daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Vận dụng phương pháp giáo dục tích cực trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT
Phương pháp giáo dục tích cực đang là xu hướng vận dụng được trong giáo dục nói chung và giáo dục mầm non (GDMN) nói riêng. Với mục tiêu phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo, đề tài nghiên cứu vận dụng phương pháp giáo dục tích cực (PPGDTC) trong tổ chức hoạt động nhận thức (HĐNT) cho trẻ mẫu giáo (MG) ở trường mầm non ngoài công lập (MNNCL) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Luận án trình bày kết quả nghiên cứu tổng quan về vận dụng PPGDTC trong tổ chức HĐNT cho trẻ MG; lý luận về vận dụng PPGDTC trong tổ chức HĐNT cho trẻ MG ở trường MNNCL; thực trạng về vận dụng PPGDTC trong tổ chức HĐNT cho trẻ MG ở trường MNNCL tại TPHCM; thiết kế và thực nghiệm sư phạm kế hoạch vận dụng PPGDTC trong tổ chức HĐNT cho trẻ MG ở trường MNNCL tại TPHCM. Nội dung của luận án được cấu trúc thành 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về vận dụng phương pháp giáo dục tích cực trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Nội dung trình bày kết quả nghiên cứu tổng quan: Về tổ chức hoạt động nhận thức bao gồm: tiền đề vật chất của nhận thức, hoạt động nhận thức trong giai đoạn sớm, hoạt động nhận thức của trẻ mẫu giáo và tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non; Về phương pháp giáo dục tích cực bao gồm: xu hướng phát triển các PPGDTC dành cho trẻ, PPGDTC theo hướng phát triển và cân bằng não, sự phát triển của các PPGDTC; Về vận dụng PPGDTC trong tổ chức HĐNT cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập (MNNCL) bao gồm những dấu hiệu vận dụng các phương pháp giáo dục tích cực trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Qua nghiên cứu, nghiên cứu sinh (NCS) nhận thấy nghiên cứu vận dụng PPGDTC theo hướng phát triển và cân bằng não là mới hơn cả, đặc biệt nghiên cứu vận dụng PPGDTC trong tổ chức HĐNT thông qua dạng sinh hoạt thường nhật khá hạn chế. Vì vậy NCS chọn xây dựng khung lý luận về vận dụng PPGDTC trong tổ chức HĐNT cho trẻ MG ở trường MNNCL được trình bày trong chương 2
Chương 2: Cơ sở lý luận về vận dụng phương pháp giáo dục tích cực trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập. Nội dung trình bày kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận, bao gồm: Các khái niệm sử dụng trong đề tài như: tổ chức
iii
HĐNT cho trẻ mẫu giáo, phương pháp giáo dục tích cực, PPGDTC trong tổ chức HĐNT cho trẻ mẫu giáo, vận dụng PPGDTC trong tổ chức HĐNT cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non; Tổ chức HĐNT cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non; PPGDTC trong tổ chức HĐNT cho trẻ mẫu giáo ở trường MNNCL; Vận dụng phương pháp giáo dục tích cực trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập; Các yếu tố ảnh hưởng đến vận dụng PPGDTC trong tổ chức HĐNT cho trẻ mẫu giáo ở trường MNNCL. Từ khung lý luận được xây dựng NCS thiết kế bộ công cụ gốm các phiếu hỏi, phiếu phỏng vấn để tiến hành khảo sát thực trạng được trình bày trong chương 3.
Chương 3: Thực trạng vận dụng phương pháp giáo dục tích cực trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung trình bày gồm: Khái quát về hệ thống trường mầm non ngoài công lập; Tổ chức khảo sát; Kết quả khảo sát thực trạng thể hiện qua 4 nội dung: về tổ chức HĐNT cho trẻ, về sử dụng phương pháp giáo dục tích cực của giáo viên mầm non, về vận dụng PPGDTC trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo thông qua sinh hoạt thường nhật của trẻ ở trường mầm non ngoài công lập; về ảnh hưởng của các yếu tố đối với vận dụng PPGDTC trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo thông qua PPGDTC.
