Orahamm

New Member
Việt Nam sẽ là “cường quốc” lọc dầu?



TT - Bộ Công thương vừa chính thức đề nghị bổ sung dự án nhà máy lọc dầu Nhơn Hội (Bình Định) với số vốn 22 tỉ USD vào quy hoạch.



[​IMG]

Chuyên gia nước ngoài hỗ trợ vận hành hệ thống máy lọc, ống dẫn tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Quảng Ngãi - Ảnh: Việt Hùng

Như vậy, cho đến thời điểm này VN đã có gần 10 dự án lọc hóa dầu với công suất khoảng 60 triệu tấn/năm.



Nếu nhìn trên bản đồ VN, với những nét chấm nơi dự án nhà máy lọc dầu dự kiến sẽ đặt, có thể thấy VN sẽ trở thành “cường quốc” lọc dầu nếu các dự án đều trở thành sự thật.



Cung sẽ vượt cầu 11 triệu tấn...



Nhà đầu tư đề nghị miễn tiền thuê đất 70 năm



Trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh một số nội dung về chế độ ưu đãi cho thuê đất dài hạn, về miễn giảm thuế cho dự án lọc dầu Nhơn Hội, ông Hồ Quốc Dũng - phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Định - khẳng định tỉnh đã tuân thủ các chế độ ưu đãi theo quy định hiện hành của Nhà nước.



Theo ông Dũng, dự án lọc hóa dầu không thuộc danh mục đặc biệt ưu đãi đầu tư, vì vậy không được áp dụng cơ chế miễn thuê đất 70 năm.



Dự án này chỉ được hưởng miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản (không quá ba năm), đồng thời do đầu tư vào Khu kinh tế Nhơn Hội nên được miễn tiền thuê đất 11 năm (tính từ lúc đi vào hoạt động).



Đây là quy định của Chính phủ. Như vậy, tổng cộng được miễn trong phạm vi 15 năm. Việc nhà đầu tư đề nghị miễn tiền thuê đất 70 năm thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.



BẢO TRUNG



Ngoài dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất với công suất 6,5 triệu tấn/năm của Tập đoàn Dầu khí VN (PVN), hiện đang còn rất nhiều dự án lọc dầu khác.



Như Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hoá) công suất 10 triệu tấn/năm đang được PVN và liên doanh triển khai xây dựng, dự án hóa dầu Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) công suất 10 triệu tấn/năm cũng đang được PVN nghiên cứu đầu tư.



Ngoài ra, tại các địa phương khác cũng có nhiều dự án với tổng công suất trên 20 triệu tấn/năm đang được xúc tiến.



Chẳng hạn, dự án lọc dầu Cần Thơ do Công ty CP đầu tư thương mại Viễn Đông và Công ty Semtech Limited B.V.I (Mỹ) đầu tư đã được Thủ tướng chấp thuận từ năm 2008 với công suất 2 triệu tấn dầu thô/năm.



Dự án lọc dầu Vũng Rô (Phú Yên) vừa được triển khai với công suất lên 8 triệu tấn/năm, tổng vốn đầu tư 3,2 tỉ USD.



Tại Khánh Hòa, từ năm 2008 Petrolimex và các đối tác đã tính toán đầu tư dự án tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong với công suất 10 triệu tấn/năm.



Chưa kể năm 2006, Công ty CP Hapaco (Hải Phòng) cũng từng được nêu đang nghiên cứu dự án xây dựng một nhà máy lọc dầu tại Đình Vũ, Hải Phòng với công suất 1 triệu tấn/năm, có thể mở rộng thêm...



Trong văn bản gửi Bộ Công thương góp ý về dự án lọc dầu Nhơn Hội, PVN đã tỏ ra lo ngại khi cho biết quy hoạch phát triển ngành dầu khí đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 đã hoạch định các nhà máy lọc dầu đủ cung ứng cho thị trường VN đến năm 2025 và giai đoạn tiếp theo, nhưng không hề có dự án lọc dầu Nhơn Hội.



