titi_kute

New Member

Download miễn phí Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích thực trạng đầu tư nước ngoài vào Việt nam





 

Mở đầu 1

CHƯƠNG I 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ. 2

I. PHÂN TỔ THỐNG KÊ. 2

1.Phân tổ thống kê. 2

2.Bảng thống kê. 5

3.Đồ thị thống kê. 7

II.HỒI QUY TƯƠNG QUAN. 9

1. Thế nào là hồi quy tương quan. 9

2. Phương trình hồi quy. 11

III.PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN . 16

1.Khái niện về dãy số thời gian. 16

2.Các chỉ tiêu của dãy số thời gian. 17

3.Phương pháp biểu diễn xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng. 20

IV.PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ. 22

1.Khái niệm chỉ số. 22

2.Chỉ số đơn. 24

4.Chỉ số tổng hợp khối lượng. 25

5.Hệ thống chỉ số. 25

V. PHƯƠNG PHÁP DỰ ĐOÁN THỐNG KÊ NGẮN HẠN. 27

1.Khái niệm về dự đoán thống kê ngắn hạn. 27

2.Một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn. 27

CHƯƠNG II 30

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM THỜI GIAN QUA. 30

I.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI). 30

1.Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài. 30

2. Lịch sử phát triển quan hệ đầu tư nước trên thế giới. 31

3.Tính tất yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài. 32

4.Tính tất yếu của hoạt động đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt nam và sự ra đời của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam. 34

5.Vai trò của đầu tư nước ngoài (FDI) với sự phát triển kinh tế nước ta. 35

1.Giai đoạn khởi động :1988-1990. 36

2.Giai đoạn tăng trưởng nhanh : 1991-1995. 37

3.Giai đọan1996 đến nay. 39

III.NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.1.Những đóng góp của FDI vào phát triển kinh tế xã hội. 41

2.Một số mặt chưa được trong quan hệ đầu tư nước ngoài. 45

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐÂU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM. 46

1.Tập trung cao độ công tác quản lý, điều hành tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các dự án đang hoạt động 47

2.Tăng cường quán triệt đầy đủ, 49

3.Bố trí cán bộ có năng lực, 50

4.Thiết lập hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất. 50

5.Cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư 6.Lập quy hoạch chi tiết vùng lãnh thổ, chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho quá trình chuẩn bị đầu tư. 51

Chương III: Vận dụng một số phương pháp thống kê vào phân tích thực trạng đầu tư nước ngoài vào Việt nam thời gian qua. 52

I. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1988 - 1999. 52

1.Ngiên cứu biến động của số dự án được cấp giấy phép đầu tư, số vốn đăng ký, số vốn thực hiện và quy mô bình quân một dự án. 53

