LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Vấn Đề Tự Học Của Sinh Viên Khoa Sư Phạm Nghệ Thuật Và Vai Trò Của Giảng Viên Trong Việc Rèn Luyện Tự Học
1. Đặt vấn đề
Tự học là hình thức học tập không thể thiếu của sinh viên đang học tập tại các
trường cao đẳng, đại học, đặc biệt là đối với sinh viên Khoa Sư phạm Nghệ thuật
Trường Đại học Đồng Tháp.
Trong quá trình hình thành và nâng cao năng lực tự học cho sinh viên, vai trò
của người thầy là rất quan trọng. Mỗi giảng viên cần giáo dục cho sinh viên xác định
động cơ học tập một cách đúng đắn. Giảng viên phải tích cực đổi mới phương pháp
dạy học, xem tự học như là một tiêu chí hàng đầu trong quá trình đào tạo để hình thành
phương pháp tự học, tạo nền tảng cho năng lực tự học trong sinh viên. Làm thế nào để
giúp sinh viên Khoa Sư phạm Nghệ thuật nâng cao năng lực tự học là vấn đề cần được
tất cả các giảng viên trong Khoa quan tâm hiện nay.
2. Nội dung
2.1. Vấn đề tự học của sinh viên Khoa Sƣ phạm Nghệ thuật
Hiện nay Khoa rất chú trọng đến việc tự học của sinh viên. Tuy các giảng viên
đã quan tâm đến việc tự học nhưng chuyển biến về chất lượng tự học của sinh viên
chưa thật sự có kết quả cao. Bởi sinh viên chỉ quen với việc học tập trên lớp, chưa thấy
được tầm quan trọng của việc tự học ngoài giờ lên lớp. Trong bài giảng của giảng viên
đều có phần định hướng, tổ chức tự học cho sinh viên nhưng nhiều sinh viên chỉ thực
hiện một cách sơ sài, chiếu lệ.
Muốn chất lượng dạy và học ngày càng nâng cao, vấn đề tự học của sinh viên
cần được tất cả giảng viên trong Khoa đặc biệt quan tâm và cần có biện pháp
tổ chức, quản lí hoạt động tự học của sinh viên.
Thực tế giảng dạy tại Trường cho thấy, nếu sinh viên không chịu khó học tập,
đào sâu nghiên cứu, mở rộng thêm kiến thức bằng cách học tập độc lập thì thầy, cô có
dạy giỏi, có kiến thức sâu rộng và trình độ nghiệp vụ vững vàng đến mấy chất lượng
học tập cũng không thể cao.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, lượng thông tin ngày càng gia
tăng. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng ngày càng tinh gọn.
Số tiết truyền đạt trực tiếp trên lớp đối với các môn thực hành giảm còn 50% so với
trước đây, trong khi yêu cầu đối với người học ngày càng cao. Do vậy, hơn lúc nào
hết, tầm quan trọng của tự học là rất cần thiết.
2.2. Vai trò của giảng viên trong việc rèn luyện tự học của sinh viên
Giảng viên đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc định hướng và kích
thích ý thức tự học cho sinh viên. Không phải giảng viên chỉ có nhiệm vụ quan trọng
trong những giờ lên lớp còn những giờ tự học, tự nghiên cứu của sinh viên thì không
1
--------------(*) Trưởng Bộ môn Âm nhạc, Khoa Sư phạm Nghệ thuật
cần can thiệp. Ngược lại, đối với hoạt động tự học của sinh viên, giảng viên phải quan
tâm hơn. Giảng viên cần kịp thời tư vấn khi sinh viên cần.
Để định hướng cho sinh viên vạch ra kế hoạch tự học cá nhân, giảng viên cần
đề ra kế hoạch dạy học cụ thể toàn bộ môn học (hay từng chương, từng bài), cung cấp
trước cho sinh viên nghiên cứu để biết mình sẽ làm gì và làm như thế nào trong quá
trình học tập bộ môn.
Giảng viên cần hướng dẫn sinh viên hình thành phương pháp tự học hiệu
quả. Giảng viên nên tăng cường các hình thức dạy học nhóm, trao đổi thảo luận, nêu
lên chính kiến của mình. Một số nhiệm vụ chính của giảng viên đối với hoạt động tự
học của sinh viên như sau:
, nội dung chi tiết của
môn học, hình thức tổ chức và phương pháp dạy - học cho từng nội dung của môn học,
hình thức kiểm tra - đánh giá của từng hoạt động học tập… Qua đó, sinh viên chủ
động lên kế hoạch tự học, tự nghiên cứu để thực hiện được các mục tiêu của môn học.
Giảng viên cần tuân thủ theo đúng kế hoạch trong đề cương và yêu cầu sinh viên
nghiêm túc thực hiện đề cương này.
