Download miễn phí Chuyên đề Một số vấn đề về xây dựng thương hiệu tại công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam





MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ THƯƠNG HIỆU TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM 2

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU 2

1.1.1 Khái niệm thương hiệu 2

1.1.2 Phân loại thương hiệu 6

1.1.3 Vai trò của thương hiệu trong kinh doanh 8

1.1.4 Xây dựng và bảo vệ thương hiệu 9

1.2 THƯƠNG HIỆU TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM 12

1.2.1 Đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm 12

1.2.2 Vai trò của thương hiệu đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm 16

CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC TẠO DỰNG THƯƠNG HIỆU CỦA BIC TỪ KHI THÀNH LẬP ĐẾN NAY 19

2.1 Một số nét về hoạt động kinh doanh của công ty 19

2.1.1 Giới thiệu chung 19

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 26

2.2 Công tác xây dựng thương hiệu của BIC 32

2.2.1 Quá trình xây dựng thương hiệu 32

2.2.2 Những kết quả đạt được và một số vấn đề đặt ra 36

2.3 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TÁC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIC 38

2.3.1 Những khó khăn trong thời gian đầu của chương trình xây dựng thương hiệu BIC 38

2.3.3 Ảnh hưởng tới doanh thu lợi nhuận của công ty 40

2.3.4 Ảnh hưởng chung tới hoạt động kinh doanh 40

CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC TẠO DỰNG THƯƠNG HIỆU VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY 43

3.1. ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH CỦA BIC TRONG THỜI GIAN TỚI 43

3.1.1. Định hướng chung 43

3.1.2. Các chỉ tiêu cơ bản giai đoạn 2007-2010 43

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC TẠO DỰNG THƯƠNG HIỆU VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH 45

