Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Mở Đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian qua, vấn đề đạo đức xã hội ở nước ta đang diễn ra rất phức tạp, đạo đức xã hội có phần bị xuống cấp, điều đáng lo ngại hơn cả là "có một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước" [9, 21]. Hiện tượng thiếu trung thực trong học tập, gian lận trong thi cử, dùng tiền để "mua điểm", "mua bằng cấp", hiện tượng đánh thầy chửi bạn... có nguy cơ trở thành một tệ nạn. Không những thế, những tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, ma túy... cũng đang có xu hướng du nhập vào nhà trường gây ảnh hưởng lớn đối với học sinh.
Tại sao trong một bộ phận học sinh hiện nay lại có sự sa sút về mặt phẩm chất đạo đức? Hiện tượng đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng phải thấy rằng nguyên nhân chủ yếu nhất là do trong thời gian qua chúng ta ít quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức cho những đối tượng này, gia đình và xã hội gần như "gửi gắm", thậm chí "khoán trắng" công việc giáo dục đạo đức con em mình cho nhà trường. Mặt khác, giáo dục trong nhà trường lại có xu hướng coi nhẹ, thậm chí buông lỏng giáo dục đạo đức, chạy theo giáo dục văn hóa đơn thuần vì mục đích thi cử.
Để khắc phục tình trạng xuống cấp, suy thoái về đạo đức trong một bộ phận thanh niên học sinh, để đáp ứng những nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng con người cho thế kỷ XXI mà Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã vạch ra, phải tăng cường hơn nữa công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên, mà đặc biệt là thanh niên học sinh trong các trường phổ thông trung học.
Tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho đối tượng học sinh phổ thông trung học, đó là vấn đề bức xúc hiện nay, đề tài luận văn này mong muốn góp một phần nhỏ giải quyết vấn đề bức xúc đó.
2. Tình hình nghiên cứu
- Xung quanh vấn đề đạo đức học sinh ở các trường phổ thông trung học đã có một số công trình nghiên cứu chuyên khảo và sách báo v.v... nhưng chưa có luận văn thạc sĩ nào đề cập đến vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học ở nước ta hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Trên cơ sở làm rõ vai trò nhân tố chủ quan trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học, và thực trạng của sự phát huy vai trò của nhân tố này trong những năm qua, luận văn chỉ ra tính cấp thiết và đề xuất những giải pháp chủ yếu, nhằm nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học hiện nay.
Nhiệm vụ:
+ Phân tích mối quan hệ điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học.
+ Làm rõ tầm quan trọng của việc cao nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học hiện nay.
+ Đề xuất những giải pháp nâng cao vai trò nhân tố chủ quan, trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học
hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đặc biệt là mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, đề tài được thực hiện theo phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử, lôgic...
- Kết hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: khảo sát, điều tra, tọa đàm, phỏng vấn, so sánh, tiếp cận, thống kê v.v...
5. ý nghĩa của đề tài
- Làm tài liệu nghiên cứu cho trường phổ thông trung học.
- Góp phần nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học tỉnh Kiên Giang.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương 5 tiết.
Chương 1
Tầm QUAN Trọng Của Việc NÂNG CAO
NHÂN Tố Chủ QUAN TRONG Giáo Dục Đạo Đức
CHO Học SINH Phổ THÔNG TRUNG Học Hiện NAY
1.1. Điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học
1.1.1. Đạo đức và vai trò giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội sớm xuất hiện trong lịch sử nhân loại. Con người là một sinh vật có tính xã hội, ngay từ thuở hoang sơ nhất của mình, con người đã biết thiết lập các mối quan hệ với nhau, mặc dù những quan hệ đó lúc đầu còn mang tính "quần cư đơn thuần". Trong quá trình phát triển, con người từng bước ý thức được sự cần thiết phải hợp tác, tương trợ nhau trong cuộc sống, từ đó, dần dần làm nảy sinh khát vọng tự nguyện, khát vọng về sự công bằng, nguyên tắc về sự bình đẳng,... giữa các thành viên trong xã hội.
Cùng với sự tiến bộ của sản xuất, ngay trong xã hội nguyên thủy, mối quan hệ giữa người và người cũng trở nên phức tạp, đa dạng, phong phú hơn. Chính trong quá trình tồn tại và phát triển đời sống cộng đồng đó đã làm nảy sinh, xuất hiện những "chuẩn mực" đạo đức biểu hiện ở những hành vi giao tiếp, ứng xử giữa các thành viên trong xã hội. Những chuẩn mực đó dần dần được nội tâm hóa, trở thành nhu cầu bên trong, thành khát vọng, thói quen, thành tình cảm đạo đức.
