mrala_lonely

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Miêu tả:Trình bày một số vấn đề lý thuyết và thuật ngữ liên quan đến vấn đề “Việt hoá” chương trình truyền hình, đặc biệt là chương trình truyền hình dành cho lứa tuổi thiếu nhi ở Việt Nam và chương trình mua bản quyền nước ngoài. Khảo sát cụ thể về nội dung và cách thức tổ chức “Việt hoá” các chương trình truyền hình thiếu nhi trên kênh HTV3 của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Trình bày kết quả khảo sát 5 chương trình truyền hình có mức độ “Việt hoá” khác nhau. Đề xuất và kiến nghị nâng cao chất lượng các “Việt hoá” các chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi trên kênh HTV3
0.1. Lý do chọn đề tài
Thời gian qua, trong xu thế phát triển chung của xã hội truyền hình Việt
Nam, số lượng kênh truyền hình và chương trình truyền hình dành cho thiếu
nhi ở nước ta nói chung và ở HTV nói riêng cũng đã tăng lên rõ rệt. Đối tượng
công chúng truyền hình là thiếu nhi chiếm giữ một góc quan trọng trong xã
hội truyền hình và đòi hỏi những chương trình có tính chuyên biệt rất cao. Để
đáp ứng được yêu cầu đó, một bộ phận không nhỏ các chương trình truyền
hình dành cho thiếu nhi ở Việt Nam là những chương trình mua bản quyền
nước ngoài. Thực tế này giúp các đài truyền hình có thể nhanh chóng đa dạng
hóa về thể loại, nội dung lẫn hình thức thể hiện cho các chương trình truyền
hình dành cho thiếu nhi để đáp ứng nhu cầu thực tế trong khi chờ đợi sự
trưởng thành về kinh nghiệm thiết kế chương trình truyền hình thiếu nhi của
đội ngũ làm truyền hình trong nước. HTV3 - kênh truyền hình dành cho thiếu
nhi duy nhất của HTV cũng không ngoại lệ.
Các chương trình nước ngoài nổi tiếng phát sóng trên kênh HTV3 được
mua bản quyền từ nhiều nước trên thế giới như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật
Bản, Mỹ… nhằm tạo thêm nhiều sự lựa chọn, nhiều sản phẩm tinh thần đáp
ứng nhu cầu thưởng thức của trẻ em Việt Nam. HTV cũng như nhiều đơn vị
sản xuất chương trình truyền hình khác đã chọn lựa, nhập khẩu nhiều chương
trình truyền hình hay, nổi tiếng với đủ các thể loại: phim hoạt hình (Đôrêmon–
Chú mèo máy đến từ tương lai, Ben 10, Thám tử lừng danh Conan, Thủ lĩnh
thẻ bài,…), trò chơi truyền hình, Phim truyền hình (Tuổi ô mai, Tây du ký,
Cẩm nang của Ned,…), phim điện ảnh (Kỷ băng hà, Mèo siêu quậy Garfield,
Garfield ở thế giới thực, Horton và thế giới tí hon, Barbie – Công chúa thiên
nga,…) các chương trình giải trí dành cho thiếu nhi (Vui cùng Giggles, Các
em bé Teletubbies, Vũ điệu hồn nhiên, Yoga cho bé, Học làm giàu, Giới trẻ
vào bếp,…), chương trình giải trí truyền hình thực tế (Con đã lớn khôn)… Các
chương trình được chọn mang tính giải trí lành mạnh, có đặc điểm, màu sắc
văn hóa phù hợp với Việt Nam. Hơn nữa, vì là những sản phẩm hướng tới đối
tượng khán giả nhỏ tuổi nên quá trình “Việt hóa” được thực hiện rất cẩn trọng
về ngôn từ và được biên tập một cách kỹ lưỡng, đảm bảo về mặt nội dung
mang tính giáo dục cũng như giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt, đồng
thời giúp trẻ em dễ tiếp thu, phù hợp với khả năng nắm bắt và thấu hiểu của
trẻ em.
Chính vì vậy, nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu cách chọn chương trình, xử
lý chuyển đổi ngôn ngữ gốc sang tiếng Việt một số chương trình nước ngoài
(đa số đã được quốc tế hoá sang tiếng Anh) dành cho thiếu nhi càng cần thiết
hơn. Được sự đồng ý của cán bộ hướng dẫn là Tiến sĩ Trần Ngọc Châu, người
viết đã thống nhất chọn đề tài “Việt hóa các chƣơng trình thiếu nhi trên
kênh truyền hình HTV3” để tìm hiểu, phân tích về sự hấp dẫn cũng như tác
động của các chương trình dành cho đối tượng khán giả là thiếu nhi. Trước
khi quyết định thực hiện đề tài, chúng tui đã tìm hiểu tài liệu lưu trữ về những
đề tài, công trình nghiên cứu đã thực hiện trước đây với đề tài tương tự.
0.2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Để thực hiện đề tài chúng tui đã tham khảo, nghiên cứu một số luận án,
