heocondethuongk2410
New Member
Download miễn phí Đề tài Vấn đề liên kết kinh tế trong ngành may mặc Việt Nam
Mở đầu 1
1. Những vấn đề chung về liên kết kinh tế 2
1.1. Khái niệm liên kết kinh tế. 2
1.2. Đặc điểm của liên kết kinh tế. 2
1.3. Các hình thức liên kết kinh tế. 3
1.3.1. Hình thức liên kết dọc 3
1.3.2. Hình thức liên kết ngang. 4
1.4. Tính tất yếu phải liên kết kinh tế. 4
1.4.1. Tất yếu khách quan của liên kết kinh tế. 4
1.4.2. Vai trò của liên kết kinh tế. 5
1.4.3. Phân tích môi trường chung. 7
2. Phát triển các quan hệ liên kết kinh tế của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. 9
2.1. Đặc điểm ngành may mặc Việt Nam 9
2.2. Thực trạng ngành may mặc Việt Nam 10
2.3. Kinh nghiệm từ quốc tế 12
2.3.1. Những tích cực từ Trung Quốc 12
2.3.2. Bài học từ thất bại của Thái Lan 13
2.4. Những khó khăn, yếu kém trong khâu quản lý và liên kết kinh tế. 14
3. Giải pháp phát triển các quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp may mặc Việt Nam 15
3.1. Chiến lược phát triển của ngành may mặc 15
3.2. Chính sách của nhà nước với ngành may mặc 16
3.3. Giải pháp từ bản thân với mô hình công ty mẹ - con. 16
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2016-02-05-de_tai_van_de_lien_ket_kinh_te_trong_nganh_may_mac_viet_nam_c0b66K4d4s.png /tai-lieu/de-tai-van-de-lien-ket-kinh-te-trong-nganh-may-mac-viet-nam-90179/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Nhà cung ứng nguyên vật liệu
Doanh nghiệp
Khách hàng
Hình thức liên kết ngang.
Hình thức liên kết kinh tế theo chiều ngang thực chất là việc phân nhỏ các giai đoạn trong một chuỗi sản xuất. Ví dụ trong ngành may yêu cầu các bước từ dệt sợi, nhuộm vải, cắt, may, hoàn thiện sản phẩm và mang bán. Việc phân nhỏ này do sự phân công lao động xã hội làm tách rời các khâu. Liên kết ngang sẽ liên kết các khâu lại với nhau làm cho quá trình sản xuất trở nên trôi chảy và thống nhất với nhau. Như thế không những tiết kiệm được các chi phí sản xuất không đáng có mà còn giảm thiểu những sai lệch về các tiêu chuẩn, kích cỡ, mầu sắc tạo tiền đề cho việc tiêu chuẩn hóa các sản phẩm, làm cho các sản phẩm có tính lắp lẫn cao hơn, mang lại nhiều chức năng sử dụng cho khách hàng.
Ý tưởng
Thiết kế
Cắt
May
Phân phối và tiêu thụ
Tính tất yếu phải liên kết kinh tế.
Tất yếu khách quan của liên kết kinh tế.
Liên kết kinh tế là yêu cầu bức thiết trong vấn đề phát triển kinh tế không chỉ ở phương diện chủ quan mà thực sự là một tất yếu khách quan của nền kinh tế.
Trước hết do yêu cầu bảo đảm tính thống nhất của quá trình tái sản xuất – xã hội, tái sản xuất mở rộng. Do tác động của sự phát triển phân công lao động xã hội và của lực lượng sản xuất làm cho quá trình đó bị phân chia thành nhiều khâu độc lập tách rời nhau. Có nhiều cách để thực hiện sự kết hợp các khâu nhưng nếu thông qua liên kết kinh tế sẽ chặt chẽ và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Liên kết kinh tế là một hoạt động kinh tế cũng sẽ tuân theo các quy luật kinh tế như quy luật tích tụ, tập trung hóa sản xuất và xã hội hóa sản xuất, hay như quy luật cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận. Hoạt động trong nền kinh tế thị trường khiến các doanh nghiệp luôn đề ra những biện pháp thích hợp và có hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà thích hợp hơn cả là liên kết kinh tế.
Thứ ba liên kết kinh tế là hậu quả tất yếu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Với những bước phát triển mới sâu rộng, tác động tới mọi ngành kinh tế quốc dân, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các doanh nghiệp phải tăng cường liên kết để nắm bắt, ứng dụng nhanh các thành tựu mới của tiến bộ khoa học công nghệ. Từ đó tăng khả năng sản xuất đáp ứng kịp thời nhu cầu mới phát sinh do tác động của khoa học công nghệ.
Vai trò của liên kết kinh tế.
