afjf_sgwgwg

New Member
Run là động tác bất thường không cố ý, là sự không nhịp nhàng và luân chuyển ở một nhóm cơ nhất định và cơ đối trọng. Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gặp trong các bệnh:



- Xơ cứng tủy: với biểu hiện run khi làm động tác, kèm theo rung giật nhãn cầu và hội chứng bó tháp.



- Run ở người già: với đặc điểm không có co cứng cơ, tăng các hoạt động tự chủ.



- Run tiểu não: run khi làm việc, kèm theo loạng choạng khi vận động.



- Run gia đình: thường ở độ tuổi 20-30 tuổi, không tiến triển theo thời gian, trong gia đình có nhiều người bị.



- Một trong những bệnh run tay phổ biến hay gặp là bệnh Parkinson với các đặc trưng của run như sau:



+ Hay gặp ở người lớn tuổi, run thường thấy ở đầu ngón tay, bàn tay, bàn chân, có thể ở mặt, môi dưới, lưỡi, hàm dưới, cằm.



+ Run đầu chi xuất hiện sớm rồi dần dần lan đến gốc chi và khu trú ở một bên của cơ thể trong nhiều năm đầu.



+ Run thường khởi phát lặng lẽ âm thầm, có thể chỉ ở ngón chân ngón tay, thậm chí chỉ ở ngón tay cái.



+ Run nhỏ với tần số 4-8 lần/s, cũng có khi nhanh hơn. Khi nghỉ ngôi không bị run. Run tay thường kèm theo phối hợp động tác thiếu chính xác và cứng nhắc. Đồng thời đi kèm với run tay trong bệnh Parkinson là các hội chứng tăng trương lực cơ, giảm phối hợp động tác và để chẩn đoán bệnh này thường kèm theo làm test với L- dopa và XN định lượng Dopamin trong máu và dịch não tủy.



Trường hợp của cậu bạn nên đưa đi khám chuyên khoa thần kinh để xác định thêm các triệu chứng phối hợp cũng như các XN để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, chứ chỉ có một triệu chứng run theo mô tả khó xác định là bệnh gì.



BS Bạch Long
 
Run là động tác bất thường không cố ý, là sự không nhịp nhàng và luân chuyển ở một nhóm cơ nhất định và cơ đối trọng. Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gặp trong các bệnh:



- Xơ cứng tủy: với biểu hiện run khi làm động tác, kèm theo rung giật nhãn cầu và hội chứng bó tháp.



- Run ở người già: với đặc điểm không có co cứng cơ, tăng các hoạt động tự chủ.



- Run tiểu não: run khi làm việc, kèm theo loạng choạng khi vận động.



- Run gia đình: thường ở độ tuổi 20-30 tuổi, không tiến triển theo thời gian, trong gia đình có nhiều người bị.

- Một trong những bệnh run tay phổ biến hay gặp là bệnh Parkinson với các đặc trưng của run như sau:



+ Hay gặp ở người lớn tuổi, run thường thấy ở đầu ngón tay, bàn tay, bàn chân, có thể ở mặt, môi dưới, lưỡi, hàm dưới, cằm.



+ Run đầu chi xuất hiện sớm rồi dần dần lan đến gốc chi và khu trú ở một bên của cơ thể trong nhiều năm đầu.



+ Run thường khởi phát lặng lẽ âm thầm, có thể chỉ ở ngón chân ngón tay, thậm chí chỉ ở ngón tay cái.



+ Run nhỏ với tần số 4-8 lần/s, cũng có khi nhanh hơn. Khi nghỉ ngôi không bị run. Run tay thường kèm theo phối hợp động tác thiếu chính xác và cứng nhắc. Đồng thời đi kèm với run tay trong bệnh Parkinson là các hội chứng tăng trương lực cơ, giảm phối hợp động tác và để chẩn đoán bệnh này thường kèm theo làm test với L- dopa và XN định lượng Dopamin trong máu và dịch não tủy.



Trường hợp của bạn nên đưa đi khám chuyên khoa thần kinh để xác định thêm các triệu chứng phối hợp cũng như các XN để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, chứ chỉ có một triệu chứng run theo mô tả khó xác định là bệnh gì.

Chúc bạn luôn mạnh khỏe!





 

Rafael

New Member
Bạn bị run tay run chân một thời gian rồi bạn nên đến các bệnh viện để khám.Khi đến đó bạn vào khoa thần kinh các bạn sĩ sẽ cho bạn làm một số xét nghiệm về nội tiết và điện tâm đồ não...Bởi run tay có thể là triệu chứng đầu của bệnh bướu cổ hay bệnh dối loạn thần kinh thực vật hay bệnh parkinson.Bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để có phương pháp điều trị kịp thời.Chúc bạn luôn mạnh khỏe.

 

binhcong_bc

New Member
Chứng run tay chân của bạn đã được các chuyên gia trả lời thật thỏa đáng, tui chỉ thêm 1 ý nhỏ giúp cho bạn: khi bạn viết có bị run không ? bạn đã kiểm tra tuyến giáp trạng( thyroid gland) như siêu âm, xét nghiệm T3,T4, TSH , làm EMG( điện cơ)....etc . tui nghĩ rằng có tới 80% bệnh run của bạn là cơ năng, chỉ 20% là có thể có tổn thương, tuy nhiên bạn phải bình tĩnh không nên e sợ thái quá sẽ ảnh hưởng nhiều tới công việc và sức khỏe của bạn. Bạn hãy tập hợp những XN đã làm gởi qua email cho tôi, tui sẽ tư vấn cho bạn hoăc bạn tới bác sỹ giáo sư Phan Chúc Lâm hiện đã nghỉ hưu , trước đây chủ nhiệm khoa TK BV TWQĐ 108. Đ/C email của tui như sau: [email protected] hay [email protected]. số ĐT: 0979733054. BS Nguyễn Hưng BV 175 TPHCM
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Review về phòng khám đa khoa Thiện Hòa hà nội của người bệnh Sức khỏe 0
B Vài nhận xét ban đầu về phương pháp tập luyện bằng bàn nghiêng đối với bệnh nhân ngất qua trung gian thần kinh Luận văn Kinh tế 0
D Khảo sát kiến thức,thái độ thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh tại Khoa Sản Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế Y dược 0
D Khó khăn trong thực hành kê đơn thuốc và nhu cầu đào tạo về sử dụng thuốc hợp lý an toàn của cán bộ y tế thuộc bệnh viện ở miền Bắc, Việt Nam Y dược 0
D Giáo trình Các nguyên lý về bệnh hại cây trồng Nông Lâm Thủy sản 0
D Khảo sát nhận thức và hiểu biết của nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân về đau và các biện pháp giảm đau sau phẫu thuật Y dược 0
D trắc nghiệm về bệnh còi xương ở trẻ Y dược 0
T Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh đái tháo đường của người dân từ 25 -64 tuổi tại xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2011 Y dược 0
D Nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của người bệnh về dịch vụ khám chữa bệnh và yếu tố liên quan tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp năm 2014 Y dược 0
T Tìm hiểu về bệnh ung thư nội mạc tử cung Sức khỏe sinh sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top