Chương 4: Thiết kế và thực nghiệm sư phạm kế hoạch vận dụng phương pháp giáo dục tích cực trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung trình bày bao gồm: Thiết kế kế hoạch vận dụng PPGDTC trong tổ chức HĐNT cho trẻ mẫu giáo ở trường MNNCL, trong đó bao gồm cấu trúc kế hoạch: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, đánh giá, cách thực hiện và minh họa các kế hoạch vận dụng; Lấy ý kiến chuyên gia; Thực nghiệm sư phạm kế hoạch vận dụng PPGDTC trong tổ chức HĐNT cho trẻ mẫu giáo ở trường MNNCL.
Cuối cùng, luận án trình bày phần kết luận trong đó đưa ra những kết luận chung về toàn luận án và khuyến nghị đối với các cấp như Bộ, Sở, Phòng, Cơ sở GDMN, người quản lý, GVMN và cha mẹ của trẻ. Kết trang là danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục.
iv

ABSTRACT
Active educational methods are a trend being applied in education in general and preschool education in particular. With the goal of developing awareness for preschool children, the research topic applies active educational methods in organizing cognitive activities for preschool children in non-public preschools in Ho Chi Minh City. The thesis presents general research results on applying active educational methods in organizing cognitive activities for preschool children; Theory on applying positive educational methods in organizing cognitive activities for preschool children in non-public preschools; Current status of applying positive educational methods in organizing cognitive activities for preschool children in non-public preschools in Ho Chi Minh City; Design and experiment with pedagogical plans to apply active educational methods in organizing cognitive activities for preschool children in non-public preschools in Ho Chi Minh City. The content of the thesis is structured into 4 chapters as follows:
Chapter 1: Overview of research on applying active educational methods in organizing cognitive activities for preschool children in preschools. The content presents general research results: Regarding the organization of cognitive activities, including: material premises of cognition, cognitive activities in the early stages, cognitive activities of preschool children and organization of activities. cognitive activities for preschool children in preschool; Positive educational methods include: the trend of developing positive educational methods for children, positive educational methods towards brain development and balance, the development of positive educational methods. pole; Regarding the application of positive educational methods in organizing cognitive activities for preschool children in non-public preschools, non-public preschools include signs of applying positive educational methods in organizing activities. cognitive activities for preschool children in preschool. Through research, the graduate student found that research on applying positive educational methods in the direction of brain development and balance is the newest, especially research on applying positive educational methods in organizing cognitive activities. Awareness through daily activities is quite limited. Therefore, the researcher chose to build a theoretical framework on applying active educational methods in organizing cognitive activities for preschool children in non-public preschools as presented in chapter 2.
v

Chapter 2: Theoretical basis for applying positive educational methods in organizing cognitive activities for preschool children in non-public preschools. The content presents the results of theoretical research, including: Concepts used in the project such as: organizing cognitive activities for preschool children, active educational methods, active educational methods in organizing cognitive activities for preschool children, applying positive educational methods in organizing cognitive activities for preschool children in preschools; Organize cognitive activities for preschool children in preschool; Active educational methods in organizing cognitive activities for preschool children in non-public preschools; Applying positive educational methods in organizing cognitive activities for preschool children in non- public preschools; Factors affecting the application of positive educational methods in organizing cognitive activities for preschool children in non-public preschools. From the theoretical framework built, graduate students design a ceramic toolkit of questionnaires and interview forms to conduct a survey of the current situation presented in chapter 3.
Chapter 3: Current status of applying positive educational methods in organizing cognitive activities for preschool children in non-public preschools in Ho Chi Minh City. Presentation content includes: Overview of the non-public preschool system; Organize surveys; The results of the current status survey are shown through 4 contents: on organizing cognitive activities for children, on using active educational methods by preschool teachers, on applying positive educational methods in organizations. cognitive activities for preschool children through children's daily activities in non-public preschools; about the influence of factors on the application of positive educational methods in organizing cognitive activities for preschool children through active educational methods.
Chapter 4: Design and experiment with pedagogical plans to apply active educational methods in organizing cognitive activities for preschool children in non-public preschools in Ho Chi Minh City. Presentation content includes: Designing a plan to apply active educational methods in organizing cognitive activities for preschool children in non-public preschools, which includes the plan structure: goals, content, method, form, evaluation, implementation and illustration of application plans; Get expert opinions; Pedagogical experiment planning to apply active educational methods in organizing cognitive activities for preschool children in non- public preschools.
vi

Finally, the thesis presents a conclusion which includes giving general conclusions about the entire thesis and recommendations for levels such as the Ministry of Education, Department of Education, Office of Education, Preschool Education Institutions, managers, preschool teachers and parents of children. The conclusion is a list of references and appendices.
vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Số thứ tự 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Từ viết tắt CBQL
ĐC ĐLC GV HĐNT MN GVMN MNCL MNNCL NCS
PP PPGD PPGDTC Tp.HCM TB
TN
Từ được viết tắt Cán bộ quản lý
Đối chứng
Độ lệch chuẩn
Giáo viên
Hoạt động nhận thức
Mầm non
Giáo viên mầm non
Mầm non công lập
Mầm non ngoài công lập Nghiên cứu sinh
Phương pháp
Phương pháp giáo dục
Phương pháp giáo dục tích cực Thành phố Hồ Chí Minh Trung bình
Thực nghiệm
viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Trang Bảng 2.1: Chế độ sinh hoạt cho trẻ mẫu giáo.................................... 43 Bảng 2.2: Khác nhau giữa PPGD truyền thống và PPGDTC................. 50 Bảng 3.1: Đặc điểm phân bổ các quận huyện theo khu vực ................. 85 Bảng 3.2: Đơn vị mẫu được chọn................................................ 85 Bảng 3.3: Phân bổ địa bàn được khảo sát......................................... 86 Bảng 3.4: Kế hoạch khảo sát cụ thể............................................... 87 Bảng 3.5: Kết quả khảo sát thông tin cá nhận các ĐTKS..................... 89 Bảng 3.6: Chọn lựa các mục tiêu phát triển nhận thức........................ 90 Bảng 3.7: Mức độ thực hiện thường xuyên 3 nội dung chính................ 92 Bảng 3.8: Mức độ sử dụng các phương pháp giáo dục...................... 93 Bảng 3.9: Mức độ sử dụng thường xuyên các hình thức tổ chức........... 95 Bảng 3.10: Mức độ khó khi sử dụng các hình thức tổ chức.................. 96 Bảng 3.11: Mức độ sử dụng thường xuyên về cách đánh giá trẻ............ 97 Bảng 3.12: Mức độ khó khi sử dụng các cách đánh giá trẻ................... 98 Bảng 3.13: Mức độ đầu tư điều kiện cơ sở vật chất, môi trường............ 99 Bảng 3.14: Mức độ tiếp cận các phương pháp giáo dục tích cực............ 101 Bảng 3.15: Tỷ lệ vận dụng phương pháp giáo dục tích cực ................... 101 Bảng 3.16: Mức độ tổ chức hoạt động nhận thức qua 2 hình thức........... 102
Bảng 3.19: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố............................................ 104 Bảng 4.1: Thang đo đánh giá nhận thức của trẻ mẫu giáo.................... 121 Bảng 4.2: Năm mức độ biểu hiện của trẻ....................................... 123
Bảng 3.17: Mức độ tổ chức hoạt động nhận thức thể hiện qua các giờ sinh hoạt................................................................
103
Bảng 3.18 Mức độ tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ thông qua các công việc lao động.....................................................
103
Bảng 4.3: Kế hoạch vận dụng phương pháp giáo dục tích cực trong tổ chức hoạt động nhận thức thông qua sinh hoạt thường nhật theo
126
ix

năm (mẫu).................................................................
Bảng 4.4: Một số gợi ý hoạt động chính cho từng tháng...................... 127
Bảng 4.6: Bảng phân chia công việc (mẫu)..................................... 128 Bảng 4.7: Kế hoạch tháng......................................................... 132 Bảng 4.8: kế hoạch tuần........................................................... 136 Bảng 4.9: Qui đổi đánh giá chung mức độ nhận thức......................... 142 Bảng 4.10: Kế hoạch phân bổ thời gian thực nghiệm......................... 143 Bảng 4.11: Sự khác biệt khi tổ chức thực nghiệm giữa 2 nhóm............. 144 Bàng 4.12: Qui đổi đánh giá chung mức độ nhận thức........................ 146 Bảng 4.13: Kết quả đầu vào của 2 nhóm qua tần số xuất hiện/tỷ lệ......... 148 Bảng 4.14: Kết quả kiểm định T-test đầu vào 2 nhóm........................ 149 Bảng 4.15: Kết quả so sánh giữa đầu vào và đợt 1............................ 150 Bảng 4.16: Kết quả kiểm định đầu vào – đợt 1 của nhóm ĐC............... 151 Bảng 4.17: Kết quả kiểm định đầu vào – đợt 1 của nhóm thực nghiệm .... 152 Bảng 4.18: Kết quả kiểm định đợt 1 của 2 nhóm.............................. 153 Bảng 4.19: Kết quả so sánh giữa đợt 1 và đợt 2................................ 154 Bảng 4.20: Kết quả so sánh giữa đầu vào và đầu ra của 2 nhóm............ 156 Bảng 4.21: Kết quả kiểm định đầu vào – đầu ra của nhóm đối chứng ...... 158 Bảng 4.22: Kết quả kiểm định đầu vào – đầu ra của nhóm thực nghiệm... 158 Bảng 4.23: Kết quả kiểm định đầu ra giữa 2 nhóm............................ 158
Bảng 4.5: Kế hoạch vận dụng phương pháp giáo dục tích cực trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua sinh hoạt thường nhật theo tháng (mẫu)..............................
