dung giáo
dục về luân thường, đạo lý ngày càng cấp thiết như hiện nay.
Chính những vấn đề được nêu ra ở trên, người viết quyết định chọn đề tài
“Vấn đề giáo dục con người trong Minh tâm bảo giám” làm đề tài nghiên cứu cho
luận văn tốt nghiệp của mình. Với luận văn và tầm hiểu biết còn hạn chế, nhưng với
sự cố gắng hết mình, người viết mong muốn đóng góp phần nào cho mảng Hán cổ
cũng như vấn đề giáo dục khi nhắc đến tác phẩm “Minh tâm bảo giám”.
2. Lịch sử vấn đề
Sách “Minh tâm bảo giám” là quyển sách tập hợp những lời dạy về đạo đức
luân lý của các bậc thánh hiền và được lưu truyền đến ngày nay. Do tập hợp nhiều
lời dạy về luân lý, “Minh tâm bảo giám” được nhiều giới nghiên cứu quan tâm, cả
về Hán học lẫn tâm linh.
Với bài viết “Minh tâm bảo giám rất cần cho thời hiện đại” tác giả Quảng Huệ
đã đánh giá cao quyển “Minh tâm bảo giám” với trích dẫn như sau:
“Khoa học mà không có luân lý thì sẽ thành khoa học trộm cướp giết người.Nhờ
báo đài, internet tui nhận thấy thời gian qua, đạo đức ở một số con người đã biến
mất.Có người không còn chất người, chỉ còn bản năng sinh tồn là con - là động vật.
Nhưng con ấy lại đang cùng sống chung trong cộng động con người.Từ việc xử sự
với nhau không thể hiện nhân bản cho đến dã man hơn lòai dã thú. Hành vi tàn ác ở
phần tử này chẳng những đối với cộng đồng mà ngay cả trong gia đình, nhà trường.
Từ việc nhỏ như lừa đảo, trần lột, cho đến trộm cắp, cướp của giết người diễn
ra hàng ngày, hàng giờ đã nhanh chóng tràn lan ngay chính trong gia tộc, gia đình.
Hành vi giết nhau xảy ra từ ngay trong mái ấm từng nuôi dưỡng mình, giết cả
những người từng sinh ra, nuôi nấng mình, cho đến giết hại cả những người thân.
Cha giết con, vợ giết chồng, ông giết cháu, anh giết em, em giết anh, chị, rễ giết cha
mẹ vợ...Nói chung là luân thường đạo lý hầu như đã không còn ở một bộ phận con
người trên hành tinh này.Trong khi hành tinh này ngày càng mất đi màu xanh thì
con người dần mất đi bản chất là "con người". Nhiều vụ tàn sát, giết người hàng lọat
cho đến khủng bố....Tất cả nói lên thời kỳ băng họai đang đến gần.Vì thế, nhân đọc
và nghiên cứu quyển sách "MINH TÂM BẢO GIÁM" giữa thời kỳ hiện đại hóa,
gọi là văn minh, tui xin lần lượt đưa ra cho công luận hiểu rằng tại sao con người
trên trái đất này tồn tại từ hàng triệu năm đến nay mà ngày càng phát triển. Nghịch
lý ở đây chính là càng phát triển về khoa học thì con người càng mất dần đi đạo
nhân. Có thể nói, chính đạo nhân đã từng duy trì sự tồn tại xã hội lòai người đến
hôm nay. Nhưng giờ đây, tình trạng mất dần nhân tính từ lối sống thực dụng đã
từng bước phá vỡ môi trường sống con người.
Trong 20 chương của “Minh tâm bảo giám” mặc dù cách nay đã mấy trăm
năm nhưng tui thấy vẫn rất cần trong xã hội hiện tại. Nếu cho rằng tui cổ hủ thì tôi
cũng cam chịu. Nhưng trong cổ hủ ấy hàm chứa chất giáo dục con trở thành người
rất sâu sắc và hữu hiệu. Nên chăng cho con cái chúng ta nghiên cứu lại quyển sách
"cổ xưa" này từ dịch giả Tạ Thanh Bạch.
Hai mươi chương ấy gồm: Kế thiện, Thiên lý, Thuận mệnh, Hiếu hạnh, Chính
kỷ, An phận, Tồn tâm, Giới tính, Khuyến học, Huấn tử, Tỉnh tâm, Lập giáo, Trị
chính, Trị gia, An nghĩa, Tuân lễ, Tồn tính, Ngôn ngữ, Giao hữu và Phụ hạnh. Nội
dung giáo dục con người trên mọi lứa tuổi, cấp bậc chức vụ, giai tầng trong xã hội
rất quý báu. Nếu cho rằng huấn thị này mang nặng tính chất phong kiến thì rõ ràng
chúng ta đã phủ sạch nét tinh hoa của con người. Chính nét đẹp tinh túy ấy, giúp
con ngừoi tồn tại để được văn minh đến hôm nay. Nhưng khi văn minh chỉ văn
minh vật chất, còn văn minh trong quan hệ, ứng xử cộng động thì không có gì để
nói cả.”
(Trích bài viết “Minh tâm bảo giám rất cần cho thời hiện đại” – Thích Quảng Huệ,
viết ngày 20/3/2010. Nguồn: Internet)
Nhìn nhận các thực trạng suy đồi và tha hóa về mặt đạo đức, tác giả Thích
Quảng Huệ đã nhìn nhận và tìm lại giá trị của đạo đức và luân lý qua lời dạy của
người xưa trong “Minh tâm bảo giám” và trích ra một số lời dạy trong sách đến với
các đọc giả trẻ online, góp một phần nào đó nhắc lại một số cách cư xử, đạo đức mà
con người trong xã hội hiện nay cần nhớ, học hỏi và trau dồi.
