yenbai_net

New Member

Download miễn phí Vấn đề lao động, việc làm trong bối cảnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong ngành, cơ sở thực tập





MỤC LỤC

 

Phần I: Giới thiệu chuyên đề 2

Phần II: Quá trình thu nhập thông tin và cơ sở pháp lý cho việc giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong bối cảnh cổ phần hoá trong doanh nghịêp Nhà nước . 3

1. Quá trình thu nhập thông tin 3

2. Cơ sở pháp lý . 4

Phần III: Thực trạng của công tác giải quyết lao động trong bối cảnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam . 7

1. Tình hình chung trên địa bàn tỉnh Nghệ An 7

2. Công ty cổ phần Xây dựng Thuỷ lợi 3 Nghệ An . 10

3. Công ty cổ phần lâm sản Nghệ An . 13

Phần IV: Nhật xét và kiến nghị 19

1. Nhận xét . 19

2. Kiến nghị . 20

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


c vụ cho việc nghiên cứu chuyên đề đã đăng ký.
1.b Phương pháp thu nhập
Có nhiều phương pháp để tiếp cận và thu nhập thông tin, dưới đây là một số biện pháp mà tui đã sử dụng để nắm bắt được các thông tin phục vụ cho việc viết chuyên đề:
-Trực tiếp tiếp cận và nắm bắt tình hình.
- Thông qua bộ máy quản lý và điều hành của cơ quan nơi thực tập là Sở Lao động thương binh và xã hội và cụ thể hơn là phòng hợp đồng – tiền lương.
- Tiếp cận và xử lý các thông tin qua hồ sơ, sách và các văn bản chỉ thị.
- Đi đến các cơ sở sản xuất, mà công ty đó là doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang hình thức mới là công ty cổ phần.
1.c Nguồn thu nhập thông tin.
- Cơ quan quản lý và giải quyết lao động và việc làm.
- Các văn bản pháp luật.
- Các báo cáo của Sở lao động thương binh và xã hội( của công ty đã cổ phần hoá).
- Các thông tin được đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, tranh ảnh, sách, hoạ báo
- trực tiếp tiếp cận và quan sát tại một số doanh nghiệp cổ phần hoá trên địa bàn Tỉnh Nghệ An.
2. Cơ sở pháp lý cho việc thực hiện giải quyết lao động và việc làm trong cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
Trong hoàn cảnh cả nước chuyển mình để hội nhập vào nền kinh tế của khu vực và thế giới, để phù hợp với thực tế và điều chỉnh việc chuyển doanh nghiệp sang công ty cổ phần, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh về vấn đề này.
Tài khoản 1 điều 8 của Nghị định 187 / 2004/ NĐ - CP của Chính phủ ngày 16 tháng 11 năm 2004 về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần có quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty cổ phần sau khi sắp xếp, chuyển đổi. Công ty cổ phần phải kế thừa mọi nghĩa vụ đối với người lao động từ công ty Nhà nước chuyển sang, công ty có trách nhiệm phải sắp xếp và sử dụng tối đa lao động tại thời điểm quyết định cổ phần hoá, nếu không bố trí được việc làm cho họ, công ty phải phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật tiến hành.
Khoản 8 Điều 36 Nghị định 187/ 2004/ NĐ/ CP quy định chính sách đối với người lao động cổ phần hoá:
Sau khi công ty Nhà nước chuyển sang công ty cổ phần, nếu do xắp xếp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, thay đổi công nghệ mà dẫn đến nguồn lao động bị mất việc hay thôi việc thì phải giải quyết các chế độ cho họ theo đúng điều kiện đó mà họ được hưởng các chế độ tương ứng.
Điều 37 Nghị định 187/ 2004/NĐ/ CP quy định các chính sách ưu đãi cho người lao động trong các doanh nghiệp cổ phần hoá.
Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm quyết định cổ phần hoá được mua tối đa 100 % cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực Nhà nước với giá giảm 40% so với gái đầu bình quân bán cho nhà đầu tư khác.
Người lao động vẫn được tiếp tục tham gia và hưởng các quyền lợi về bảo hiểm xã hội, được hưởng chế độ hưu trí và quyền lợi khác nếu đáp ứng đủ các điều kiện tại thời điểm cổ phần hoá.