Liên kết kinh tế giúp doanh nghiệp khắc phục những bất lợi về quy mô. “To không phải là tốt”- Đó là câu châm ngôn mà chúng ta vẫn thường gặp trong đời sống hàng ngày. Câu nói có vẻ hài hước này, thực ra lại rất đúng trong tổ chức sản xuất kinh doanh công nghiệp. Chúng ta đều biết, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều có một hay vài lĩnh vực hoạt động chủ đạo, mang tính đặc thù, chuyên biệt. Bên cạnh đó, là một loạt các hoạt động phụ, mà bản thân doanh nghiệp không thể thực hiện được, nhưng nó lại không thể thiếu đối với dây chuyền sản xuất chính. Ví dụ như: Một nhà máy dệt vải, ngoài nguyên liệu chính là sợi phải mua của các nhà máy kéo sợi, họ còn cần dùng đến rất nhiều loại vật liệu phụ khác như bột sắn để cung cấp cho khâu hồ sợi; ống giấy cho cuộn vải; bao tải, dây đai cho khâu đóng kiện.v.v... chưa kể một loạt các loại phụ kiện khác như con thoi, go, cua roa, tay đập... bắt buộc phải có, để duy trì hoạt động cho các máy dệt.
Ngoài mặt liên kết kinh tế giúp doanh nghiệp khắc phục được những hạn chế về quy mô, thì ở một khía cạnh khác, liên kết kinh tế còn giúp cho doanh nghiệp phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường. Điều đó được thể hiện ở việc nhu cầu của thị trường là luôn thay đổi, buộc các doanh nghiệp vừa phải luôn thay đổi mẫu mã của các sản phẩm hiện có, vừa phải tìm cách đa dạng hoá sản phẩm. Để có được những thay đổi phù hợp với nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp cần có thông tin và có đủ khả năng triển khai nhanh các phương án sản xuất mới. Chính sự liên kết kinh tế sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được điều đó. Một doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng may mặc thời trang, khi có một mốt mới xuất hiện, doanh nghiệp muốn triển khai sản xuất theo mẫu này. Mặc dầu nguyên liệu chính vẫn là vải, song, sản phẩm mới lại có nhu cầu sử dụng nhiều loại phụ liệu mới như ru băng, hạt cườm... Muốn triển khai sản xuất, doanh nghiệp phải liên kết với các cơ sở khác để có được các phụ liệu này.
Liên kết kinh tế giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của mình được nhanh hơn. Điều đó được thể hiện rất rõ qua sự liên kết của hệ thống các nhà thương mại với các nhà sản xuất, thông qua hình thức đại lý bán hàng. Với hình thức liên kết này, các cửa hàng kinh doanh sẽ nhận làm đại lý bán buôn hay bán lẻ sản phẩm cho doanh nghiệp sản xuất. Và nhờ đó, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được đưa vào thị trường một cách nhanh chóng hơn, kịp thời hơn.
Liên kết kinh tế còn giúp cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận nhanh chóng với các công nghệ và kỹ thuật mới, nhờ sự phối hợp với các nhà nghiên cứu ở các trường đại học hay cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước.
Ngoài những lợi ích trên, liên kết kinh tế còn giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Phát triển sản xuất là một quá trình vận động không ngừng, tích tụ tập trung rồi lại chia tách, sáp nhập để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và phù hợp với khả năng nội tại của doanh nghiệp, với mục đích tìm kiếm lợi nhuận cao nhất, mà lại giảm thiểu được rủi ro. Quá trình đó diễn ra thực chất là thông qua các hoạt động liên kết kinh tế.
Đứng trước một dự án sản xuất lớn, nhiều khi vượt quá khả năng sản xuất của doanh nghiệp . Nếu doanh nghiệp bỏ, thì sẽ mất cơ hội làm ăn, nhưng nếu doanh nghiệp đơn độc một mình triển khai thực hiện dự án, nhiều khi, do không kham nổi, sẽ dễ dẫn đến hiệu quả thấp, thậm chí thua lỗ. Để tránh được hiện tượng này, nhiều doanh nghiệp đã biết phân tán rủi ro bằng cách mời gọi các doanh nghiệp khác cùng tham gia thực hiện dự án, mỗi doanh nghiệp đảm nhận một phần công việc, tuỳ theo năng lực của từng doanh nghiệp. Như vậy, mỗi doanh nghiệp tham gia dự án chỉ phải chịu một phần rủi ro nếu có. Ở một khía cạnh khác, hai doanh nghiệp, trước đây là đối thủ của nhau, cạnh tranh nhau trên cùng một loại sản phẩm, trong cùng một thị trường. Nay, để giảm thiểu rủi ro do cạnh tranh, họ liên kết lại, cùng thoả hiệp để phân chia thị trường, kể cả việc sáp nhập để ...