luận văn, sách, dự án, công trình nghiên cứu,… liên quan đến vấn đề ở các
khía cạnh: các thể loại chương trình dành cho thiếu nhi hiện nay, tâm lý khán
giả, nhất là khán giả trẻ em và cả những người cùng xem với các em, văn hóa
xem truyền hình,…
Trong giới hạn tìm hiểu của tác giả, đã có khá nhiều công trình nghiên
cứu về vấn đề “Việt hoá” mảng tin tức. Việc chuyển dịch tin quốc tế vào tiếng
Việt đã được Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), cơ quan thông tấn duy nhất và
chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng) và Nhà nước Việt Nam, thực
hiện ngay từ những năm đầu thành lập. Có thể nói, cơ quan này đã đạt được
những thành công to lớn về thực hành chuyển dịch tin quốc tế sang tiếng Việt
phục vụ cho nhiều cơ quan truyền thông đại chúng khác và đặc biệt là phục vụ
công chúng báo chí Việt Nam trong suốt mấy chục năm qua. Gần đây, một số
cơ quan truyền thông như Đài tiếng nói Việt Nam (Đài TNVN), Đài truyền
hình Việt Nam (Đài THVN), Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội (Đài PT
TH Hà Nội), báo Nhân dân và một số tờ báo khác, ngoài việc sử dụng tin quốc
tế đối nội của TTXVN, đã tự tổ chức chuyển dịch tin quốc tế theo nhu cầu
riêng.
Bắt đầu từ năm 1995, PGS. TS. Vũ Quang Hào đã có ý tưởng nghiên
cứu quá trình chuyển dịch sản phẩm báo chí từ nước ngoài sang tiếng Việt. Ý
tưởng này đã được thể hiện thông qua việc hướng dẫn một số luận văn cử
nhân ngành báo chí học. Và trong khuôn khổ lúc bấy giờ, PGS. TS. Vũ Quang
Hào mới chỉ tập trung hướng dẫn sinh viên nghiên cứu về chuyển dịch tin thế
giới chứ chưa mở rộng ra các loại sản phẩm báo chí khác.
Đầu tiên phải kể đến luận văn của Hồ Hương Giang, Quá trình xử lí tin
quốc tế vào Việt Nam và sự thể hiện trên mặt báo của tin quốc tế, Khoa báo
chí, Đại học tổng hợp Hà Nội, 1995; Trần Long Hải, Dịch tin – Tin dịch,
Khoa Báo chí, Đại học tổng hợp Hà Nội, 1996; Mai Thị Thanh Hà, Vấn đề thể
hiện tin quốc tế bằng tiếng Việt trên Đài truyền hình Việt nam, Khoa Báo chí,
Đại học KHXH và NV, 1998; Cai Ánh Nguyệt, Vấn đề biên tập tin quốc tế
tiếng Việt ở Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, Khoa Báo chí, Đại học
KHXH và NV, 1998; Nguyễn Phương Anh, Sự tương đồng và khác biệt giữa
ngôn ngữ tin quốc tế và ngôn ngữ tin trong nước, Khoa Báo chí, Đại học
KHXH và NV, 2000; Nguyễn Thị Thu Hường, Chuyển dịch tin quốc tế và sự

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Minh0404

New Member
Re:

Link die rồi ad ơi
File is corrupted

The server encountered an internal error or misconfiguration and was unable to complete your request.

Please contact the server administrator, [email protected] and inform them of the time the error occurred, and anything you might have done that may have caused the error.

More information about this error may be available in the server error log.

Additionally, a 500 Internal Server Error error was encountered while trying to use an ErrorDocument to handle the request.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Yếu tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch tại việt nam Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Sử Dụng Tư Liệu Của Làng Văn Hóa - Du Lịch Các Dân Tộc Việt Nam Để Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Luận văn Sư phạm 0
D Lý luận kinh tế hàng hóa của các mác và liên hệ thực tế ở việt nam Môn đại cương 0
D Nghiên cứu tác động của văn hóa tổ chức đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức trong các doanh nghiệp việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
L đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Châu Âu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
I ý kiến về thực trạng và giải pháp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước Khoa học Tự nhiên 0
D các biện pháp nhằm nâng cao thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Đa dạng hóa các hình thức Tín dụng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top