Như vậy, đạo đức không phải được nảy sinh từ bên ngoài xã hội, sự xuất hiện của đạo đức là do nhu cầu khách quan của sự phát triển nhận thức, của đời sống xã hội, mà trước hết do nhu cầu phối hợp hành động trong lao động sản xuất, trong đời sống cộng đồng xã hội.
Hiện nay, môn đạo đức học chưa phải là môn học bắt buộc, không có trong danh mục của bảy chương trình đào tạo ở giai đoạn một, nó vẫn thuộc "phần mềm", do đó, rất nhiều trường không dạy hay chỉ dạy cho một số ít. Đã đến lúc, ngành giáo dục đào tạo cần thực hiện nghiêm túc Quyết định số 1226/GD-ĐT ngày 06/04/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định một số vấn đề về dạy và học các môn khoa học Mác - Lênin ở các trường. ở mục 5 có ghi "nội dung giáo dục đạo đức trong tất cả các loại hình trường với tư cách là môn bắt buộc". Tiếc rằng, quyết định này đến nay đã được ban hành nhưng không được chỉ đạo thực hiện một cách cụ thể. Về đội ngũ giáo viên giảng dạy môn đạo đức không được đào tạo chuyên sâu về đạo đức học, do đó, ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hiệu quả học tập, giảng dạy của môn học. Một vấn đề nữa đang đặt ra, là một số giáo viên giảng dạy các bộ môn khoa học khác thường chỉ nhấn mạnh về mặt "tài" của người cán bộ trong tương lai, không thông qua các bài giảng của mình mà giáo dục quan điểm, phương pháp luận khoa học, tư tưởng chính trị và đạo đức cho học sinh. Xem nhẹ việc giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ ở một bộ phận cán bộ trong nhà trường, đó còn là điểm yếu trong xã hội. Trong "kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo 1997 - 2001 và định hướng đến 2020, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" của Bộ Giáo dục và Đào tạo tháng 9/1996 có viết: "Trong xã hội, chưa có sự tôn trọng đúng mức các giá trị nhân cách về đạo đức phẩm chất, kiến thức kỹ năng, tài năng mà người học có được nhờ vào giáo dục, đào tạo do đó hạn chế động cơ thúc đẩy học tập, rèn luyện của học sinh". Đã đến lúc, đòi hỏi chúng ta phải có thái độ khách quan, khoa học hơn trong việc đánh giá vị trí, vai trò của việc giáo dục đạo đức và giảng dạy môn đạo đức học trong các trường phổ thông trung học. Trên cơ sở đó, đề ra chủ trương, biện pháp tích cực, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả môn học, góp phần hình thành nên những nhân cách học sinh toàn diện phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con người phát triển.
Giáo dục đạo đức trong nhà trường vai trò của thầy cô giáo là rất quan trọng. Vì vậy, thầy cô giáo phải phấn đấu làm cho môi trường này có tính thuyết phục mạnh mẽ đối với thực hành chính trị đạo đức của học sinh, thế giới quan Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, lòng nhân ái cách mạng, quan điểm và thái độ lao động, nếp sống văn minh phải được chứng minh trong đời sống nhà trường. Muốn làm được điều đó, nhà trường phải thực hiện những yêu cầu như: trước hết nhà trường phải là tấm gương để học sinh noi theo, mọi tổ chức, mọi thành viên trong nhà trường phải thật sự là tấm gương trong việc giáo dục đạo đức cộng sản, người gác cổng tận tụy làm
mục lục
Trang
Mở đầu 1
Chương 1: tầm quan trọng của việc nâng cao nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học hiện nay 4
1.1. Điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học 4
1.2. Nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học, một đòi hỏi bức thiết hiện nay 27
Chương 2: những giải pháp định hướng nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học hiện nay 44
2.1. Tăng cường công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường, nâng cao tinh thần trách nhiệm, phẩm chất, năng lực của thầy, cô giáo trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học 44
2.2. Tăng cường sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức 56
2.3. Đa dạng hóa các hình thức hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, phát huy vai trò của nó trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học 66
Kết luận 70
Danh mục tài liệu tham khảo 72
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Mở Đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian qua, vấn đề đạo đức xã hội ở nước ta đang diễn ra rất phức tạp, đạo đức xã hội có phần bị xuống cấp, điều đáng lo ngại hơn cả là "có một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước" [9, 21]. Hiện tượng thiếu trung thực trong học tập, gian lận trong thi cử, dùng tiền để "mua điểm", "mua bằng cấp", hiện tượng đánh thầy chửi bạn... có nguy cơ trở thành một tệ nạn. Không những thế, những tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, ma túy... cũng đang có xu hướng du nhập vào nhà trường gây ảnh hưởng lớn đối với học sinh.
