bigq_301

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Giáo dục
Miêu tả:Luận văn ThS. Lý luận và phương pháp dạy học (bộ môn Ngữ văn) -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Khái quát cơ sở lí luận và thực tiễn của lí thuyết trường nghĩa, của lí thuyết đọc hiểu, của tác giả tác phẩm Chí Phèo, của thực tiễn dạy học đọc hiểu tác phẩm… Nghiên cứu thiết lập, phân tích hệ thống trường nghĩa của truyện ngắn Chí Phèo…Vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy học đọc hiểu văn bản văn học. Xây dựng giáo án dạy học đọc hiểu truyện ngắn Chí Phèo. Tiến hành thực nghiệm
Electronic Resources
Ngôn ngữ:vie
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………...........1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN…………………………...….8
1.1. Cơ sở lí luận ………………………………………………………………...8
1.1.1. Trường nghĩa ……………………………………………………………...8
1.1.2. Đọc hiểu văn bản …………………………………………………… ….15
1.1.3. Nam Cao và truyện ngắn Chí Phèo ……………………………… ……..18
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc dạy học đọc- hiểu văn bản văn học ở trương trung
học phổ thông.......................................................................................................21
1.2. 1. Thực tiễn dạy học đọc hiểu văn bản văn học ở trường trung học phổ
thông trung học…………………………………………………………………21
1.2.2. Khảo sát thực tiễn dạy học đọc hiểu truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao
trong trường THPT……………………………………………………………..25
Chƣơng 2: TRƢỜNG NGHĨA VÀ VIỆC PHÂN TÍCH HÌNH TƢỢNG
TRONG TRUYỆN NGẮN CHÍ PHÈO CỦA NAM CAO………………….28
2.1. Trường nghĩa trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao………………….28
2.1.1. Trường nghĩa sự vật……………………………………………………...28
2.1.2. Trường nghĩa chỉ tính chất đặc điểm……………………………………..38
2.1.3. Trường nghĩa hoạt động………………………………………………….43
2.2. Phân tích các hình tượng trên cơ sở trường nghĩa………………………….56
2.2.1. Hình tượng làng Vũ Đại………………………………………………….56
2.2.2. Hình tượng nhân vật Chí Phèo...................................................................62
2.2.3. Hình tượng nhân vật Bá Kiến ……………………………………………70 2.2.4. Hình tượng nhân vật Thị Nở …………………………………………….75
Chƣơng 3: TỔ CHỨC HƢỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI HỌC
VÀ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM……………………………………………82
3.1. Tổ chức, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học vận dụng lí thuyết trường
nghĩa vào đọc hiểu truyện ngắn “ Chí Phèo” của Nam Cao …………………..82
3.1.1. Những yêu cầu khái quát về chuẩn bị kiến thức cho giờ học đọc- hiểu....83
3.1.2. Tổ chức hướng dẫn học sinh vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào đọc hiểu
truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao……………………………………………83
3.2. Thực nghiệm sư phạm………………………………………………….......97
3.2.1.Mục đích thực nghiệm…………………………………………………….97
3.2.2. Địa bàn và đối tượng thực nghiệm …………………………… ………...97
3.2.3. Kế hoạch thực nghiệm……………………………………………………97
3.2.4. Kết quả thực nghiệm……………………………………………………114
3.2.5. Đánh giá thực nghiệm…………………………………………………..116
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ………………………………………….117
1. Kết luận………………………………………………………………….....117
2. Khuyến nghị……………………………………………………………......117
TÀI LIỆUTHAM KHẢO …………………………………………………...118
PHỤ LỤC……………………………………………………………………..120 MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Như ta đã biết, giữa ngôn ngữ và văn bản văn học có mối quan hệ hiển
nhiên tất yếu. Ngôn ngữ sản sinh ra văn bản văn học vì thế muốn hiểu văn bản
văn học trước hết chúng ta phải hiểu, phải cắt nghĩa được được ngôn ngữ văn
bản đó. Tuy nhiên trên thực tế việc dạy học đọc hiểu văn bản văn học dựa trên
mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn bản văn học ở các cấp học còn tách rời nhau Ví dụ như người dạy nhiều khi thoát li văn bản, dạy một cách cảm tính… Kết
quả là nhiều nhận định chưa thực sự xuất phát từ ngôn ngữ văn bản làm cho tầm
cảm thụ tác phẩm văn học bị hạn chế và nhiều khi lệch lạc.
Vì thế yêu cầu của việc đọc hiểu văn bản văn học phải xuất phát từ ngôn
ngữ là điều thực sự cần thiết.Và nó càng trở nên thực sự cần thiết khi dựa vào đó
ta có thể vận dụng phân tích các biện pháp tu từ, các kiểu câu để từng bước hiểu
những tầng lớp ý nghĩa khác nhau của văn bản văn học. Đặc biệt khi đọc hiểu
văn bản xuất phát từ hệ thống trường nghĩa sẽ tạo ra những hiệu quả tích cực
trong xác định đề tài chủ đề, nhất là có giá trị trong xác định đặc điểm nhân vật
và giúp người đọc hiểu được cách hoạt động sử dụng đánh giá nhân vật của tác
giả.
Trong dạy học ngày nay, xu thế dạy học tích hợp khuyến khích người giáo
viên vận dụng các thao tác ngôn ngữ trong phân tích văn bản văn chương. Các
thao tác ngôn ngữ này phù hợp với cách tiếp cận theo hướng tiếp cận văn bản
một trong các cách tiếp cận chi tiết nhất, thận trọng nhất, kĩ lưỡng nhất trên lĩnh