Vì vậy, nếu bổ sung dự án này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cân đối cung cầu sản phẩm trong nước. PVN nhắc lại Chính phủ đã cam kết bao tiêu sản phẩm cho Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) và thông báo nếu đưa dự án Nhơn Hội vào, cung xăng dầu sẽ vượt cầu khoảng 11 triệu tấn.



Đặc biệt, dư thừa nguồn cung trong nước sẽ dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn.



Trao đổi với Tuổi Trẻ, một cán bộ PVN còn nhấn mạnh dự án lọc dầu Nhơn Hội lại rất gần các địa điểm Vũng Rô, Vân Phong, Dung Quất - nơi đã được hoạch định làm nhà máy lọc dầu...



Việc một dự án quy mô lớn như Nhơn Hội được đầu tư, chắc chắn các dự án nhỏ đã có trong quy hoạch sẽ phải xem lại, khó mà đầu tư, nhất là khi chủ đầu tư là Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) và tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới của Saudi Arabia là Saudi Aramco cũng đã nói thẳng muốn phân phối vào thị trường nội địa của VN.



[​IMG]

Nguồn: Bộ Công thương, Tập đoàn Dầu khí VN - Đồ họa: Như Khanh

“Kỳ vọng nhà xuất khẩu các sản phẩm hóa dầu”



Trả lời Tuổi Trẻ về những băn khoăn cung vượt cầu, ông Lê Tuấn Phong - phó tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng, Bộ Công thương - cho rằng dự án lọc dầu Nhơn Hội đặt mục tiêu xuất khẩu (đến thị trường Nhật, Trung Quốc... - PV).



Và không chỉ PTT, nhà đầu tư nào cũng sẽ phải cân nhắc vấn đề thị trường theo lợi ích họ có thể thu được...



Trong báo cáo trình Thủ tướng, Bộ Công thương cũng thừa nhận nếu dự án lọc dầu Nhơn Hội được đầu tư thì việc triển khai các dự án lọc dầu khác rất khó khăn. Tuy nhiên, Bộ Công thương không đồng tình quan điểm cho rằng dự án Nhơn Hội sẽ ảnh hưởng đến các nhà máy lọc dầu hiện hữu.



Lý do, dự án Nhơn Hội đầu tư sau sẽ không được hưởng những ưu đãi như với các nhà máy đã hoạt động và đang xây dựng. Nếu ưu đãi kém hơn mà Nhơn Hội vẫn cạnh tranh được với các nhà máy Dung Quất hay Nghi Sơn thì đó cũng là động lực cần để các nhà máy Dung Quất, Nghi Sơn cạnh tranh, giảm giá thành sản phẩm.



Tuy nhiên, Bộ Công thương khẳng định ngay dự án lọc dầu Nghi Sơn cũng sẽ phải nhập 100% dầu thô từ Kuwait. VN hoàn toàn có thể trở thành nhà xuất khẩu các sản phẩm lọc hóa dầu nếu dự án hiệu quả.



Theo tài liệu của Tuổi Trẻ, Bộ Kế hoạch - đầu tư cũng đồng tình đưa dự án này vào quy hoạch nhưng đề nghị bổ sung hiệu quả kinh tế - xã hội và đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm trong nước và khu vực để nêu rõ thị trường mục tiêu.



Kết luận, Bộ Công thương nêu việc bổ sung dự án lọc dầu Nhơn Hội vào quy hoạch là có thể chấp nhận được. Bộ Công thương lưu ý với dự án lớn, nhiều rủi ro như Nhơn Hội, việc cho vào quy hoạch cũng chỉ mới là bước khởi đầu, có triển khai được không còn phụ thuộc nhiều yếu tố, nhất là thu xếp vốn.



Tuy nhiên, Bộ Công thương cũng đã chính thức đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho Nhơn Hội vào quy hoạch, đồng thời loại nhà máy lọc dầu ở Cần Thơ ra khỏi quy hoạch, giãn tiến độ hoàn thành nhà máy lọc dầu Long Sơn sang sau năm 2025...



PGS.TS Lê Trình (viện trưởng Viện Khoa học môi trường và phát triển):



Lọc dầu gây tác động lớn tới môi trường



Những dự án lọc dầu sắp tới sẽ tác động rất nhiều tới môi trường. Chúng ta chưa thấy hậu quả về môi trường do các dự án lọc dầu này chưa trình báo cáo về đánh giá tác động tới môi trường.