- Xác định rõ nội dung tự học và phương tiện để thực hiện nội dung đó.
Giảng viên cần thiết kế các nhiệm vụ tự học cụ thể để sinh viên có thể tự chiếm
lĩnh được các nội dung này, đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của từng bài học trong một
khoảng thời gian định trước. Để giúp sinh viên thực hiện được nhiệm vụ tự học của
mình, giảng viên cần giới thiệu đầy đủ các tài liệu bắt buộc, tài liệu tham khảo, cách
thu thập, tra cứu và xử lý thông tin trong tài liệu với những hướng dẫn chi tiết, cụ thể.
Bên cạnh đó, giảng viên cần tăng cường hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên xây dựng kế
hoạch tự học khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện của mình để đạt tới đích một
cách hiệu quả nhất.
Giảng viên cần hướng dẫn cho sinh viên phương pháp học tập ngay khi bắt đầu
môn học đó. Đó là:
- Giảng viên chỉ rõ yêu cầu nội dung sách và tài liệu bắt buộc, hay tham khảo
của môn học và từng bài giảng để sinh viên tìm đọc. Sách đó có ở đâu, ký hiệu của
sách trong thư viện. Việc này rất cần, chỉ cần sinh viên chịu khó sẽ tiết kiệm được rất
nhiều thời gian.
- Hướng dẫn sinh viên kỹ thuật đọc sách ở các cách đọc khác nhau: đọc lướt
qua, đọc có trọng điểm, đọc toàn bộ nhưng không nghiền ngẫm kỹ, đọc nghiền ngẫm
nội dung cuốn sách, đọc nóng, đọc sâu...
- Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng ghi chép khi đọc sách.
- Hướng dẫn phương pháp các bài tập thực hành với 3 mức độ.
+ Luyện tập tái hiện nhằm củng cố những tri thức đã học.
+ Luyện tập vận dụng nhằm di chuyển những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, từ những
tình huống quen thuộc vào các tình huống mới, từ bộ môn này sang bộ môn khác.
2
+ Luyện tập sáng tạo nhằm vận dụng những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đã có vào
các tình huống khác nhau, gắn liền với nghề nghiệp trong tương lai của sinh viên.
2.3. Vai trò của sinh viên đối với hoạt động tự học
Bên cạnh sự hướng dẫn của giảng viên, sự quản lý của nhà trường thì hoạt
động tự học chỉ có thể thực sự đem lại hiệu quả khi có sự nỗ lực của bản thân chủ thể
tham gia, đó chính là sinh viên. Sinh viên phải thay đổi nhận thức, xóa bỏ sức ỳ để có
những phương pháp học tập tích cực, thái độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm thích
ứng với những yêu cầu học tập mới. Một số nhiệm vụ chính của sinh viên đối với hoạt
động tự học như sau:
.
- Nắm vững mục tiêu của môn học và mục tiêu của từng bài học (mà thông
thường được mô tả khá kỹ trong đề cương môn học được cung cấp khi bắt đầu học
môn học) để làm cơ sở xây dựng kế hoạch tự học phù hợp và nghiêm túc thực hiện kế
hoạch đó.
- Đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ tự
.
- Trong quá trình tự học, sinh viên cần suy nghĩ, sáng tạo và mạnh dạn đưa ra
những ý kiến, nhận xét, thắc mắc của mình mà không quá phụ thuộc vào tài liệu và
những bài giảng của giảng viên.
, Organ, Guitar,... sinh viên
.
3. Kết luận
Trong quá trình rèn luyện và thực hiện kế hoạch tự học của sinh viên, giảng
viên giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng giáo dục nhằm hình thành và rèn
luyện ở sinh viên các kỹ năng tự học. Giảng viên cần đề ra kế hoạch cụ thể, thường
xuyên nhắc nhở, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá hoạt động tự học của sinh viên. Sinh
viên phải thay đổi nhận thức, xóa bỏ sức ỳ để có những phương pháp học tập tích cực.
Có như vậy, việc tự học của sinh viên mới thực hiện tốt và đạt hiệu quả. Từ đó sẽ góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò Khoa Sư phạm Nghệ thuật trong
hiện tại và tương lai.
Tài liệu tham khảo
[1]. Hồ Phạm Minh Châu (2008), Một số biện pháp quản lí hoạt động tự học của sinh viên
Khoa Giáo dục Mầm non Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ.
[2]. Vũ Quốc Chung - Lê Hải Yến (2003), Để tự học đạt được hiệu quả, NXB Đại học
Sư phạm Hà Nội.