vực văn bản ngôn ngữ. Để tăng hiệu quả cho dạy đọc hiểu ta có thể vận dụng
tích hợp nhiều các thao tác , biện pháp, phương pháp khác nhau ,song dù vận
dụng gì đi nữa đích cuối cùng của giờ đọc hiểu văn bản chính là học sinh giải mã
được tín hiệu ngôn ngữ văn bản đúng hướng và tích cực. Thế nên các thao tác
ngôn ngữ trong phân tích văn bản văn chương luôn chiếm một ưu thế vượt trội.
Trường nghĩa lại là các tiểu hệ thống ngữ nghĩa nên điều này đảm bảo cho quá
trình dạy đọc hiểu văn bản chúng ta hoàn toàn có thể vận dụng đưa lí thuyết
trường nghĩa trở thành một thao tác ngôn ngữ để phân tích tác phẩm mà không
sợ mất đi hiệu quả của giờ học và xa rời đặc trưng bộ môn.
Ra đời năm 1941, truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao là một thành tựu
đặc biệt nổi bật và xuất sắc. Biết bao độc giả đã say mê đọc, khám phá và học
hỏi theo những cách riêng. Bản thân là giáo viên ngữ văn THPT người viết đã trọng tuyệt đối của dân làng Vũ Đại đối với người già, người quyền uy, người
khôn ngoan … Tất nhiên cụ Bá có quyền được như vậy vì cụ có tất cả .
Tất cả các chức vụ quan trọng nhất như “lý trưởng, chánh tổng, bá hộ tiên
chỉ làng, chánh hội đồng kỳ hào, huyện hào, Bắc kỳ nhân dân đại biểu” cụ đều
nắm. Con cụ Lí Cường làm lí trưởng. Vợ, cụ có tới bốn bà, bà nào cũng “phây
phây” “có duyên”. Gia sản của cụ gồm những “ nhà, cổng , bàn , rượu, mâm, nồi,
đồ vàng, đồ bạc, tiền ruộng, vườn…” đắt giá, không biết bao nhiêu. Cụ vung tay
làm ơn, bố thí … lúc “ năm hào, năm đồng, đồng bạc” lúc đến “ năm mươi đồng,
trăm đồng, ba bốn nghìn đồng bạc”. Cụ lại có thế gia danh giá “ bốn đời làm
tổng lí” … Vì thế người ta nể trọng cụ cũng là chuyện tất nhiên.
Miêu tả Bá Kiến, Nam Cao không đi sâu vào các chi tiết ngoại hình, tác
giả chỉ điểm vài nét như “ Mắt, đầu, mặt, giọng, tiếng “ tiếng cười”” nhưng
người đọc, người nghe cũng đủ thấy ớn lạnh ,sợ, kính nể, lo lắng, e ngại vì nó lúc
“ rất sang, dõng dạc,” lúc “dịu, khẽ, thân mật”, lúc “giòn giã khanh khách, ha
hả”,nhưng lại “ nhạt” và “Tào Tháo”. Con người gian hùng của Bá Kiến đã
được Nam Cao lột tả một cách tinh tế qua vài khóe mắt nụ cười khiến người đọc
không thể lẫn cụ với bất cứ một nhân vật nào khác.
Ở con người cụ cái uy được lộ rõ và nó có có sức khiến cụ “thét ra lửa,
người ta kính nể, át được những vây cánh, cả làng phải sợ”. Không đơn giản chỉ
nhờ gia thế, cụ làm được như vậy vì cụ luôn biết “nhìn, nhận ra, hiểu” cặn kẽ,
đúng người, việc chỉ trong “ thoáng” chốc và có những cách ứng xử “khôn
ngoan” đạt “thắng” “lợi” nhất về mình. Đây là điều mà Lí Cường dù là con cụ
nhưng cũng không lĩnh hội được. Ngôn ngữ của Nam Cao khi miêu tả Bá Kiến
dù không góc cạch nhưng vô cùng sắc lạnh trong nắm băt thần thái, vận động
của nhân vật. Các động từ ,tính từ liên quan đến nhân vật biến đổi sắc thái, tính
chất khôn lường. Cụ thể, trong mọi mối quan hệ của mình Bá Kiến đều có riêng các cách
ứng xử và chiến thuật. Với bọn cùng là đàn anh cường hào như Tư Đạm trong
làng, cụ Bá đôi khi ôn hòa phải “chịu nhịn, tử tế ngoài mặt nhưng bên trong
ngấm ngầm mất đoàn kết sai Chí Phèo, Binh Chức… đi “ lấn át, nhổ, tác hại,
kình nhau, đương đầu, trị”lại. Vì thế vị trí của cụ không dễ ai lấy được.
Cụ thực sự có năng lực trong nghề quan của mình, đặc biệt năng lực ấy
phát huy hết mức trong lĩnh vực trị dân. Lúc nào đối điện với dân cụ cũng “quát”
để thị uy, để “thử” dây thần kinh của những người đối diện. Nhưng tùy vào đối
tượng mà tiếng quát có những biểu hiện khác nhau. Với đám “dân hiền lành, dân
đinh, thằng có tóc vợ đẹp con đàn” thì cụ trị bằng cách “ đè đầu cưỡi cổ, đập bàn
đập ghế, đòi” cho “được năm đồng”. Với bọ dân đầu bò, đầu bướu, tứ cố vô thân
cụ xét thấy “ bỏ tù, giết” “thì dễ” nhưng xong chỉ còn “xương” hay lại bị phe
cách khác “xoay lại”, hay bị trả thù vì thế trị không lợi cụ chuyển sang dùng.
Nhưng vì những người như Binh Chức, Năm Thọ, Chí Phèo sẵn mang thù với cụ
và tính khí tha hóa côn đồ vì thế dùng được không phải dễ. Đến đây các động từ
tả hành động của cụ Bá không còn mạnh mẽ uy quyền hách dịch như trên nữa
mà chuyển sang nhẹ nhàng mềm mỏng.Mới để xoa dịu cơn nóng giận của họ cụ
phải xuống nước “chịu nhịn, xử nhũn” “ đổi giọng, lay, gọi, vỗ vai, giục, quay,
xốc, dắt” vào nhà thân mật, họ hàng để “dàn xếp,nói chuyện” thậm chí cụ còn “
móc, ném, quăng, vứt trả, cung cấp, đưa” lúc “ năm hào, năm đồng, đồng bạc”
lúc “ năm mươi đồng, trăm đồng bạc” cho chúng sử dụng, uống rượu. Vì thế
những Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo, đứa nào đứa đấy lúc vào nhà cụ hung
hăng “chửi” bới đòi chém, đòi giết lúc ra “lạy ông tử tế”rồi “hả hê, vênh váo”
được đãi đồng bạc, “tự nhận làm chỗ đày tớ chân tay”. Chiến thuật mềm nắn rắn
buông của cụ Bá đã phát huy tác dụng, bọn đầu bò đã bị thu phục, cụ thắng. Giờ
cụ Bá chỉ cần “dùng, khích, sai , bảo” bọn Binh Chức , Chí Phèo đi “tác hại, vu
vạ, sinh sự” với bất cứ “thằng đầu bò; người bướng bỉnh, đanh thép; người non