Các chủ dự án đương nhiên tự chọn những vị trí sao cho thuận lợi về giao thông, đỡ tốn kém về vận chuyển mà ít xem xét môi trường.



Do vậy, các cơ quan chức năng phải xem xét môi trường, cùng với việc xem xét các yếu tố kinh tế, đầu tư. Phải xem vị trí dự án có phù hợp hay không.



Tiếp đó, phải kiểm tra kỹ công nghệ, chỉ cho phép công nghệ cao để có thể giảm thiểu chất thải. Đi đôi với đó phải có biện pháp và công nghệ để quản lý vấn đề bảo vệ môi trường của dự án.



Mỹ: không hạn chế, nhưng phải chặt chẽ về môi trường



Theo New York Times, chính quyền Mỹ không có chính sách hạn chế xây dựng nhà máy lọc dầu mà chỉ đưa ra những tiêu chí phải tuân thủ, nhất là về môi trường. Các nhà máy lọc dầu phải đáp ứng những giới hạn về khí nhà kính rất nghiêm ngặt.



Vấn đề môi trường luôn được các cơ quan chức năng cập nhật và đề xuất các cơ quan làm luật xem xét theo hướng nghiêm ngặt hơn mỗi năm.



Ngược lại, nước này không cho phép xuất khẩu dầu thô ra ngoài mà phải chế biến trong nước. Mỹ là nước có công suất lọc dầu lớn nhất thế giới, với khoảng 17,8 triệu thùng/ngày.



Dầu thô Việt Nam đáp ứng được khoảng 40 năm nữa



Theo số liệu của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu (OPEC), Venezuela có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới với 297,57 tỉ thùng, kế đến là Saudi Arabia với 267,91 tỉ thùng, tiếp theo là Canada, Iran, Iraq, Kuwait.



VN xếp thứ 28 thế giới về trữ lượng dầu thô với khoảng 4,4 tỉ thùng, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, sau Malaysia (5,8 tỉ thùng).



Theo cách tính của OPEC, trữ lượng này cho phép VN khai thác được trong khoảng 40 năm nữa với tốc độ khai thác như hiện nay.
 

Ponnie_Jinnie

New Member
Thứ Hai, 10/11/2014 20:34 GMT+7



Diễn đàn kinh tế, khoa học, kỹ thuật, tiếng nói hợp nhất: Năng lượng Việt Nam







DẦU KHÍ

Mỏ Sông Đốc đạt mốc 1 triệu thùng dầu

15:54 |10/11/2014

[​IMG] -

Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) cho biết, tính đến ngày 6/11/2014, dự án vận hành khai thác mỏ Sông Đốc, Lô 46/13 của PVEP đã khai thác đạt mốc 1 triệu thùng dầu.







PVN hoàn thành kế hoạch gia tăng trữ lượng năm 2014

Dự án "tận thu" mỏ Rạng Đông cho dòng dầu đầu tiên




[​IMG]



Mỏ Sông Đốc đang khai thác nằm cách mũi Cà Mau khoảng 205 km về phía Nam.



Theo PVEP, trước đây, mỏ được vận hành bởi tổ hợp các nhà thầu, bao gồm: PVEP nắm giữ 40%, Petronas Carogali Overseas Sdn.Bhd (Malaysia) nắm giữ 30% và Talisman Vietnam Ltd nắm giữ 30%. Cụm mỏ Sông Đốc được phát hiện và tuyên bố thương mại vào năm 2006.



Theo đánh giá, đây là một mỏ nhỏ với sản lượng dự kiến đạt 28.000 thùng/ngày. Ngày 24/11/2013, được sự tin tưởng của Chính phủ, Bộ Công Thương và PVN, PVEP đã được chỉ định tiếp nhận vận hành khai thác tận thu mỏ Sông Đốc sau khi các nhà đầu tư nước ngoài đã bỏ đi do chi phí vận hành quá cao, sản lượng dầu xuống thấp hơn mức khai thác kinh tế hiệu quả.