3.2.1. Công tác xây dựng thương hiệu 45

3.2.2. Các kiến nghị nâng cao hiệu quả kinh doanh 48

KẾT LUẬN 52

NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP . .53

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


h vụ trở thành một người bạn thân thiết thì người tiêu dùng và mong muốn luôn sát cánh cùng người bạn trong lần đồng hành sau.
Xem thương hiệu dịch vụ như là một dấu hiệu, người ta muốn nhấn mạnh đến việc dấu hiệu có thể có nhiều cách biểu hiện, đòi hỏi dịch vụ phải liên kết trọng vẹn dấu hiệu đến bộ nhớ của khách hàng về hình ảnh mà nó đang muốn in hằn trong tâm trí khách hàng.
Sự khác nhau giữa thương hiệu dịch vụ và thương hiệu sản phẩm xuất phát từ thực tế là sản phẩm thì hữu hình còn dịch vụ thì vô hình. Đây chính là lý do khiến các thương hiệu dịch vụ luôn gặp phải những khó khăn trong việc tạo nên hình ảnh về bản thân mình.
b. Vai trò đặc biệt của thương hiệu đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm:
Thương hiệu sản phẩm bảo hiểm cũng như thương hiệu các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ khác nhằm xác nhận hàng hoá hay dịch vụ của một doanh nghiệp và phân biệt chúng với những hàng hoá và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.
Việc phát triển thương hiệu cho sản phẩm bảo hiểm là rất cần thiết. Vì:
Do đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm là loại sản phẩm vô hình, khó hình dung đối với khách hàng nên việc gắn thương hiệu cho sản phẩm sẽ làm cho sản phẩm trở nên “hữu hình” hơn.
Ngoài ra do sản phẩm bảo hiểm dễ bị sao chép, bắt chước, vì vậy chỉ thông qua thương hiệu sản phẩm, khách hàng mới có thể xác định xuất xứ của sản phẩm và phân biệt được sản phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác.
Các sản phẩm bảo hiểm mà các doanh nghiệp triển khai ngày càng đa dạng chúng không còn đơn thuần là các sản phẩm truyền thống mà thường kết hợp khá phức tạp, nên một tên gọi rõ ràng không chỉ giúp khách hàng phân biệt mà còn có tác dụng xúc tiến bán hàng.
Thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng được hình ảnh cho riêng mình, tăng hiểu biết về doanh nghiệp trong dân chúng.
Trong ngành bảo hiểm nếu như khách hàng được hỏi rằng họ biết đến thương hiệu của những công ty bảo hiểm nào thì các khách hàng sẽ lúng túng. Họ sẽ trả lời rằng họ chỉ biết đến tên của công ty bảo hiểm chứ không biết đến thương hiệu của công ty bảo hiểm. Những cái tên này không phải là thương hiệu của một dịch vụ cụ thể mà là tên công ty hay là các dấu hiệu về một nơi nào đó. Tên các công ty bảo hiểm không thể hiện những loại dịch vụ tài chính những sản phẩm bảo hiểm mà nó cung cấp, không biểu hiện chất lượng dịch vụ mà công ty bảo hiểm muốn cung cấp. Vì vậy các công ty bảo hiểm đã sử dụng các khẩu hiệu như là thương hiệu của mình.
CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC TẠO DỰNG THƯƠNG HIỆU CỦA BIC TỪ KHI THÀNH LẬP ĐẾN NAY
Một số nét về hoạt động kinh doanh của công ty
Giới thiệu chung
Tên Việt Nam: Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnViệt Nam
Tên Tiếng Anh: BIDV Insurance Company.
Tên viết tắt: BIC
Trụ sở chính:
- Địa chỉ: Tầng 10, toà tháp A, VINCOM CITY TOWERS, số 191 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Điện thoại: (+84) 4 220082
- Fax: (+84) 4 2200281
- Q. Giám đốc: Ông Phạm Quang Tùng
Cùng với các chi nhánh và văn phòng thay mặt của BIC trong cả nước chi tiết về các đại lý và văn phòng thay mặt được làm rõ ở phụ lục.
c. Năm thành lập
- Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC), tiền thân là công ty liên doanh Bảo Hiểm Việt – Úc (là công ty liên doanh bảo hiểm giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và công ty Bảo hiểm Quốc tế QBE thuộc tập đoàn Bảo hiểm QBE của Úc) được cấp giấy phép thành lập theo giấy phép đầu tư số 2126/GP của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư ngày 16 tháng 07 năm 1999.
- Theo Giấy phép điều chỉnh số 11/GPĐC4/KDBH ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ tài chính, Công ty Liên doanh Bảo hiểm Việt – Úc đổi tên thành công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam dựa trên cơ sở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam mua lại toàn bộ phần vốn góp của Công ty Bảo hiểm Quốc tế QBE thuộc tập đoàn bảo hiểm QBE trong Công ty Liên doanh Bảo hiểm Việt – Úc.
- Theo giấy phép số 11GP/KDBH ngày 10 tháng 4 năm 2006 Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chính thức được cấp giấy phép thành lập và hoạt động. Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một đơn vị thành viên thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo quyết định số 292/QĐ-HĐQT ngày 28/12/2005 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, có vốn điều lệ 200 tỷ đồng do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đầu tư 100% vốn, có con dấu riêng và hạch toán độc lập. BIC chính thức hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.
- Thời hạn hoạt động: 89 năm.
d. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
P. KIỂM TRA NỘI BỘ
P.HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
P. KHIẾU NẠI
P. KẾ TOÁN
P. ĐẦU TƯ
P. QLÝ NGHIỆP VỤ
P. KINH DOANH 1
P. KINH DOANH 2
CN.TP HCM
CN
ĐÀ NẴNG
CN
HẢI PHÒNG
CN
NGHỆ AN
CN TÂY NGUYÊN
CN ĐỒNG NAI
CN VŨNG TÀU
CN
BÌNH ĐỊNH
CN CẦN THƠ
PHÓ GIÁM ĐỐC
- Mô hình tổ chức của BIC gồm các cấp độ như sau:
Trụ sở chính tại Hà Nội: điều hành chung toàn bộ hoạt động của BIC và là đầu mối báo cáo, tiếp nhận thông tin với ban điều hành tại hội sở chính của BIDV.
Các chi nhánh BIC tại các vùng trọng điểm: sẽ là đơn vị trực tiếp kinh doanh. BIC sẽ giao địa bàn phụ trách cho từng chi nhánh của mình. Các dịch vụ phát sinh từ chi nhánh BIDV sẽ được gửi/liên hệ về chi nhánh BIC được giao phụ trách địa bàn.
Các văn phòng đại diện: Các văn phòng thay mặt của BIC tại những vùng tiềm năng sẽ là cầu nối, cung cấp thông tin, hỗ trợ hoạt động khai thác bảo hiểm của chi nhánh BIDV.
- Theo kế hoạch phát triển mạng lưới năm 2007, BIC sẽ phân công các chi nhánh phụ trách các địa bàn như sau:
Các phòng kinh doanh tại trụ sở chính BIC tại Hà Nội: đầu mối hợp tác đại lý bảo hiểm của BIC đối với các chi nhánh BIDV khu vực phía bắc (ngoài địa bàn đã giao cho chi nhánh).
BIC Hải Phòng phụ trách địa bàn Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định.
BIC Nghệ An phụ trách địa bàn Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
BIC Đà Nẵng : phụ trách địa bàn từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi.
BIC Bình Định: phụ trách địa bàn Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Gia Lai, Kontum.
BIC Hồ Chí Minh: phụ trách địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Bình Thuận, Ninh Thuận, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng.
BIC Cần Thơ phụ trách toàn bộ địa bàn các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.
- Hệ thống hỗ trợ đại lý bảo hiểm của BIC đối với các chi nhánh BIDV được thực hiện như sau:
BIC sẽ phân công/cử cán bộ hỗ trợ trực tiếp các chi nhánh BIDV cán bộ chuyên quản lý đại lý là đầu mối liên hệ:
Đào tạo nhân viên ngân hàng các kỹ năng, quy trình bán bảo hiểm và kiến thức sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ.
Hỗ trợ các cán bộ bán bảo hiểm của ngân hàng xây dựng kế hoạch khai thác bảo hiểm, tìm kiếm khách hàng.
Trực tiếp phối hợp cùng cán bộ bán bảo hiểm của ngân hàng gặp gỡ thuyết phục khách hàn...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top