2.Phân tích biến động cơ cấu của vốn FDI. 60

3. Phân tích một số chỉ tiêu kết quả của hoạt động đầu tư nước ngoài. 70

II. PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU KẾT QUẢ. 77

1.Mối liên hệ tương quan giữa vốn đầu tư thực hiện – doanh thu. 78

2.Mối liên hệ giữa vốn đầu tư thực hiện và kim ngạch xuất khẩu. 2

3.Mối liên hệ giữa doanh thu và nộp ngân sách Nhà nước. 4

II.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 6

KẾT LUẬN 8

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


các cá nhân, tổ chức kinh tế nước ngoài đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh tại Việt nam.
Nhằm làm cho các nhà đầu tư thực sự tin tưởng vào đường lối của Đảng và Nhà nước và mạnh dạn bỏ vốn vào làm ăn tại Việt nam, chúng ta đã cụ thể hoá chủ trương này bằng việc cho ra đời Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam vào năm 1987.
5.Vai trò của đầu tư nước ngoài (FDI) với sự phát triển kinh tế nước ta.
Vai trò của FDI với sự phát triển kinh tế nước ta được thể hiện trên một số mặt sau :
a.Đối với nước ta, FDI không những đóng vai trò như một cú huých mà còn là chất xúc tác thu hút các nguồn tài chính khác. Việc các nhà đầu tư tư nhân đến Việt nam ngày càng nhiều, việc có mặt một số công ty đa quốc gia của Nhật Bản, Mỹ, Hàn quốc,Pháp,Đức...đã giúp cho các chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế tin tưởng hơn vào chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta, và do đó họ dành cho ta những khoản vốn ODA lớn.
b.Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các sản phẩm Việt nam và thị trường quốc tế, giúp các doanh nghiệp Việt nam tiếp cận với thị trường quốc tế nhanh hơn, thuận lợi hơn.
c.Đầu tư nước ngoài với công nghệ và kỹ năng quả lý hiện đại đã góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nước ta trong nhiều ngành ngề, nhiều lĩnh vực : công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi, du lịch, dịch vụ tài chính ngân hàng, hàng không, khai thác dầu khí ...các liên doanh với nước đã làm tăng tính cạnh tranh của thị trường Việt nam, giúp các doanh nghiệp Việt nam đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần đào tạo một đội ngũ các bộ doanh nghiệp và công nhân có trình kỹ thuật cao, say mê công việc, kỷ luật cao...
II.Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt nam.
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam được quốc hội thông qua ngày 29/12/1987, cho đến nay đã hơn 10 năm thực hiện, dòng FDI vào Việt nam ngày càng sôi động, tuy giai đoạn hiện nay có dấu hiệu giảm sút. Đầu những năm 90, tốc độ FDI vào Việt nam tăng rất nhanh với cả số vốn đăng ký và số dự án cấp giấy phép.
Năm 1988, năm bắt đầu thực hiện luật đầu tư nước ngoài, nước ta mới chỉ thu hút được 37 dự án với 366 triệu USD thì đến năm 1992 đã có 192 dự án với 2.2 tỷ USD và năm 1996 con số đó là 368 với số vốn đăng ký trên 6 tỷ USD. Từ năm 1997 lại đây có trững lại và giảm sút đáng kể. Tính tới nay Bộ kế hoạch và đầu tư đã cấp phép cho 2806 dự với số vốn đăng ký là 36609 triệu USD.
Trong hơn mười năm thực hiện luật đầu tư nước ngoài, ta có thể chia ra làm ba giai đoạn sau :
1.Giai đoạn khởi động :1988-1990.
Giai đoạn này, chúng ta mới bước đầu tiếp cận với lĩnh vực này, vừa chưa có kinh nghiệm là vừa thiếu mạnh rạn trong quyết định, người nước ngoài thì đến với nước ta như đến với một miền đất mới, vừa hấp dẫn, vừa xa lạ, họ thận trọng không dám mạo hiểm, chỉ làm thử để thăm dò cơ hội nên số lượng dự án không nhiều, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư chậm.
Trong giai đoạn này vốn đầu tư tập trung chủ yếu vào hia lĩnh vực là thăm dò dầu khí và viễn thông, còn các lĩnh vực khác hầu như mới chỉ có một ít dự án và phần đa là chưa triển khai. Các đối tác đầu tư nước ngoài chủ yếu là các công ty nhỏ thậm chí có cả công ty môi giới, quy mô bình quân một dự án còn nhỏ, các khoản nộp ngân sách ít, số lao động trong các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chưa nhiều. Do vậy chưa thực sự thu hút được sự quan tâm và chú ý của các cơ quan trung ương cũng như địa phương. Thái độ của chúng ta là “trải chiếu hoa đón các nhà đầu tư nước ngoài” kể cả những nhà đầu tư thực và rởm nên hoạt động đầu tư gặp không ít khó khăn cả khi xin cấp giấy phép đầu tư cho đến khi triển khai thực hiện dự án.
Năm
Số dự án
Số vốn đăng ký