Cho đến nay, Mỏ đã được vận hành tuyệt đối an toàn. Các chứng chỉ được gia hạn, duy trì theo đúng quy định của các cơ quan quản lý nhà nước.



Trong thời gian quan, PVEP đã tiết kiệm chi phí tối đa, sử dụng toàn bộ nội lực, không thuê chuyên gia nước ngoài. Chi phí vận hành hàng ngày chỉ bằng 85% so với trước đây.



Tính đến thời điểm hiện tại, PVEP đã xuất bán được 3 lô dầu với khối lượng đạt hơn 751 nghìn thùng, thu về 86.5 triệu USD.



Như vậy, dự án mỏ Sông Đốc đã hoàn thành kế hoạch khai thác năm 2014 đăng ký với Petro Vietnam (~765.580 thùng dầu) vào ngày 28/9/2014, sớm hơn 93 ngày so với kế hoạch và hoàn thành kế hoạch 2014 do lãnh đạo PVEP giao (~882.817 thùng dầu) vào ngày 8/11/2014.



NangluongVietnam.vn
 
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Thứ Ba | 11/11/2014 06:44

Chứng khoán Mỹ duy trì đà tăng kỷ lục

Với những tín hiệu tích cực từ báo cáo tài chính của khối doanh nghiệp, giới đầu tư ngày càng tin tưởng vào sức khỏe của kinh tế Mỹ.

Chỉ số S&P 500 tăng 0,3% lên 2.038,26 điểm vào lúc 16h00 tại New York, ghi nhận 4 phiên tăng liên tiếp.





Chỉ số S&P 500 (Nguồn: Bloomberg)



Cổ phiếu của 8/10 lĩnh vực chính mà S&P 500 theo dõi đều tăng giá, trong đó tăng phát triển nhất là lĩnh vực y tế với 1%. Trong khi đó, lĩnh vực năng lượng lại giảm 0,8% do giá dầu giảm.



Chỉ số Dow Jones tăng 0,2% lên 17.613,74 điểm. Đây là phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp của chỉ số này.





Chỉ số Dow Jones (Nguồn: Bloomberg)



Chỉ số VIX, theo dõi biến động chứng khoán Mỹ, giảm 3,4% xuống 12,67 điểm.



Đầu tuần, thị trường chứng khoán Mỹ giao dịch theo những tín hiệu kinh tế tích cực của tuần trước.



Theo đó, doanh nghiệp Mỹ tăng cường tuyển dụng nhân sự trong tháng 10, khiến tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 5,8% và ghi nhận mức thấp nhất 6 năm. Đồng thời, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tiên giảm 10.000 đơn xuống thấp nhất 3 tuần. Chỉ số niềm tin tiêu dùng của Bloomberg lại tăng lên cao nhất kể từ năm 2008.



Trong khi đó, doanh thu của các doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính quý III hiện đang tăng nhanh nhất 4 năm. Các chuyên gia dự báo, 80% doanh nghiệp có lợi nhuận vượt ước tính và 60% doanh nghiệp có doanh số bán hàng vượt dự báo.



Những con số này chứng tỏ, kinh tế Mỹ vẫn đang tăng trưởng ổn định bất chấp giá dầu xuống thấp. Nhiều chuyên gia cho rằng, nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong 3 tháng cuối năm.



Nguồn DVO/ Bloomberg
 

to_du_na

New Member
http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-t...-22-ty-usd-tai-vn-2014111012170945018ca33.chn



Tập đoàn Thái quyết đầu tư siêu dự án 22 tỷ USD tại VN



Bộ Tài chính yêu cầu xử lý ngay các vướng mắc thuế, hải quan



Đã hoàn trên 60.000 tỷ đồng tiền thuế GTGT cho DN



Khởi công công trình cấp điện cho tổ hợp Samsung Display



Lãnh đạo tỉnh Bình Định vừa cho biết, hiện báo cáo Dự án Lọc hóa dầu tại Khu Kinh tế Nhơn Hội (Bình Định) đã được Bộ Công Thương trình Chính phủ xem xét, phê duyệt.



Bộ Công thương vừa trình Chính phủ báo cáo về Dự án lọc hóa dầu Victory tại Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định). Dự kiến đây là một siêu dự án với tổng vốn đầu tư lên tới 22 tỷ USD.