Tại sao trong một bộ phận học sinh hiện nay lại có sự sa sút về mặt phẩm chất đạo đức? Hiện tượng đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng phải thấy rằng nguyên nhân chủ yếu nhất là do trong thời gian qua chúng ta ít quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức cho những đối tượng này, gia đình và xã hội gần như "gửi gắm", thậm chí "khoán trắng" công việc giáo dục đạo đức con em mình cho nhà trường. Mặt khác, giáo dục trong nhà trường lại có xu hướng coi nhẹ, thậm chí buông lỏng giáo dục đạo đức, chạy theo giáo dục văn hóa đơn thuần vì mục đích thi cử.
Để khắc phục tình trạng xuống cấp, suy thoái về đạo đức trong một bộ phận thanh niên học sinh, để đáp ứng những nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng con người cho thế kỷ XXI mà Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã vạch ra, phải tăng cường hơn nữa công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên, mà đặc biệt là thanh niên học sinh trong các trường phổ thông trung học.
Tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho đối tượng học sinh phổ thông trung học, đó là vấn đề bức xúc hiện nay, đề tài luận văn này mong muốn góp một phần nhỏ giải quyết vấn đề bức xúc đó.
2. Tình hình nghiên cứu
- Xung quanh vấn đề đạo đức học sinh ở các trường phổ thông trung học đã có một số công trình nghiên cứu chuyên khảo và sách báo v.v... nhưng chưa có luận văn thạc sĩ nào đề cập đến vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học ở nước ta hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Trên cơ sở làm rõ vai trò nhân tố chủ quan trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học, và thực trạng của sự phát huy vai trò của nhân tố này trong những năm qua, luận văn chỉ ra tính cấp thiết và đề xuất những giải pháp chủ yếu, nhằm nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học hiện nay.
Nhiệm vụ:
+ Phân tích mối quan hệ điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học.
+ Làm rõ tầm quan trọng của việc cao nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học hiện nay.
+ Đề xuất những giải pháp nâng cao vai trò nhân tố chủ quan, trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học
hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đặc biệt là mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, đề tài được thực hiện theo phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử, lôgic...
- Kết hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: khảo sát, điều tra, tọa đàm, phỏng vấn, so sánh, tiếp cận, thống kê v.v...
5. ý nghĩa của đề tài
- Làm tài liệu nghiên cứu cho trường phổ thông trung học.
- Góp phần nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học tỉnh Kiên Giang.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương 5 tiết.
Chương 1
Tầm QUAN Trọng Của Việc NÂNG CAO
NHÂN Tố Chủ QUAN TRONG Giáo Dục Đạo Đức
CHO Học SINH Phổ THÔNG TRUNG Học Hiện NAY
1.1. Điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học
1.1.1. Đạo đức và vai trò giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội sớm xuất hiện trong lịch sử nhân loại. Con người là một sinh vật có tính xã hội, ngay từ thuở hoang sơ nhất của mình, con người đã biết thiết lập các mối quan hệ với nhau, mặc dù những quan hệ đó lúc đầu còn mang tính "quần cư đơn thuần". Trong quá trình phát triển, con người từng bước ý thức được sự cần thiết phải hợp tác, tương trợ nhau trong cuộc sống, từ đó, dần dần làm nảy sinh khát vọng tự nguyện, khát vọng về sự công bằng, nguyên tắc về sự bình đẳng,... giữa các thành viên trong xã hội.
Cùng với sự tiến bộ của sản xuất, ngay trong xã hội nguyên thủy, mối quan hệ giữa người và người cũng trở nên phức tạp, đa dạng, phong phú hơn. Chính trong quá trình tồn tại và phát triển đời sống cộng đồng đó đã làm nảy sinh, xuất hiện những "chuẩn mực" đạo đức biểu hiện ở những hành vi giao tiếp, ứng xử giữa các thành viên trong xã hội. Những chuẩn mực đó dần dần được nội tâm hóa, trở thành nhu cầu bên trong, thành khát vọng, thói quen, thành tình cảm đạo đức.
