Download miễn phí Việc thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội - Thực trạng và giải pháp
Lời mở đầu
Chương I : KHÁI QUÁT VỀ ODA CỦA NHẬT BẢN.
I. Khái niệm và cấu thành ODA nói chung và ODA Nhật Bản nói riêng
1. Nguồn gốc lịch sử và các đối tác cung cấp ODA trên thế giới
1.1. Nguồn gốc của ODA
1.2. Các đối tác cung cấp ODA trên thế giới
1.2.1. Các tổ chức viện trợ đa phương
1.2.2. Các nước viện trợ song phương
2. Khái niệm ODA của Nhật Bản
2.1. ODA của Nhật Bản là gì?
2.2. Cơ cấu ODA của Nhật Bản
3. Các cơ quan, quỹ viện trợ của Nhật Bản
3.1.Cơ quan hợp tác quốc tế của Nhật Bản (JICA)
3.2. Quỹ hợp tác kinh tế Hải ngoại (OECF)
3.3. Quỹ đầu tư hỗ trợ cho khu vực tư nhân(OECF- PSIF)
3.4.Quỹ tín dụng MIYAZAWA
3.5. Mối quan hệ giữa JICA và OECF
4. Các hình thức viện trợ song phương của Nhật Bản
4.1. Viện trợ không hoàn lại
4.2. Hợp tác kĩ thuật
4.3. Viện trợ dưới hình thức cho vay (cho vay ODA)
II. Các thủ tục cần thiết để cấp viện trợ ODA của Nhật Bản cho một đề án
1. Mục tiêu viện trợ của Nhật Bản
2. Đặc điểm viện trợ của Nhật bản
3 Các thủ tục và điều kiện cho vay của Nhật Bản
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-20-viec_thu_hut_va_su_dung_oda_cua_nhat_ban_tren_dia_ban_ha_noi.TnqeT43flB.swf /tai-lieu/viec-thu-hut-va-su-dung-oda-cua-nhat-ban-tren-dia-ban-ha-noi-thuc-trang-va-giai-phap-81270/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Bảng tổng hợp ODA của thành phố Hà Nội.
Đơn vị tính / tr USD
Hình thức hợp tác
Từ trước 1990
Từ 1991 - 1997
6 tháng đầu 1998
Tổng cộng
Số lượng dự án
Giá trị tài trợ
Slượng dự án
Giá trị tài trợ
Slượng dự án
Giá trị tài trợ
Slượng dự án
Giá trị tài trợ
Song phương
2
45
32
435,99
4
6,89
38
487,88
Đa phương
7
6,5
3
56,38
1
0,36
11
63,24
Tổng
9
54,6
35
492,37
5
7,25
49
551,12
Ghi chú:
ơ - Không bao gồm các dự án do Bộ làm chủ quản từ 1992 trở về trước (như PAM, UNICEF,...).
ư - Mỗi dự án chỉ tính 1 lần – nếu dự án có nhiều giai đoạn có quy định đầu tư khác nhau sẽ được tính là những dự án khác nhau (ái dụ dự án Chương trình nước Hà Nội do Phần Lan tài trợ). Giai đoạn có quyết định đầu tư khác nhau tính là 3 dự án.
Tính đến tháng 6/1998, các dự án ODA của Hà Nội tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực cải tạo cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của thủ đô, đặc biệt là các dự án cấp và thoát nước chiếm 74,5% vốn ODA thực hiện, sản xuất công nghiệp 7,5%, các dự án giao thông 4,5%. Phần cón lại là các dự án trong lĩnh vực y tế, giáo dục, v.v...
Nếu chỉ tính riêng năm 1997, tại Hà Nội có 16 dự án đang hoạt động, trong đó số dự án từ năm 1996 chuyển sang là 7 dự án với tổng trị giá 7,62 triệu USD (vốn nước ngoài là 5,31 triệu USD và vốn đối ứng trong nước là 25,41 tỷ đồng, khoảng 2,31 triệu USD). Còn lại có 9 dự án được bắt đầu từ năm 1997 với tổng giá trị 27,47 triệu USD trong đó vốn ODA của nước ngoài chiếm hơn 70% là 21,7 triệu USD và vốn đối ứng là 63,43 tỷ đồng (5,77 triệu USD).
Trong số các dự án của Hà Nội, Nhật là nước cung cấp nhiều ODA nhất với 10 dự án chiếm 26,2% tổng số dự án. Tiếp sau Nhật là các dự án của Chính phủ Pháp chiếm khoảng 16% với 5 dự án. Nhìn chung, các dự án mới đây dưới hình thức vay tín dụng được tập trung chủ yếu vào lĩnh vực cải thiện, phát triển cơ sở hạ tầng.
Các khoản viện trợ nhân đạo của các tổ chức phi chính phủ và viện trợ không hoàn lại cũng góp phần khá quan trọng trong việc giải quyết những nhu cầu trực tiếp của người dân trong các lĩnh vực y tế, văn hoá xã hội, giáo dục,... Những nước cung cấp nhiều ODA cho Hà Nội trong lĩnh vực này là các nước như Nhật Bản, Phần Lan, Bỉ, úc, Thuỵ Điển.
Trong 6 tháng đầu năm 1998, thành phố Hà Nội đã ký được 2 dự án vay tín dụng ưu đãi lớn của Chính phủ Nhật Bản và Tây Ban Nha là dự án “ Xây dựng và nâng cấp các nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ tại Cầu Diễn và Sóc Sơn – Hà Nội “ với tổng vốn đầu tư là 21,19 triệu USD và dự án OECF-SAPROF hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Hà Nội vay Chính phủ Nhật Bản với tiền cho giai đoạn 1 là 100 triệu $.