128
x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình Trang
Hình 2.1: Qui trình vận dụng phương pháp giáo dục tích cực trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động thường nhật............................................................................................... 70
Hình 2.2: Sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng................................................. 72 Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện mức độ khó khi vận dụng các phương pháp giáo
dục tích cực ..................................................................... 94 Hình 3.2: Biểu đồ về việc có hay không cho trẻ thảo luận đánh giá cuối
ngày............................................................................... 104 Hình 4.1: So sánh kết quả đầu vào 2 nhóm.............................................. 149 Hình 4.2: Biểu đồ so sánh kết quả ban đầu – đợt 1 của nhóm đối chứng......... 151 Hình 4.3: Biểu đồ so sánh kết quả đầu vào – đợt 1 nhóm thực nghiệm............ 152 Hình 4.4: Biểu đồ so sánh kết quả 2 nhóm............................................ 153 Hình 4.5: Biểu đồ so sánh 2 đợt thực nghiệm của nhóm đối chứng............... 155 Hình 4.6: Biểu đồ so sánh kết quả đợt 1 – đợt 2 nhóm thực nghiệm.............. 155 Hình 4.7: Biểu đồ đầu vào - đầu ra của 2 nhóm...................................... 167 Hình 4.8: Biểu đồ so sánh kết quả đầu ra giữa 2 nhóm.............................. 167
xi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................. ii TÓM TẮT ...................................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................ viii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................................ ix DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................................. xi MỤC LỤC ..................................................................................................................................... xii MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................................1 1.Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................................1 2.Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................................3 3.Khách thể - Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................3 4.Giả thuyết nghiên cứu..................................................................................................................4 5.Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................................................4 6. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................................4 7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................5 8.Ý nghĩa...........................................................................................................................................7 9.Cấu trúc luận án...........................................................................................................................8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO
DỤC TÍCH CỰC TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON....................................................................................................9
1.1 Nghiên cứu về tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo.............................................9 1.1.1 Tiền đề vật chất của nhận thức ...........................................................................................9 1.1.2 Chức năng não bộ trong giai đoạn sớm ............................................................................10 1.1.3 Hoạt động nhận thức của trẻ mẫu giáo .............................................................................12
xii

1.1.4 Tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo................................................................15 1.2 Nghiên cứu về phương pháp giáo dục tích cực.....................................................................18
1.2.1 Giáo dục tích cực và phương pháp giáo dục tích cực ....................................................18
1.2.2 Nghiên cứu về cụm từ “Giáo dục sớm”..........................................................................21
1.2.3 Phương pháp giáo dục tích cực theo quan điểm giáo dục sớm .....................................23
1.3 Nghiên cứu về vận dụng phương pháp giáo dục tích cực trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ..................................................................................27 1.3.1 Vận dụng phương pháp giáo dục tích cực trong giáo dục mầm non .............................27
1.3.2 Vận dụng phương pháp giáo dục tích cực trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ
mẫu giáo.....................................................................................................................................29 Kết luận chương 1 .........................................................................................................................34
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở
TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP .............................................................................35
2.1 Khái niệm sử dụng trong đề tài .............................................................................................35 2.1.1 Tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo ...............................................................35 2.1.2 Phương pháp giáo dục tích cực ......................................................................................37 2.1.3 Vận dụng phương pháp giáo dục tích cực trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo ....................................................................................................................................40
2.2 Tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập .......41 2.2.1 Đặc điểm hoạt động nhận thức của trẻ mẫu giáo .............................................................41 2.2.2 Các dạng tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập ..............................................................................................................................................42 2.2.3 Các thành tố của tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập ...........................................................................................................................44
2.3 Phương pháp giáo dục tích cực trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập .................................................................................................50
2.3.1 Sự khác nhau giữa phương pháp giáo dục truyền thống và phương pháp giáo dục tích cực .............................................................................................................................................50 2.3.2 Quan điểm đổi mới phương pháp giáo dục .....................................................................52
xiii

2.3.3 Tiêu chí đánh giá tính tích cực của các phương pháp giáo dục tích cực..........................56 2.3.4 Các phương pháp giáo dục tích cực .................................................................................57 2.3.5 Nhận xét chung về các phương pháp giáo dục tích cực ..................................................60