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

saothienlang97

New Member
Re: Vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy - học đọc hiểu truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao ( Ngữ văn 11, tập 1) : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10

Ad ơi link download die rồi ạ, a up lại giúp e ạ, e cảm ơn
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy - học đọc hiểu truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao ( Ngữ văn 11, tập 1)

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 

saothienlang97

New Member
Re: [Free] Vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy - học đọc hiểu truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao ( Ngữ văn 11, tập 1)

Trích dẫn từ daigai:
Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
E Thank ad ạ <3
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vận dụng quan điểm dạy học giải quyết vấn đề khi dạy học chương Dòng điện không đổi Vật lí 11 Luận văn Sư phạm 0
D Vận dụng lí thuyết hồi ứng thâm nhập vào dạy học tác phẩm văn chương ở trường trung học phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong bài: vấn đề của châu phi- địa lí 11 Luận văn Sư phạm 0
D Ứng dụng Gis vào công tác quản lí thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Biên Hòa Khoa học Tự nhiên 0
F Vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy – học đọc hiểu đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông ? của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn lớp 12 tập 1 Luận văn Sư phạm 4
B Vận dụng phương pháp dạy học khám phá trong dạy học kiến thức chương Động lực học chất điểm Vật lí 10 Luận văn Sư phạm 0
K Vận dụng lí luận về địa tô của Mac trong luật đất đai thuế nông nghiệp và việc thuê đất ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Sự vận dụng lí thuyết kinh tế thị trường ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Lí thuyết của chủ nghĩa Mác-LêNin về nền kinh tế thị trường và sự vận dụng lí thuyết đó với nước ta từ khi đổi mới đến nay Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Đề án Lí luận về lạm phát tiền tệ. Thực trạng và sự vận dụng ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top