Như vậy, đạo đức không phải được nảy sinh từ bên ngoài xã hội, sự xuất hiện của đạo đức là do nhu cầu khách quan của sự phát triển nhận thức, của đời sống xã hội, mà trước hết do nhu cầu phối hợp hành động trong lao động sản xuất, trong đời sống cộng đồng xã hội.
Hiện nay, môn đạo đức học chưa phải là môn học bắt buộc, không có trong danh mục của bảy chương trình đào tạo ở giai đoạn một, nó vẫn thuộc "phần mềm", do đó, rất nhiều trường không dạy hay chỉ dạy cho một số ít. Đã đến lúc, ngành giáo dục đào tạo cần thực hiện nghiêm túc Quyết định số 1226/GD-ĐT ngày 06/04/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định một số vấn đề về dạy và học các môn khoa học Mác - Lênin ở các trường. ở mục 5 có ghi "nội dung giáo dục đạo đức trong tất cả các loại hình trường với tư cách là môn bắt buộc". Tiếc rằng, quyết định này đến nay đã được ban hành nhưng không được chỉ đạo thực hiện một cách cụ thể. Về đội ngũ giáo viên giảng dạy môn đạo đức không được đào tạo chuyên sâu về đạo đức học, do đó, ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hiệu quả học tập, giảng dạy của môn học. Một vấn đề nữa đang đặt ra, là một số giáo viên giảng dạy các bộ môn khoa học khác thường chỉ nhấn mạnh về mặt "tài" của người cán bộ trong tương lai, không thông qua các bài giảng của mình mà giáo dục quan điểm, phương pháp luận khoa học, tư tưởng chính trị và đạo đức cho học sinh. Xem nhẹ việc giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ ở một bộ phận cán bộ trong nhà trường, đó còn là điểm yếu trong xã hội. Trong "kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo 1997 - 2001 và định hướng đến 2020, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" của Bộ Giáo dục và Đào tạo tháng 9/1996 có viết: "Trong xã hội, chưa có sự tôn trọng đúng mức các giá trị nhân cách về đạo đức phẩm chất, kiến thức kỹ năng, tài năng mà người học có được nhờ vào giáo dục, đào tạo do đó hạn chế động cơ thúc đẩy học tập, rèn luyện của học sinh". Đã đến lúc, đòi hỏi chúng ta phải có thái độ khách quan, khoa học hơn trong việc đánh giá vị trí, vai trò của việc giáo dục đạo đức và giảng dạy môn đạo đức học trong các trường phổ thông trung học. Trên cơ sở đó, đề ra chủ trương, biện pháp tích cực, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả môn học, góp phần hình thành nên những nhân cách học sinh toàn diện phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con người phát triển.
Giáo dục đạo đức trong nhà trường vai trò của thầy cô giáo là rất quan trọng. Vì vậy, thầy cô giáo phải phấn đấu làm cho môi trường này có tính thuyết phục mạnh mẽ đối với thực hành chính trị đạo đức của học sinh, thế giới quan Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, lòng nhân ái cách mạng, quan điểm và thái độ lao động, nếp sống văn minh phải được chứng minh trong đời sống nhà trường. Muốn làm được điều đó, nhà trường phải thực hiện những yêu cầu như: trước hết nhà trường phải là tấm gương để học sinh noi theo, mọi tổ chức, mọi thành viên trong nhà trường phải thật sự là tấm gương trong việc giáo dục đạo đức cộng sản, người gác cổng tận tụy làm
mục lục
Trang
Mở đầu 1
Chương 1: tầm quan trọng của việc nâng cao nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học hiện nay 4
1.1. Điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học 4
1.2. Nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học, một đòi hỏi bức thiết hiện nay 27
Chương 2: những giải pháp định hướng nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học hiện nay 44
2.1. Tăng cường công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường, nâng cao tinh thần trách nhiệm, phẩm chất, năng lực của thầy, cô giáo trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học 44
2.2. Tăng cường sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức 56
2.3. Đa dạng hóa các hình thức hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, phát huy vai trò của nó trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học 66
Kết luận 70
Danh mục tài liệu tham khảo 72
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links