2.4 Vận dụng phương pháp giáo dục tích cực trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập .............................................................................63 2.4.1 Căn cứ lựa chọn phương pháp giáo dục tích cực .............................................................63
2.4.2 Lựa chọn vận dụng phương pháp giáo dục tích cực trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập ................................................................64 2.4.3 Qui trình vận dụng phương pháp giáo dục tích cực trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập .................................................................69
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến vận dụng phương pháp giáo dục tích cực trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập .....................................72 2.5.1 Yếu tố chủ quan ................................................................................................................72 2.5.2 Yếu tố khách quan ............................................................................................................76 Kết luận chương 2 .........................................................................................................................79
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VỀ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG
MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH.....................................................80
3.1
3.2
Khái quát về hệ thống trường mầm non ngoài công lập ..................................................80 3.1.1 Đặc điểm trường mầm non ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh .........................80 3.1.2 Chất lượng giáo dục trường mầm non ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh ........82
Tổ chức khảo sát thực trạng ...............................................................................................83
3.2.1 Mục đích khảo sát .........................................................................................................83
3.2.2 Nội dung và đối tượng khảo sát ....................................................................................83
3.2.3 Phương pháp khảo sát ...................................................................................................83
3.2.4 Qui trình khảo sát ..........................................................................................................85
3.3
hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập tại TPHCM ......89
Kết quả khảo sát thực trạng vận dụng phương pháp giáo dục tích cực trong tổ chức
3.3.1 Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập ...........................................................................................................90
xiv

3.4
3.3.2 Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục tích của giáo viên mầm non ......................................................................................................................................... 100 3.3.3 Kết quả khảo sát về các dấu hiệu vận dụng phương pháp giáo dục tích cực trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập ................... 102 3.3.4 Kết quả khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng vận dụng phương pháp giáo dục tích cực trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập ... 104
Đánh giá chung về thực trạng ....................................................................................... 105
3.4.1 Điểm mạnh và hạn chế ............................................................................................... 105
3.4.2 Nguyên nhân thực trạng.............................................................................................. 110
Kết luận chương 3 ...................................................................................................................... 113
CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ VÀ THỰC NGHIỆM KẾ HOẠCH VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH...114
4.1. Thiết kế kế hoạch vận dụng phương pháp giáo dục tích cực trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập tại TPHCM ...................... 114
4.1.1 Mục đích ..................................................................................................................... 114
4.1.2 Nội dung .................................................................................................................. 115
4.1.3 Phương pháp ............................................................................................................ 116
4.1.4 Hình thức ................................................................................................................. 120
4.1.5 Đánh giá nhận thức của trẻ mẫu giáo ........................................................................ 120
4.1.6 Cách thực hiện ......................................................................................................... 126
4.1.7 Lấy ý kiến chuyên gia ............................................................................................. 130
4.1.8 Minh họa kế hoạch .................................................................................................. 131
4.2. Thực nghiệm kế hoạch vận dụng phương pháp giáo dục tích trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh.139
KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ............................................................................................... 161
Mục đích, nội dung, giả thuyết, hình thức thực nghiệm ........................................... 139 Tiến trình thực nghiệm ............................................................................................... 140 Kết quả thực nghiệm .................................................................................................. 147 Kết luận chương 4 ..................................................................................................................... 160
4.2.1 4.2.2 4.2.3
xv

1. Kết luận .................................................................................................................................. 161 2. Khuyến nghị ........................................................................................................................... 162 Tài liệu tham khảo ..................................................................................................................... 165
Danh mục các công trình nghiên cứu ...................................................................................... 180 Danh mục các phụ lục ............................................................................................................... 183
xvi

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương (2013) đã nêu: Giáo dục cần đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập đáp ứng yêu cầu giáo dục của từng cấp học và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Theo đó, giáo dục mầm non đã và đang thực hiện triển khai các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của Ngành bao gồm: Quyết định 1677/2018/QĐ-TTg đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018- 2025; Điều lệ trường Mầm non, chương trình GDMN mới (2021).