(triệu USD)
88
37
367
89
69
581
90
108
635
Tổng
214
1583
2.Giai đoạn tăng trưởng nhanh : 1991-1995.
Đây là giai đoạn tăng trưởng nhanh và thay đổi về chất lượng trong hoạt động đầu tư nước ngoài. Tháng 3 năm 1991 một diễn đàn quốc tế về hoạt động đầu tư nước ngoài có quy mô lớn với sự tham gia của hơn 650 khách nước ngoài và thay mặt của nhiều tổ chức quốc tế như UNIDO, IMF, WB, ADB, UNDP đã được tổ chức thành công tại TP Hồ Chí Minh. Đó là một sự kiện quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta, mở đầu thời kỳ mới trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới.
Số vốn đăng ký trong giai đoạn này là 16.245 triệu USD với 1397 dự án, năm 1991 là 1.294 triệu USD gần bằng cả nước trong ba năm trước cộng lại, tốc độ tăng trưởng bình quân cao và khá ổn định trong cả giai đoạn. Các dự án trong giai đoạn này được phân bố tương đối đều, ổn định và hợp lý. Nhiều ngành công nghiệp mới như công nghiệp điện tử, chế tạo lắp ráp ôtô, xe máy... đã ra đời. Nhiều dự án có quy mô hàng trăm triệu USD được triển khai, một số khu công nghiệp, khu chế xuất bắt đầu được xây dựng. Kết quả của một số dự án thăm dò dầu khí đã tạo cơ sở để phát triển ngành công nghiệp lọc dầu, hoá dầu của nước ta. Nét nổi bật trong giai đoạn này là hiệu quả hoạt động đầu tư nước ngoài đã được thể hiện ngày càng rõ.
Số vốn thực hiện trong 5 đạt trên 6 tỷ USD, nếu đem so với tổng số vốn đầu tư của cả nước trong giai đoạn này là trên 16 tỷ USD thì nó chiếm trên dươí 40% điều này đã phần nào nói lên tính quan trọng của đầu tư nước ngoài.
Doanh số và kim ngạch xuất khẩu của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài ngoài tăng dần và tăng với tốc độ ngày càng nhanh vào cuối giai đoạn này. Doanh thu 149 triệu USD năm 1991 tăng lên 1387 triệu USD năm 1995, còn kim ngạch xuất khẩu từ 52 triệu USD năm 1991 lên 440 triệu USD 1995.
Các khoản đóng góp vào ngân sách Nhà nước ở cuối giai đoạn này tăng lên đáng kể mặc dù phần lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang trong thời gian miễn thuế và giảm thuế nhập khẩu đối với vật tư máy móc, nhập khẩu để tạo tài sản cố định, vật tư nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và chưa kể đến những đóng góp của lĩnh vực dầu khí. Các khoản nộp ngân sách năm 1994 là 128 triệu USD, năm 1995 là 195 triệu USD.
Hàng chục vạn người có việc làm ổn định và nhiều vạn người cũng có việc làm gián tiếp nhờ có hoạt động đầu tư nước ngoài. Thu nhập bình quân tương đối cao so với thu nhập trung bình của xã hội.
Tuy nhiên vào cuối của giai đoạn này đã xuất hiện nhiều vấn đề về quan điểm, nhận thức, về quản lý vĩ mô cũng như vi mô và nhiều vấn đề cụ thể khác, do vậy môi trường đã giảm bớt tính hấp dẫn. Đã xuất hiện đòi hỏi phải thay đổi thuế nhập khẩu, đặc biệt là không miễn thuế nhập khẩu ôtô đối với xí ngiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Một số cơ quan quản lý Nhà nước ở cả trung ương và địa phương ban hành thêm nhiều quy định về thủ tục hành chính tạo thêm những phức tạp đối với các nhà đầu tư, đã xuất hiện đòi hỏi của một số địa phương về việc phân cấp quyền hạn cấp giấy phép đầu tư. ở cấp Trung ương xuất hiện nhiều vấn đề liên ngành, trong đó một số vấn đề...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh Luận văn Sư phạm 0
N Vận dụng một số phương pháp thống kê vào phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Đầu tư Công đoàn BIDV giai đoạn 2003 -2008 Luận văn Kinh tế 3
T Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình lao động nước ta giai đoạn 1996-2003 Luận văn Kinh tế 0
C Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất, kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính Luận văn Kinh tế 2
P Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình LLLĐ nước ta giai đoạn 1996-2003 Luận văn Kinh tế 2
M Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Hải Phòng Luận văn Kinh tế 0
N Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Thương mại & vận tải Sông Đà Luận văn Kinh tế 0
1 Vận dụng một số phương pháp thống kê để hoàn thiện hệ thống phân tích biến động doanh thu tại khách sạn Hòa Bình Khoa học Tự nhiên 2
T Một số biện pháp thu hút và sử dụng ODA có hiệu quả trong Ngành giao thông vận tải Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực vĩnh hà Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top