[3]. Nguyễn Văn Ngọc, Vấn đề tự học của sinh viên Khoa Kinh tế và vai trò của giảng viên,
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Vấn Đề Tự Học Của Sinh Viên Khoa Sư Phạm Nghệ Thuật Và Vai Trò Của Giảng Viên Trong Việc Rèn Luyện Tự Học
1. Đặt vấn đề
Tự học là hình thức học tập không thể thiếu của sinh viên đang học tập tại các
trường cao đẳng, đại học, đặc biệt là đối với sinh viên Khoa Sư phạm Nghệ thuật
Trường Đại học Đồng Tháp.
Trong quá trình hình thành và nâng cao năng lực tự học cho sinh viên, vai trò
của người thầy là rất quan trọng. Mỗi giảng viên cần giáo dục cho sinh viên xác định
động cơ học tập một cách đúng đắn. Giảng viên phải tích cực đổi mới phương pháp
dạy học, xem tự học như là một tiêu chí hàng đầu trong quá trình đào tạo để hình thành
phương pháp tự học, tạo nền tảng cho năng lực tự học trong sinh viên. Làm thế nào để
giúp sinh viên Khoa Sư phạm Nghệ thuật nâng cao năng lực tự học là vấn đề cần được
tất cả các giảng viên trong Khoa quan tâm hiện nay.
2. Nội dung
2.1. Vấn đề tự học của sinh viên Khoa Sƣ phạm Nghệ thuật
Hiện nay Khoa rất chú trọng đến việc tự học của sinh viên. Tuy các giảng viên
đã quan tâm đến việc tự học nhưng chuyển biến về chất lượng tự học của sinh viên
chưa thật sự có kết quả cao. Bởi sinh viên chỉ quen với việc học tập trên lớp, chưa thấy
được tầm quan trọng của việc tự học ngoài giờ lên lớp. Trong bài giảng của giảng viên
đều có phần định hướng, tổ chức tự học cho sinh viên nhưng nhiều sinh viên chỉ thực
hiện một cách sơ sài, chiếu lệ.
Muốn chất lượng dạy và học ngày càng nâng cao, vấn đề tự học của sinh viên
cần được tất cả giảng viên trong Khoa đặc biệt quan tâm và cần có biện pháp
tổ chức, quản lí hoạt động tự học của sinh viên.
Thực tế giảng dạy tại Trường cho thấy, nếu sinh viên không chịu khó học tập,
đào sâu nghiên cứu, mở rộng thêm kiến thức bằng cách học tập độc lập thì thầy, cô có
dạy giỏi, có kiến thức sâu rộng và trình độ nghiệp vụ vững vàng đến mấy chất lượng
học tập cũng không thể cao.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, lượng thông tin ngày càng gia
tăng. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng ngày càng tinh gọn.
Số tiết truyền đạt trực tiếp trên lớp đối với các môn thực hành giảm còn 50% so với
trước đây, trong khi yêu cầu đối với người học ngày càng cao. Do vậy, hơn lúc nào
hết, tầm quan trọng của tự học là rất cần thiết.
2.2. Vai trò của giảng viên trong việc rèn luyện tự học của sinh viên
Giảng viên đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc định hướng và kích
thích ý thức tự học cho sinh viên. Không phải giảng viên chỉ có nhiệm vụ quan trọng
trong những giờ lên lớp còn những giờ tự học, tự nghiên cứu của sinh viên thì không
1
--------------(*) Trưởng Bộ môn Âm nhạc, Khoa Sư phạm Nghệ thuật
cần can thiệp. Ngược lại, đối với hoạt động tự học của sinh viên, giảng viên phải quan
tâm hơn. Giảng viên cần kịp thời tư vấn khi sinh viên cần.
Để định hướng cho sinh viên vạch ra kế hoạch tự học cá nhân, giảng viên cần
đề ra kế hoạch dạy học cụ thể toàn bộ môn học (hay từng chương, từng bài), cung cấp
trước cho sinh viên nghiên cứu để biết mình sẽ làm gì và làm như thế nào trong quá
trình học tập bộ môn.
Giảng viên cần hướng dẫn sinh viên hình thành phương pháp tự học hiệu
quả. Giảng viên nên tăng cường các hình thức dạy học nhóm, trao đổi thảo luận, nêu
lên chính kiến của mình. Một số nhiệm vụ chính của giảng viên đối với hoạt động tự
học của sinh viên như sau:
, nội dung chi tiết của
môn học, hình thức tổ chức và phương pháp dạy - học cho từng nội dung của môn học,
hình thức kiểm tra - đánh giá của từng hoạt động học tập… Qua đó, sinh viên chủ
động lên kế hoạch tự học, tự nghiên cứu để thực hiện được các mục tiêu của môn học.
Giảng viên cần tuân thủ theo đúng kế hoạch trong đề cương và yêu cầu sinh viên
nghiêm túc thực hiện đề cương này.