Phương pháp giáo dục truyền thống với cách truyền thụ một chiều, nội dung chủ yếu cung cấp kiến thức, trẻ lĩnh hội một cách thụ động, giáo viên đóng vai trò chủ đạo. Ngược lại phương pháp giáo dục tích cực với cách thức tương tác 2 chiều, nội dung vừa cung cấp kiến thức, rèn kỹ năng, vận dụng giải quyết vấn đề, trẻ là trung tâm, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, hỗ trợ (Trần Thị Hoa & Nguyễn Minh Phương, 2016). Vì vậy vận dụng các PPGDTC trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non là phù hợp với quan điểm về đổi mới giáo dục hiện nay mang lại nhiều giá trị như: Đối với trường giúp nâng cao uy tín, chất lượng giáo dục, đối với giáo viên có thể linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo, đối với trẻ giúp phát triển toàn diện, đặc biệt về mặt nhận thức, phát triển tính linh hoạt, tích cực, chủ động (Pekdogan, 2016). Một trong số những phương pháp giáo dục đó có thể kể như phương pháp Montessori, phương pháp Glenn Doman, phương pháp Shichida, ở góc độ chuyên môn những phương pháp giáo dục đó được đánh giá mang tính tích cực.
Tại Việt Nam, GDMN đang có những chuyển biến tích cực cả về chất lượng và số lượng, vừa phải đảm bảo thu hút trẻ ra trường, ra lớp đúng độ tuổi, vừa phải nâng cao chất lượng giáo dục trẻ bằng việc thực hiện đổi mới nội dung chương trình GDMN. Chương trình thể hiện quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm theo phương châm giáo dục “chơi mà học, học bằng chơi”. Với nội dung chương trình mới, đòi hỏi giáo viên các trường mầm non phải thực hiện tiếp nhận, vận dụng và đổi mới PPGD cho trẻ”. Tính đến năm học 2022-2023. TP. Hồ Chí Minh có 1287 trường mầm non, trong đó có 467 trường công lập và 820 trường dân lập, tư thục (chiếm 64%) (Nguồn sở GDĐT). Với qui mô trường ngoài công lập ở trên, đặt ra cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, trực tiếp
1

đội ngũ giáo viên mầm non tìm kiếm các điều kiện, chính sách hỗ trợ, thực hiện đồng bộ đổi mới GDMN, đặc biệt đổi mới PPGD nhằm nâng cao chất lượng GDMN Tp. Hồ Chí Minh.
Trong những năm qua các trường mầm non nói chung, trường NCL nói riêng đã không ngừng tiếp cận, vận dụng các công trình nghiên cứu, các quan điểm, mô hình, PPGD tích cực của các nhà khoa học giáo dục ở các nước phát triển (Liên bang Đức, Ý, Hoa Kỳ, Nhật Bản, trung Quốc...). Tuy nhiên, thực tiễn vận dụng, triển khai vẫn thiếu tính hệ thống, đồng bộ, còn manh mún và chưa phù hợp với thực tiễn của từng địa phương,
vùng miền, mỗi nơi mỗi trường vận dụng theo những cách khác nhau, kết quả đạt được trên trẻ cũng chưa được khảo sát dựa trên những tiêu chí đánh giá cụ thể (Nguyễn Thị Xuân Anh, 2020). Trong bài viết, tác giả trình bày khá nhiều những thực trạng, hạn chế khó khăn trong việc vận dụng PPGDTC trong giáo dục mầm non. Mặt khác bên ngoài môi trường lớp học nhiều bậc cha mẹ đã tự tìm hiểu áp dụng một trong số những phương pháp giáo dục tích cực theo cách hiểu của họ để dạy con tại nhà.