Còn nếu bị mất việc làm hay thôi việc thì được thanh toán trợ cấp mất việc và thôi việc theo quy định của Pháp luật.
- Về chính sách đối với lao động dân cư do xắp xếp lại Doanh nghiệp Nhà nước được quy định trong nghị định 41/ 2002/ NĐ/ CP của chính phủ ngày 11 tháng 4 năm 2002, đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 155/ 2004/ NĐ/ CP của chính phủ ngày 10 tháng 08 năm 2004 của chính phủ.
Trong các văn bản pháp luật này, chia nguồn lao động thuộc diện dôi dư ra làm hai đối tượng:
+ Người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn. ( Điều 3. NĐ .41/2002)
+ Người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 đến 03 năm ( Điều 4. NĐ 41/ 2002NĐ CP).
- Nguồn kinh phí giải quyết lao động dôi dư cho quỹ hỗ trợ lao động dân cư do xắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước. Theo quyết định số 85 / 2002/ QĐ - BTC ngày 01 tháng 07 năm 2002 của bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành quy chế quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do xắp xếp lại Doanh nghiệp Nhà nước
- Thông tư số 11/ 2002/ TT – BLĐTBXH ngày 12 tháng 06 năm 2002 cảu bộ lao động thương binh xã hội, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 41 / 2002/ NĐ - CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của chính phủ về chính sách đối với Lao động dôi dư do xắp xếp lại doanh nghiệp Nhà Nước.
- Thông tư số 11/ 2003/TT – BLĐTBXH ngày 22 tháng 5 năm 2003 cuả Bộ lao động , thương binh và xã hội về thực hiện một số điều của Nghị định số 41/ 2002/ NĐ - CP.
Ngày 13 tháng 8 năm 2002 uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An có chỉ thị số 30/ 2002 / CT – UB về việc triển khai thực hịên chính sách chính sách đối với lao động dôi dư do xắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tỉnh quản lý.
- Ngày 22 tháng 07 năm 2005 Uỷ ban nhân dân Tỉnh có chỉ thị số 26/ 2005/ CT – UBND về việc đẩy nhanh, vững chắc công tác xắp xếp lao đổ mới các công ty Nhà nước do Tỉnh quản lý; Chấn chỉnh công tác xắp xếp lao động, giải quyết chế độ dân cư đúng đối tượng, có hiệu quả và theo đúng quy trình, quy định.
Phần III. Thực trạng của công tác giải quyết lao động việc làm trong bối cảnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại địa phương.
1) Tình hình chung trên địa bàn Tỉnh Nghệ An.
Từ năm 2002 , thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước mà cụ thể là các văn bản pháp luật: Nghị định 64/2002/NĐ/ CP và Nghị định 187/ 2004/ NĐ / CP; Nghị định 41/2002/ NĐ/ CP của chính phủVà các văn bản pháp luật tại địa bàn tỉnh Nghệ An. Tỉnh Nghệ An đã đổi mới xắp xếp lại nhiều doanh nghiệp Nhà nước sang các hình thức sở hữu mới:
Doanh nghiệp 100% cổ phần vốn Nhà nước; sát nhập, hợp nhất; Công ty TNHH một thành viên; doanh nghiệp bán, giải thể; cổ phần hoá;
- Kết quả xắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước của tỉnh:
+ Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2001; Tổng số doanh nghiệp do tỉnh quản lý là: 110 doanh nghiệp.
+ Đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 Tỉnh đã chuyển đổi xắp xếp lại 95 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hoá 69 doanh nghiệp.
_ Kết quả thực hiện chính sách cho người lao động dôi dư theo Nghị định 41/ 2002/ NĐ - CP.
Tính đến 31 tháng 12 năm 2006 đã có 69 doanh nghiệp cổ phần hoá, khi thực hiện xắp xếp, chuyển đổi đã giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư theo Nghị định 41/ 2002/ NĐ - CP, đã được sở Lao động và thương binh xã hội, Sở tài chính cấp kinh phí chi trả. tính quỹ hỗ trợ lao động dôi đư – Bộ tài chính cấp kinh phí, kết quả cụ thể như sau.
- Tổng số lao động trong 69 doanh nghiệp tại thời điểm xắp xếp: 15402 người.
+ Số lao động trong các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng 10133 người, chiếm 65,8 %.