- Xác định rõ nội dung tự học và phương tiện để thực hiện nội dung đó.
Giảng viên cần thiết kế các nhiệm vụ tự học cụ thể để sinh viên có thể tự chiếm
lĩnh được các nội dung này, đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của từng bài học trong một
khoảng thời gian định trước. Để giúp sinh viên thực hiện được nhiệm vụ tự học của
mình, giảng viên cần giới thiệu đầy đủ các tài liệu bắt buộc, tài liệu tham khảo, cách
thu thập, tra cứu và xử lý thông tin trong tài liệu với những hướng dẫn chi tiết, cụ thể.
Bên cạnh đó, giảng viên cần tăng cường hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên xây dựng kế
hoạch tự học khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện của mình để đạt tới đích một
cách hiệu quả nhất.
Giảng viên cần hướng dẫn cho sinh viên phương pháp học tập ngay khi bắt đầu
môn học đó. Đó là:
- Giảng viên chỉ rõ yêu cầu nội dung sách và tài liệu bắt buộc, hay tham khảo
của môn học và từng bài giảng để sinh viên tìm đọc. Sách đó có ở đâu, ký hiệu của
sách trong thư viện. Việc này rất cần, chỉ cần sinh viên chịu khó sẽ tiết kiệm được rất
nhiều thời gian.
- Hướng dẫn sinh viên kỹ thuật đọc sách ở các cách đọc khác nhau: đọc lướt
qua, đọc có trọng điểm, đọc toàn bộ nhưng không nghiền ngẫm kỹ, đọc nghiền ngẫm
nội dung cuốn sách, đọc nóng, đọc sâu...
- Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng ghi chép khi đọc sách.
- Hướng dẫn phương pháp các bài tập thực hành với 3 mức độ.
+ Luyện tập tái hiện nhằm củng cố những tri thức đã học.
+ Luyện tập vận dụng nhằm di chuyển những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, từ những
tình huống quen thuộc vào các tình huống mới, từ bộ môn này sang bộ môn khác.
2
+ Luyện tập sáng tạo nhằm vận dụng những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đã có vào
các tình huống khác nhau, gắn liền với nghề nghiệp trong tương lai của sinh viên.
2.3. Vai trò của sinh viên đối với hoạt động tự học
Bên cạnh sự hướng dẫn của giảng viên, sự quản lý của nhà trường thì hoạt
động tự học chỉ có thể thực sự đem lại hiệu quả khi có sự nỗ lực của bản thân chủ thể
tham gia, đó chính là sinh viên. Sinh viên phải thay đổi nhận thức, xóa bỏ sức ỳ để có
những phương pháp học tập tích cực, thái độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm thích
ứng với những yêu cầu học tập mới. Một số nhiệm vụ chính của sinh viên đối với hoạt
động tự học như sau:
.
- Nắm vững mục tiêu của môn học và mục tiêu của từng bài học (mà thông
thường được mô tả khá kỹ trong đề cương môn học được cung cấp khi bắt đầu học
môn học) để làm cơ sở xây dựng kế hoạch tự học phù hợp và nghiêm túc thực hiện kế
hoạch đó.
- Đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ tự
.
- Trong quá trình tự học, sinh viên cần suy nghĩ, sáng tạo và mạnh dạn đưa ra
những ý kiến, nhận xét, thắc mắc của mình mà không quá phụ thuộc vào tài liệu và
những bài giảng của giảng viên.
, Organ, Guitar,... sinh viên
.
3. Kết luận
Trong quá trình rèn luyện và thực hiện kế hoạch tự học của sinh viên, giảng
viên giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng giáo dục nhằm hình thành và rèn
luyện ở sinh viên các kỹ năng tự học. Giảng viên cần đề ra kế hoạch cụ thể, thường
xuyên nhắc nhở, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá hoạt động tự học của sinh viên. Sinh
viên phải thay đổi nhận thức, xóa bỏ sức ỳ để có những phương pháp học tập tích cực.
Có như vậy, việc tự học của sinh viên mới thực hiện tốt và đạt hiệu quả. Từ đó sẽ góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò Khoa Sư phạm Nghệ thuật trong
hiện tại và tương lai.
Tài liệu tham khảo
[1]. Hồ Phạm Minh Châu (2008), Một số biện pháp quản lí hoạt động tự học của sinh viên
Khoa Giáo dục Mầm non Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ.
[2]. Vũ Quốc Chung - Lê Hải Yến (2003), Để tự học đạt được hiệu quả, NXB Đại học
Sư phạm Hà Nội.
[3]. Nguyễn Văn Ngọc, Vấn đề tự học của sinh viên Khoa Kinh tế và vai trò của giảng viên,
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links