Về mặt pháp lý, Ban chấp hành Trung ương (2013) xác định rõ mục tiêu giáo dục mầm non “giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1”. Đồng thời Quốc hội (2019), qui định phương pháp giáo dục mầm non “phải kích thích sự phát triển các giác quan, cảm xúc và các chức năng tâm sinh lý; phải tạo điều kiện cho trẻ em được vui chơi, trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh bằng nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ em”. Mặt khác mục tiêu giáo dục con người là phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Tiềm năng được hiểu một cách đơn giản là những năng lực thuộc yếu tố bên trong sẵn có của mỗi con người nhưng
chưa được phát hiện hay chưa được phát triển một cách tối ưu. Nhiệm vụ của giáo dục là khai mở tiềm năng của người học, giúp những tố chất bên trong được kích hoạt và phát triển. Đối với giáo dục mầm non, nhiệm vụ phát triển nhận thức cho trẻ cũng chính là mục tiêu khai mở tiềm năng, tố chất riêng bên trong, việc vận dụng các phương pháp giáo dục mới, tiến bộ hướng đến phát triển trí tuệ, phát triển nhận thức, kích hoạt các giác quan và khai mở tiềm năng cho đứa trẻ là vô cùng quan trọng.
Ngày nay các nhà giáo dục đã chứng minh rằng nếu một đứa trẻ được nuôi dưỡng, giáo dục đúng phương pháp khoa học giai đoạn sớm là giai đoạn trong đó bao gồm trẻ từ 3-6 tuổi (trẻ mẫu giáo) thì có khả năng thành công trong quá trình phát triển sau này
2

(Masaru, 2013). Tác giả khuyên những nhà giáo dục không nên bỏ phí giai đoạn sớm còn gọi là “giai đoạn vàng” này, vì đây là giai đoạn tốt để kích hoạt tối ưu những tố chất cũng như tiềm năng vượt trội vốn có bên trong mỗi đứa trẻ. Trong số các nghiên cứu về “giai đoạn vàng” có các tác giả nổi tiếng như Maria Montessori, Glenn Doman, Shichida, Phùng Đức Toàn...hầu hết đều đưa ra những phương pháp giáo dục tích cực nhằm phát triển toàn diện cho trẻ đặc biệt về mặt nhận thức.
Những phương pháp giáo dục tích cực đang được vận dụng trong hệ thống trường mầm non ngoài công lập là gì, tại sao được đánh giá có tính tích cực, có tác động như thế nào đến sự phát triển nhận thức của trẻ, cách vận dụng trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo như thế nào, căn cứ tiêu chí nào để đánh giá kết quả trên trẻ về mặt nhận thức. Tất cả những vấn đề trên vừa là trăn trở của riêng nghiên cứu sinh (NCS) vừa đồng thời là những nội dung được chia sẻ trình bày khúc chiết, rõ ràng từ các nhà khoa học, giáo dục Việt Nam trong “Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc – Giáo dục sớm phát triển năng lực trẻ em trong những năm đầu đời lý luận và thực tiễn” (Hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam – viện nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người – IPD, 2020). Quan tâm đến vận dụng phương pháp giáo dục tích cực (PPGDTC) ở bậc học mầm non, nghiên cứu sinh đã tìm hiểu, nghiên cứu và nhận ra vẫn có những nghiên cứu về phương pháp giáo dục tích cực nói chung, về vận dụng PPGDTC trong giáo dục mầm non nói riêng. Nhưng tính đến thời điểm hiện tại, xét về qui mô nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ, số lượng các nghiên cứu về vận dụng PPGDTC trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo còn khá hạn chế. Từ những lý do phân tích trên, NCS chọn “Vận dụng phương pháp giáo dục tích cực trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phát triển khả năng nhận thức cho trẻ mẫu giáo qua vận dụng các phương pháp giáo dục tích cực vào tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập tại TP. Hồ Chí Minh.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục khả năng nhận thức cho trẻ mẫu giáo.
3

3.2. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp giáo dục tích cực trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non NCL tại TPHCM.
4. Giả thuyết khoa học
Khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo sẽ phát triển khi giáo viên mầm non vận dụng các phương pháp giáo dục tích cực trong tổ chức hoạt động nhận thức tại trường mầm non ngoài công lập.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp giáo dục tích cực trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập;
5.2 Nghiên cứu thực trạng vận dụng phương pháp giáo dục tích cực trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập;
5.3 Phát triển khả năng nhận thức cho trẻ mẫu giáo qua vận dụng các PP giáo dục tích cực vào tổ chức hoạt động nhận thức trong các trường mầm non ngoài công lập tại TP. HCM.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Nội dung
- Tập trung làm rõ cơ sở lý luận về vận dụng PPGDTC trong tổ chức HĐNT cho trẻ mẫu giáo. Từ đó có cơ sở tìm hiểu thực trạng vận dụng PPGDTC trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập.