Cùng nói đến vấn đề giáo dục đạo đức trong “Minh tâm bảo giám”. Một bài
viết của các tín đồ Thiên chúa giáo mang tựa đề “Nhân bản ở xã hội Việt Nam” đã
dẫn ra khá nhiều lời dạy trong “Minh tâm bảo giám” làm nền tảng nhân bản cho tôn
giáo và các tín đồ Thiên chúa giáo. Bài viết đã dẫn và so sánh tư tưởng nhân bản
của Nho giáo và tư tưởng giáo dục của Việt Nam như sau
Nho giáo : (Sách Ích trí viết : "Vua tui bất tín, nước không yên ; cha con bất tín
nhà chẳng hoà thuận ; anh em bất tín, tình không thân thiết ; bạn bè bất tín, giao
kết dễ xa rời" – “Minh Tâm Bảo Giám”)
Việt Nam : - Một lời đã trót hứa ra, Dẫu xe bốn ngựa khó mà đuổi theo ("Nhất
ngôn ký xuất, tứ mã nan truy") ; - Làm ơn, ắt hẳn nên ơn,Trời nào phụ kẻ có
nhơn (nhân) bao giờ ; - Ai mà phụ nghĩa quên công, thì đeo trăm cánh hoa hồng
chẳng thơm ; - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sàng ;
Hay khi nói về giáo dục con gái, bài viết có trích một số lời dạy trong “Minh tâm bảo
giám” như sau
* Nho giáo : Sách Ích Tri viết : "Con gái thì có 4 điều tốt đáng khen trong 4 đức
: Một là : ĐỨC HẠNH - Hai là DUNG NHAN - Ba là LỜI NÓI - Bốn là CÔNG
VIỆC. Đức hạnh phụ nữ chẳng cần là tài danh, tiếng tốt ; Dung nhan phụ
nữ chẳng cần diễm tú, mỹ lệ ; Lời nói chẳng cần lanh lợi khéo nói ;
Công việc phụ nữ bất tất phải tinh xảo khéo léo hơn người" ("Minh Tâm Bửu
giám" - Thiên 'Phụ Hạnh').
* Việt Nam : Phận làm con gái trong nhà, Tam tòng tứ đức mới là người ngoan.
Bề ngoài cốt ở dung nhan, Sao cho tươi tỉnh chẳng màng se sua. Cửi canh bếp
núc sớm trưa, Chữ công vén khéo cho vừa cho xinh. Bên trong đức hạnh trung
trinh, Ở ăn lễ độ đượm tình nết na. Nói năng luôn giữ nếp nhà, Dưới trên phải
phép vào ra kính nhường.
Thật vậy, những lời dạy của “Minh tâm bảo giám” sẽ còn giá trị mãi mãi với
thời gian trong việc giáo dục đạo đức con người.
Vương Trung Hiếu trong quyển Hán học danh ngôn cũng đã trích dẫn một số
câu mang giá trị giáo dục tiêu biểu trong “Minh tâm bảo giám” với tinh thần “gạn
đục khơi trong , “để chắt lọc tinh hoa bồi đắp cho hiện tại, tạo cơ sở nối tiếp và đổi
mới tích cực, ngõ hầu vươn tới tương lai theo đúng trào lưu tiến bộ của thời đại”[
; 5].
Nhìn chung, giá trị giáo dục của “Minh tâm bảo giám” đã được nhiều tác
giả, nhà nghiên cứu đề cập và trở thành quyển sách quý răn dạy về đạo đức của mọi
thời đại.
Tuy nhiên xét sâu hơn về bình diện giáo dục đạo đức con người của “Minh
tâm bảo giám”, ta cần đi sâu hơn về đối tượng giáo dục chính.
Đề tài khóa luận “Vấn đề giáo dục con người trong MINH TÂM BẢO GIÁM” ,
chúng tui sẽ đi sâu hơn về đối tượng giáo dục chính của sách, đối chiếu với các giá

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay Luận văn Sư phạm 0
D Vấn đề nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học ở nước ta hiện nay Luận văn Sư phạm 0
B Vấn đề con người trong Triết học Nho Giáo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
D vấn đề phát triển Hóa học THCS lớp 8 - 9 (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên giỏi; Dành cho học sinh khá, giỏi; Ôn thi vào lớp 10 Chuyên hóa) Luận văn Sư phạm 0
D 60 đề thi phỏng vấn tuyển viên chức giáo viên Mầm non Luận văn Sư phạm 0
T Báo chí với vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho tuổi trẻ (Qua báo Tiền phong năm 1993 - 1994) Luận văn Sư phạm 0
S Nghiên cứu vấn đề giáo dục dân số - kế hoạch hoá gia đình cho sinh viên sư phạm thông qua giáo dục giới tính Luận văn Sư phạm 0
C Những vấn đề phụ nữ, gia đình, giáo dục trong hương ước cổ tỉnh Bắc Ninh Luận văn Sư phạm 2
L Những vấn đề văn học dân gian được đặt ra trên báo Giáo dục và Thời đại trong mười năm gần đây Văn học dân gian 0
T Đạo Công giáo và ảnh hưởng của nó đến vấn đề đoàn kết dân tộc ở Quảng Bình hiện nay Kinh tế chính trị 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top