ngocanh18_02

New Member
Đề tài: Vận dụng phương pháp xác định giá trị tài sản thuần để định giá doanh nghiệp. Lấy ví dụ minh họa tại một doanh nghiệp Nhà Nước cổ phần hóa. Nêu nhận xét của bạn về ưu, nhược điểm của phương pháp này.
Chương 1: Cơ sở lý luận
I. Khái quát chung về định giá giá trị doanh nghiệp

1 Xác định giá trị doanh nghiệp
2 a,Các nhận định cơ bản về giá trị doanh nghiệp
- Giá trị doanh nghiệp là một khái niệm cơ bản khác với giá bán doanh nghiệp trên thị trường. Giá trị doanh nghiệp được đo bằng độ lớn của các khoản thu nhập mà doanh nghiệp đem lại cho nhà đầu tư. Giá bán doanh nghiệp là mức giá được hình thành trên thị trường, nó còn chịu sự tác động của các yếu tố cung, cầu “ hàng hóa hoanh nghiệp”, và cung cầu về tiền tệ trên thị trường
- Giá trị doanh nghiệp chỉ đơn giản là một khái niệm được các nhà đầu tư, các chuyên gia sử dụng trong việc đánh giá tổng thể các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thêđưa lại. Giá trị doanh nghiệp vẫn tồn tại ngay cả khi không có việc mua bán và chuyển nhượng…
- Xác định giá trị doanh nghiệp không đơn giản chỉ để mua, bán, sát nhập, hợp nhất hay chia nhỏ doanh nghiệp mà còn nhằm phục vụ cho nhiều hoạt động giao dịch kinh tế khác, như: xác định vị thế tín dụng, cung cấp các thông tin cho hoạt động quản lý kinh tế vĩ mô, cho hoạch định chiến lược doanh nghiệp…
b, Khái niệm xác định giá trị doanh nghiệp:
Xác định giá trị doanh nghiệp là sự ước tính với độ tin cậy cao nhất các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, làm cơ sở cho các hoạt động giao dịch thông thường của thị trường.
2, Sự cần thiết phải xác định giá trị doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu đánh giá và xác định giá trị đối với các loại hàng hóa là một đòi hỏi hoàn toàn tự nhiên. Trong điều hành kinh tế vĩ mô cũng như trong các hoạt động quản trị kinh doanh luôn cần thiết thông tin về giá trị doanh nghiệp.Giá trị doanh nghiệp là mối quan tâm của các pháp nhân và thể nhân có lợi ích liên quan, gắn bó trực tiếp đến các doanh nghiệp được đánh giá.Tổng kết lại, nhu cầu xác định giá trị doanh nghiệp được xuất phát từ các yêu cầu quản lý và các giao dịch…
Trong nền kinh tế thị trường, mọi chủ thể kinh tế- xã hội đều quan tâm đến doanh nghiệp từ người tiêu dùng sản phẩm dịch vụ đến nhà đầu tư và Nhà Nước, tổ chức xã hội và nhà quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt là nhà đầu tư, nhà quản trị doanh nghiệp và Nhà Nước nói riêng, họ luôn luôn và cần thiết nắm vững các thông tin về tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó giá trị của doanh nghiệp được họ quan tâm hàng đầu, vì vậy cần thiết phải xác định giá trị doanh nghiệp.
Xác định được giá trị doanh nghiệp sẽ đáp ứng nhu cầu giao dịch: mua bán, chuyển nhượng sáp nhập chia tách doanh nghiệp. Nhu cầu giao dịch về tài chính doanh nghiệp diễn ra thường xuyên và phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nhu cầu tài trợ vốn cho phát triển là một nhu cầu tất yếu khách quan đối với mọi doanh nghiệp.Để mở rộng quy mô hoạt động SXKD tăng lợi nhuận, tăng sức mạnh của DN trên thị trường, DN phải huy động bốn trên thị trường nói chung, thị trường tài chính nói riêng. Mặt khác việc di chuyển vốn đầu tư của các nhà đầu tư trực tiếp và nhà đầu tư gián tiếp vào DN cũng diễn ra thường xuyên theo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của họ. Vì vậy cần nắm rõ và xác định được hay dự báo được các lợi ích mà DN đem lại cho họ từ việc họ đầu tư vốn vào DN, nói cách khác họ phải biết được giá trị của DN từ đó giúp họ đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất
Giá trị của DN là một loại thông tin quan trọng giúp Nhà nước điều hành kinh tế vĩ mô hiệu quả hơn. Giá cả của các chứng khoán nợ và chứng khoán vốn, đặc biệt là giá cổ phiếu thường do DN phát hành là thông rin quan trọng phản ánh giá trị DN, vị thế của DN trên thi trường, phản ánh sức khỏe của từng DN và của toàn bộ nền kinh tế đó giúp Nhà nước thực hiên các chính sách vĩ mô thích hợp thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong điều kiện Nhà nước ta đang thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước xác định đúng giá trị DN và thông tin trung thực khách quan giá trị DN là tiền đề cho việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện cổ phần hóa DN.
Giá trị DN là loại thông tin quan trọng giúp nhà quản trị DN phân tích, đánh giá trước khi đưa ra các quyết đình quản lý: Quyết định đầu tư, quyết định tài trợ nhằm tăng giá trị DN nói chung, giá trị tái sản của chủ sở hữu nói riêng. Giá trị của DN phản ánh năng lực tổng hợp và hiệu quả hoạt động của các nhà quản lý doanh nghiệp. Giá trị DN lớn là một thông tin quan trọng thể hiện sức mạnh tài chính, sức cạnh tranh trên thị trường của DN. Vì vậy cần xác định giá trị DN


Link download cho các bạn
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vận dụng phương pháp giáo dục tích cực trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo Luận văn Sư phạm 0
D Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh Luận văn Sư phạm 0
D vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến động của doanh thu của ngân hàng Ngoại thương Việt nam giai đoạn 2000-2009 Luận văn Kinh tế 0
D Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9 Luận văn Sư phạm 0
D Phân tích nội dung của phương pháp quản lý kinh tế trong hệ thống phương pháp quản lý Từ đó nêu lên ý nghĩa của nó trong việc vận dụng phương pháp Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp học máy tiên tiến trong công tác dự báo vận hành hồ Hòa Bình Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu cách thức xây dựng vận dụng thang bảng lương theo phương thức 3p Luận văn Kinh tế 3
D vận dụng phương pháp giải toán hình học không gian lớp 11 nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thpt Luận văn Sư phạm 0
D Vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học về anđehit, xeton, axit cacboxylic – chương trình hóa học lớp 11 Ngoại ngữ 0
D Vận dụng phương pháp Webquest trong dạy học chương Nhóm oxi (Hóa học lớp 10 nâng cao) Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top