- Tập trung đề xuất qui trình vận dụng, thiết kế kế hoạch vận dụng và thực nghiệm kế hoạch vận dụng PPGDTC trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động sinh hoạt thường nhật cho trẻ ở trường mầm non ngoài công lập.
6.2. Khách thể khảo sát
Đề tài tiến hành khảo sát 24 trường mầm non trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, gồm 100 cán bộ quản lý và 280 giáo viên mầm non.
6.3. Thời gian thực hiện
Đề tài tiến hành từ năm học 2020 – 2023
4

6.4. Địa bàn khảo sát
Đề tài tìm hiểu thực trạng vận dụng PPGDTC trong tổ chức HĐNT thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập gồm 04 quận và 02 huyện thuộc TPHCM.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích: Làm rõ các vấn đề lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án, từ đó hoàn thiện khung cơ sở lý luận nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng các bộ công cụ nghiên cứu của luận án.
Nội dung: Để đạt được mục đích trên NCS tiến hành thu thập, nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các văn bản pháp quy, các tài liệu khoa học như sách, báo, tạp chí, luận án, các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến các phương pháp giáo dục tích cực giúp phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo.
Cách thực hiện: Thu thập tài liệu từ nhiều nguồn, phân luồng tài liệu theo các hướng nghiên cứu, đọc phân tích tổng hợp, hệ thống hóa dữ liệu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Mục đích: Tìm hiểu thực trạng vận dụng PPGDTC trong tổ chức hoạt động nhận
thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh.
Công cụ: Sử dụng phiếu hỏi dành cho các đối tượng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Căn cứ kết quả khảo sát thực trạng và dấu hiệu vận dụng PPGDTC trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ MG, đề tài đề xuất cách vận dụng PPGDTC trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo dưới dạng sinh hoạt thường nhật thông qua qui trình vận dụng và các kế hoạch vận dụng thể hiện trong chương 4.
Trong chương 4 trình bày tường minh thiết kế kế hoạch vận dụng PPGDTC trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ MG ở các trường mầm non ngoài công lập, với đầy đủ cấu trúc của một quá trình giáo dục gồm mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, cách đánh giá, cách tổ chức thực hiện và những điều kiện hỗ trợ dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản (đảm bảo tính mục đích, tính toàn diện, tính thực tiễn, tính kế thừa và phát triển). Đồng thời để thẩm định khách quan tính khả thi, khoa học và phù hợp của qui trình vận dụng được đề xuất, đề tài tiến hành lấy ý kiến chuyên gia. Kết quả các nhà khoa học đều có những đánh giá khá tốt về tính khả thi của qui trình được đề xuất. Tiếp theo, chương 4 cũng trình bày quá trình thực nghiệm sư phạm với đầy đủ những hạng mục cần thiết như: Mục tiêu, nội dung, phương pháp thực nghiệm; Tiến trình thực nghiệm và kết quả thực nghiệm. Các kết quả đều được phân tích, so sánh bằng nhiều giá trị đo lượng như tỷ lệ, tần số xuất hiện, giá trị trung bình, các chỉ số về giả thuyết (sig) qua các lần thực nghiệm giữa 2 nhóm (đối chứng – thực nghiệm), để cuối cùng đưa ra những nhận định chung có giá trị về mặt khoa học.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh Luận văn Sư phạm 0
D vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến động của doanh thu của ngân hàng Ngoại thương Việt nam giai đoạn 2000-2009 Luận văn Kinh tế 0
D Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9 Luận văn Sư phạm 0
D Phân tích nội dung của phương pháp quản lý kinh tế trong hệ thống phương pháp quản lý Từ đó nêu lên ý nghĩa của nó trong việc vận dụng phương pháp Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp học máy tiên tiến trong công tác dự báo vận hành hồ Hòa Bình Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu cách thức xây dựng vận dụng thang bảng lương theo phương thức 3p Luận văn Kinh tế 3
D vận dụng phương pháp giải toán hình học không gian lớp 11 nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thpt Luận văn Sư phạm 0
D Vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học về anđehit, xeton, axit cacboxylic – chương trình hóa học lớp 11 Ngoại ngữ 0
D Vận dụng phương pháp Webquest trong dạy học chương Nhóm oxi (Hóa học lớp 10 nâng cao) Luận văn Sư phạm 0
A Vận dụng phương pháp thống kê phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại CP quân đội phòng giao dịch Đống Đa Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top