rainbow_luving
New Member
Link tải miễn phí Luận văn: | Việc giảng dạy về Việt Nam ở Đông Bắc Thái Lan - Trường hợp tỉnh Nakhon Phanom (giai đoạn 1946-2013): Luận văn ThS. Quan hệ quốc tế: 60 31 02 06 |
Nhà xuất bản: | ĐHKHXH&NV |
Ngày: | 2014 |
Miêu tả: | 137 tr. + CD-ROM Luận văn ThS. Quan hệ quốc tế -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014 Luận văn nghiên cứu về việc giảng dạy về Việt Nam ở Đông Bắc Thái Lan trong trường hợp tỉnh Nakhon Phanom và được chia thành 3 chương:Chương 1. Khái quát về Việt kiều ở vùng Đông Bắc Thái LanChương 2. Việc giảng dạy về Việt Nam ở tỉnh NakhonphanomChương 3. Tác động của việc giảng dạy về Việt Nam ở tỉnh Nakhonphanom. Tất cả nội dung quan trọng trong luân văn chú yếu về sự tiến triển đến việc giảng dạy của Việt kiều tỉnh Nakhon Phanom. Về mặt lịch sử của Việt Kiều sang Đông Bắc Thái Lan, năm 1946 Việt kiều di cư từ Lào sang Đông Bắc Thái Lan, vì trốn tránh thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Lúc đó, Việt kiều phân bố ở các tỉnh miền Đông Bắc. Do đó, người Thái Lan gọi người Việt là “Khôn Duôn Ộp Pạ Dốp”, “Việt cũ” hay “Việt mới” theo thời gian họ di cư đến Thái Lan. Trong đó, Nakhon Phanom có dân số Việt kiều di cư nhiều nhất do với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan. Thực ra sự nhập cư của Việt kiều đã mang nền văn hóa Việt Nam, ngôn ngữ, đặc biệt là việc giảng dạy về Việt Nam tới địa phương này. Việc giảng dạy về Việt Nam tại Đông Bắc Thái Lan nói chung và tỉnh Nakhon Phanom nói riêng bắt đầu từ trước năm 1946 đồng thời với việc di cư của Việt kiều. Đặng Thúc Hứa là người đầu tiên bắt đầu dạy học cho người Việt kiều. Giai đoạn đầu tiên Việt kiều có chiến tranh với Pháp, Việt kiều phải vừa học dạy và chuẩn bị lực lượng chống lại Pháp. Năm 1928 -1929, Hồ Chí Minh đến Thái Lan. Bác Hồ đã dạy học và làm nhiều việc cho Việt kiều. Nói tóm lại, thời gian Đặng Thúc Hứa và Hồ Chí Minh vào Thái Lan. Việc giảng dạy về Việt kiều chủ yếu học tập về con đường cách mạng, tiếng Việt và cuộc sống.Năm 1946 đến 2001, nói chung việc giảng dạy khó khăn nhất so với các giai đoạn khác nhưng Việt kiều đã duy trì cách dạy học đậm đà màu sắc của Việt Nam trên đất Thái Lan. Do chính phủ Thái Lan Việt kiều trốn tránh cảnh sát nên phải tiến hành học tập trong bếp hay dưới nhà trong cộng đồng người Việt, theo kiểu “Gia đình học hiệu”. Họ học theo chương trình của Việt Nam như: Toán, Văn, Lý, Thời sự... Năm 1975 Việc giảng dạy phải dừng lại vì bắt đầu có mối quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam. Năm 2002 đến 2013, theo chính sách ASEAN Việc dạy học về Việt Nam được chú ý hơn nhiều đặc biệt là tiếng Việt.Tác động đến chính sách của chính phủ Thái Lan đối với Việt kiều, chính sách chính phủ tưng thời gian khác nhau theo yếu tố bên ngoài và nội bộ. Chính sách liên quan đến nhập quốc tịch Thái Lan, mối quan hệ quốc tế, chính sách giáo dục Thái Lan và Việt Nam. Tác động đến việc bảo tồn văn hóa Việt Nam trong cộng đồng Việt kiều, các nền văn hóa của Việt kiều đã có từ khi Việt kiều sang Thái Lan. Vì thế họ dạy các con cháu từng thế hệ để duy trí đặc tính (Identity) văn hóa, tiếng Việt trong cộng đồng gia đình người Việt. Electronic Resources |
Kiểu: | Text |
Định dạng: | Text/pdf |
You must be registered for see links