2.Các dự án ODA ở Hà Nội.
Qua theo dõi tình hình thu hút và sử dụng ODA ở Hà Nội, có thể thấy các dự án ODA ở đây được phân bố vào hai lĩnh vực sử dụng vốn là: khu vực cơ sở hạ tầng kinh tế và cơ sở hạ tầng xã hội(phụ lục4).
A-Về cơ sở hạ tầng kinh tế.
A.1. Các dự án cấp nước.
Đây là loại công trình dự án ưu tiên số 1 của Hà Nội, được nhận tài trợ sớm nhất từ năm 1985 và kéo dài đến năm 1997. Các dự án cấp nước có số vốn tài trợ lớn nhất (tính đến tháng 1/1997 khoảng 167 triệu USD và vốn đối ứng lớn nhất (trên 270 tỷ đồng). Đồng thời các dự án này được nhiều quốc gia và tổ chức tài trợ nhất (3 dự án) và có số vốn không hoàn lại lớn nhất. Cụ thể là:
1.1 Dự án nước Phần Lan:
Vốn tài trợ nước ngoài khoảng 80 triệu USD và vốn đầu tư trong nước khoảng 150 tỷ đồng. Dự án được thực hiện từ năm 1985 nhằm cải thiện nhu cầu cung cấp nước sinh hoạt cho người dân Hà Nội, kết thúc vào tháng 6/1997 do công ty kinh doanh nước sạch làm chủ đầu tư, đưa công suất từ 200.000 m3/ngày đêm lên 393.000 m3/ngày đêm và đạt tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt 120 lít/người/ngày vào năm 2000.
1.2 Dự án cấp nước Hà Nội giai đoạn IV (1997-1999)-Dự án 1a:
Đây là dự án tiếp nối của dự án nước Phần Lan nhằm tạo nên sự hoàn thiện của cả hệ thống, hạn chế các mặt còn yếu kém như phân phối nước chưa hợp lý, tỷ lệ thất thoát nước cao, v.v... để cung cấp nước có hiêu quả. Dự án do ngân hàng thế giới hỗ trợ trong đó vay tín dụng ưu đãi 35,1 triệu USD, viện trợ không hoàn lại là 3,65 triệu USD. Vốn đối ứng trong nước là 68 tỷ đồng. Dự án dự kiến được thực hiện trong giai đoạn 1997-1999 để bước sang thiên niên kỷ mới có thể đáp ứng được đày đủ nhu cầu nước sinh hoạt của người dân Hà Nội.
1.3 Dự án cấp nước Gia Lâm (Nhật Bản)
Đây là dự án viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản với tổng số tiền tài trợ là 3,813 tỷ yên, bên Việt Nam góp vốn đối ứng 145,79 tỷ đồng để xây dựng hệ thống cấp nước cho khu vực huyện Gia Lâm - Hà Nội. Dự án được triển khai trong giai đoạn 1993-2000 nhằm xây dựng một hệ thống cấp nước đáp ứng yêu cầu cấp nước với công suất 30.000m3/ngày đêm. Dự án rất được Chính phủ Nhật Bản quan tâm, được coi là biểu tượng cho mối quan hệ Việt Nam-Nhật Bản, đồng thới là dự án tiền đề để xem xét các dự án tài trợ trong tương lai.
1.4 Dự án quản lý kinh doanh nước sạch quận Hai Bà Trưng.
Dự án quản lý kinh doanh nước sạch thí điểm quận Hai Bà Trưng nằm trong nghị định thư ký kết giữa Chính phủ Pháp và Chính phủ Việt Nam năm 1996. Dự án được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 5/1996 đến tháng 3/1997 với tổng số tiền tài trợ củat Pháp cho giai đoạn 1 là 7,5 triệu FRP và vốn đối ứng trong nước là 1,575 triệu USD.
Mục tiêu của dự án là tổ chức, trang bị, đào tạo về quản lý kinh doanh hiện đại và phục hồi lại 2900 tài trợường ống vào nhà. Mới đây Chính phủ Pháp đã quyết định cho vay tiếp 15 triệu FRF để thực hiện giai đoạn 2 của dự án trong thời gian 1998-1999. Mục tiêu của giai đoạn này nhằm phục hồi lại 11.721 đường ống cấp nước vào nhà, tiếp tục vận hành mô hình quản lý khách hàng bằng hệ thống phần mềm GALATE và tập bản đồ quản lý khách hàng trên máy vi tính.
A.2. Các dự án thoát nước.
2.1. Quy hoach tổng thể thoát nước và xử ký nước thải thành phố Hà Nội.
Dự án thực hiện dưới nguồn vốn hỗ trợ không hoàn lại của Nhật Bản với tổng số vốn 2,5 triệu USD.
Mục tiêu của dự án là nâng cấp hệ thống thoát nước và kiểm soát úng ngập của thành phố vào năm 2010. Dự án được thực hiện gnhiên cứu trên diện tích 135 km2, được giới hạn bởi sông Hồng và sông Nhuệ, phía Nam từ thị trấn Văn Điển đến Cầu Bươu.
2.2 Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 1:
Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 1 (1995-2000) là dự án ưu tiên thực hiện trong dự án quy hoạch tổng thể. Thời gian thực hiện từ năm 1995 đến 2000 với tổng kinh phí khoảng 200 triệu USD, vốn vay ưu đãi của OECF (Nhật Bản) là 160 triệu USD trong đó giai đoạn 1 vay 65 triệu USD.
Dự án được xây dựng trên địa bàn lớn gồm các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàn Kiếm, một phần quận Tây Hồ, huyện Thanh Trì, huyện T