+ Số lao động dôi dư là: 5260 chiếm 34,2%.
Trong đó:
* Lao động thuộc đối tượng nghỉ hưu trước tuổi: 303 người chiếm 5,8% lao động dôi dư.
* Lao động thuộc đối tượng mất việc làm hưởng chế độ theo Nghị định số 41/ 2002/ NĐ - CP: 4612 người, chiếm 87,9 % lao động dôi dư.
* Đối tượng khác: 345 người, chiếm 6,6% ( bao gồn người lao động nghỉ việc theo chính sách quy địnhb của Bộ luật lao động, thuyên chuyển đến các đơn vị khác ..)
- Về thực hiện chế độ dôi dư lần hai: (đối với các công ty đơn vị đã thực hiên sắp xếp hoạt động trong vòng 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) Đã có 24 doanh nghiệp thuộc các khối sản xuất kinh doanh như: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, công nông nghiệp, thương mại, xây dựng, dịch vụ, du lịch, giáo dục, thuỷ văn, văn hoá thực hiện lại phương án xắp xếp lại lao động, kết quả như sau:
- Tổng số lao động tại thời điểm xắp xếp là: 4164 người.
- Số lao động trong các doanh nghiệp có nhu cầu sử sụng: 3577 người.
- Số lao động không cần sử dụng: 582 người.
- Số lao động dôi dư được hưởng chính sách theo Nghị định 41/2002/NĐ - CP là 526 người, với số tiền là 18. 186.334.950 đồng , trong đó:
+ Chi trả cho người lao động nghỉ hưu trước tuổi: 28 người với số tiền là: 760.909. 050đồng.
+ Chi trả cho người lao động thuộc đối tượng mất việc làm: 498 người với số tiền là 17.425.900 đồng.
Trong quá trình sắp xếp lại, còn có khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện:
- Các doanh nghiệp thuộc diện xắp xếp, chuyển đổi còn chênh lệch với yêu cầu đặt ra.
- Hồ sơ lao động của người lao động còn thiếu các thủ tục cần thiết. Qua quá trình kiểm tra, thẩm định hồ sơ của người lao động dôi dư để thực hiện chính sách theo Nghị định 41/2002/NĐ - CP, các văn bản thiếu trong hồ sơ gốc phổ biến là: Quyết định tiếp nhận ban đầu, quyết định thuyên chuyển, chuyển ngành Bên cạnh đó do niên hạn sử dụng quá lâu nên khó xác định thời gian thực tế làm việc. Mặt khác, thời gian chờ đợi người lao động bổ sung hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu nhiều đơn vị bổ sung chậm nên ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện sắp xếp, chuyển đổi đối với doanh nghiệp.
- Thực tế các doanh nghiệp Nhà nước thuộc tỉnh quản lý , đa số trước thời điểm sắp xếp, chuyển đổi hoạt động sản xuất kinh doanh đều thua lỗ, không thiết lập được quỹ dự phòng mất việc làm để giải quyết chính sách cho người lao động. Trong khi đó Nhà nước chỉ hỗ trợ phần chi trả theo quy định ( Nhà nước trừ phần doanh nghiệp doanh nghiệp phải lập quỹ dự phòng mất việc hàng năm). Do đó các doanh ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
V Thực trạng về lao động việc làm và vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thỏi Bỡnh Luận văn Kinh tế 0
R Thực trạng công tác thanh tra về vấn đề an toàn vệ sinh lao động tại tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam Luận văn Kinh tế 4
S Vấn đề tạo việc làm cho người lao động ở thành phố Hải Dương Luận văn Kinh tế 0
Z Những vấn đề chung về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Luận văn Kinh tế 0
T vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán lao động và tiền lương trong các doanh nghiệp nói chung và trong các doanh nghiệp xây lắp nói riêng Luận văn Kinh tế 0
T So sánh hệ thống pháp luật lao động Việt Nam với các công ước của ilo liên quan đến vấn đề lao động trẻ em Luận văn Kinh tế 0
T Những vấn đề cơ bản về bảo hiểm lao động Luận văn Kinh tế 0
Y Thực trạng một số vấn đề về lao động của công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
G Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao động ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Vấn đề xuất khẩu lao động của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top