Theo báo cáo, dự án sẽ có quy mô khoảng 1.400ha với công suất 400.000 thùng dầu thô/ngày (tương đương 20 triệu tấn/năm). Đến năm 2021 sẽ xem xét nâng công suất lên 660.000 thùng/ngày (tương đương 30 triệu tấn/năm). Nguồn dầu thô sẽ sử dụng dầu thô được cung cấp từ 3 khu vực chính: Trung Đông, Châu Phi và Mỹ La Tinh.





Chủ đầu tư chính của dự là Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) và Tập đoàn dầu mỏ Saudi Aramco (Ả-rập Saudi). Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã có văn bản giải trình thêm việc mong muốn một tập đoàn nhà nước của Việt Nam tham gia góp vốn. Dự kiến tỷ lệ góp vốn như sau: PTT 40-45%; Saudi Aramco 40-45% và đối tác Việt Nam 15-20%.





Trước đó, Tại cuộc họp ngày 30/9, hội đồng thẩm định dự án Lọc hóa dầu Nhơn Hội do Bộ Công Thương chủ trì đã họp và thống nhất trình Thủ tướng xét xét, phê duyệt. Tuy nhiên, hội đồng yêu cầu chủ đầu tư giải trình rõ hơn về mong muốn nhà đầu tư Việt Nam tham gia và khả năng cam kết vốn.





Về các ưu đãi đầu tư để tăng hiệu quả của dự án, Báo cáo của Bộ công thương đồng ý với một số đề xuất ưu đãi cho dự án như: ủng hộ áp dụng mức thuế nhập khẩu dầu thô 0% trong suốt dự án; dự án sẽ được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời gian 30 năm (trong đó 4 năm đầu được miễn thuế; 9 năm tiếp theo được giảm 50%; thời gian còn lại áp thuế suất 10%) …





Nếu được Thủ tướng chính phủ chấp thuận cho đầu tư, dự án lọc hóa dầu Nhơn Hội sẽ là siêu dự án với tổng vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam. Do đó, báo cáo giải trình của Bộ Công thương kết luận: “Dự án có tổng vốn đầu tư lớn 22 tỷ USD, công suất 400.000 thùng dầu/ngày sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, nếu được triển khai tại tỉnh Bình Định sẽ tăng cường đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đóng góp trực tiếp vào thu ngân sách nhà nước”.





Đồng thời dự án sẽ tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp liên quan và phát triển lĩnh vực dịch vụ của tỉnh Bình Định cũng như trên cả nước. Ngoài ra dự án sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm mới thông qua các chuỗi sản xuất, cung ứng liên quan.





Nguyệt Quế
 
PV Trans lãi 287 tỷ đồng, gấp đôi kế hoạch năm

NGUYÊN MINH



08:54 11/11/2014



BizLIVE -

Nhờ việc bán đi 1 tàu tồn, lợi nhuận quý III của PVTrans tăng mạnh, đóng góp vào lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng đầu năm.
 

kha_li

New Member
Tự doanh gom mạnh cổ phiếu phiên 10/11

Nguồn tin: Đầu tư chứng khoán | 11/11/2014 9:40:57 SA

[​IMG]Phiên đầu tuần 10/11 giao dịch khá sôi động và đóng góp tích cực vào sự sôi động này chính là khối tự doanh của công ty chứng khoán.



Thống kê phiên giao dịch 10/11 cho thấy, khối tự doanh đã mua vào tới 5.313.950 đơn vị, trị giá 72,23 tỷ đồng, tăng vọt 671% về lượng và 323% về giá trị so với phiên 7/11. Mức giá mua vào bình quân đạt 13.592 đồng/đơn vị, giảm mạnh so với mức 24.775 đồng/đơn vị của phiên 7/11.



Ngược lại, khối này chỉ bán ra 1.075.510 đơn vị, trị giá 24 tỷ đồng, giảm 16% về lượng và 21,33% về giá trị so với phiên 7/11. Mức giá bán ra bình quân đạt 22.315 đồng/đơn vị, nhích nhẹ so với mức 23.853 đồng/đơn vị của phiên 7/11.



Như vậy, trong phiên 10/11, tự doanh đã mua ròng 4.238.440 đơn vị, trị giá 48,12 tỷ đồng. Trong khi phiên 7/11, khối này bán ròng 591.720 đơn vị, trị giá gần 13,5 tỷ đồng.







N.Tùng
 

bacbinhcity

New Member
Đánh giá tiềm năng dầu khí trên vùng biển và thềm lục địa Việt Nam

MINH PHƯƠNG (VIETNAM+) LÚC : 10/11/14 20:00







[​IMG]Ông Chu Phạm Ngọc Hiển - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, đánh giá kết quả nghiên cứu của Dự án. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)



Ngày 10/11, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên - môi trường biển đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước để đánh giá kết quả thực hiện Dự án “Đánh giá tiềm năng dầu khí trên vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.”



Dự án do Viện Dầu khí Việt Nam (thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam) chủ trì thực hiện được Hội đồng xếp loại xuất sắc do có nhiều đóng góp mới, quan trọng cho khoa học địa chất dầu khí.



Kết quả nghiên cứu của Dự án đã chính xác hóa cấu trúc, làm rõ việc hình thành, tích tụ và phân bố dầu khí, lần đầu tiên xây dựng được cơ sở dữ liệu khoa học đầy đủ, tin cậy về tiềm năng và trữ lượng dầu khí trên vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.



Dự án đã cung cấp các dữ liệu phục vụ việc hoạch định chính sách và xây dựng chiến lược tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, các giải pháp quản lý và khai thác hợp lý tài nguyên môi trường biển của Nhà nước một cách khoa học, hiệu quả; góp phần khẳng định, bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng.



Dự án “Đánh giá tiềm năng dầu khí trên vùng biển và thềm lục địa Việt Nam” thuộc “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 1/3/2006 tại Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg. Trên cơ sở đó, Viện Dầu khí Việt Nam đã đánh giá tiềm năng và trữ lượng dầu khí” của 8 bể trầm tích (Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu, Phú Quốc, Trường Sa, Tư Chính - Vũng Mây); đánh giá tổng thể bề tiềm năng dầu khí toàn thềm lục địa Việt Nam và định hướng công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.



Theo Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển, kết quả nghiên cứu của dự án đã làm sáng tỏ bức tranh về cấu trúc địa chất, hệ thống dầu khí của các bể/cụm bể trên thềm lục địa và vùng biển Việt Nam.



Dựa trên kết quả phân tích, đánh giá hệ thống dầu khí và tiềm năng, trữ lượng dầu khí, Dự án đã xác lập và phân chia khu vực nghiên cứu thành 5 cấp độ triển vọng: vùng triển vọng cao (thiên về dầu/thiên về khí), vùng triển vọng khá (thiên về dầu/thiên về khí), vùng triển vọng trung bình, vùng triển vọng thấp và vùng chưa rõ triển vọng.



Theo đánh giá phó giáo sư, tiến sỹ Lê Hải An - Hiệu trưởng Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, Dự án đã phân chia các đơn vị cấu trúc và xây dựng bộ bản đồ cấu trúc cho toàn bộ thềm lục địa và vùng biển Việt Nam; xác lập và chuẩn hóa các đơn vị cấu tạo bậc I, II ở các bể trầm tích, góp phần làm rõ hơn lịch sử hình thành, tiến hóa của các bể trầm tích Cenozoic trong khung cảnh kiến tạo khu vực.



Tiến sỹ Phan Ngọc Trung - Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam, Chủ nhiệm Dự án cho biết, từ kết quả nghiên cứu, Viện Dầu khí Việt Nam đã đề xuất phương hướng triển khai công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí tại từng khu vực cụ thể trong thời gian tới.



Viện Dầu khí Việt Nam đề xuất tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu điều tra cơ bản; khai thác, ứng dụng tổ hợp các phương pháp và công nghệ hiện đại để nghiên cứu cấu trúc nứt nẻ, quy mô phân bố bẫy chứa và đánh giá lại trữ lượng dầu khí của đá móng ở các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn và Đông Bắc bể Sông Hồng./.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top