kt_05

New Member
VIỆT SỬ GIAI THOẠI: TÔI KỂ NGÀY XƯA CHUYỆN MỴ CHÂU



Bạn nghĩ gì về Mỵ Châu? Phận làm con và làm dân, nàng không trọn đạo, và cái chết vừa nói thay nàng. Nhưng, phận làm vợ giữ đức thủy chung thì tiết hạnh của nàng quả là sáng như hạt minh châu dưới biển.



Du khách thập phương đến viếng am thờ Mỵ Châu

Xin được mượn một câu thơ của Tố Hữu làm tiêu đề cho giai thoại này - giai thoại gắn liền với tên tuổi của một nhân vật đặc biệt: Mỵ Châu! Mỵ Châu là con gái của An Dương Vương. Khi cô lớn lên cũng là khi Triệu Đà (vua của nước Nam Việt, một vương quốc nằm sát biên giới phía Bắc nước ta) đang ráo riết thực hiện mưu đồ bành trướng xuống phương Nam. Quân của Triệu Đà vừa bao phen tiến đánh đến tận Tiên Du (nay thuộc Bắc Ninh, tỉnh Hà Bắc), uy hiếp mạnh mẽ đối với cả kinh thành Cổ Loa, nhưng tất cả những cuộc tấn công ấy đều bị đẩy lùi. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (ngoại kỉ, quyển 1, từ tờ 9a đến tờ 10b) chép rằng:



“(Triệu) Đà biết nhà vua có nỏ thần, không thể nào địch nổi, bèn cho quân lui giữ Vũ Ninh (vùng Bắc Ninh, tỉnh Hà Bắc ngày nay) rồi sai sứ đến xin giảng hòa. Nhà vua mừng lắm, bèn chia đất từ Bình Giang, tức là vùng sông Thiên Đức, huyện Đông Ngàn (nay thuộc Bắc Ninh, tỉnh Hà Bắc) trở lên phía Bắc thì giao cho (Triệu) Đà cai quản, từ đó trở về Nam thì do Nhà vua cai quản.

(Triệu) Đà sai con trai của mình là Trọng Thủy, vào hầu cận nhà vua, rồi xin cưới con gái của nhà vua là Mỵ Châu. Vua bằng lòng. Trọng Thủy nhân đó dỗ dành Mỵ Châu, xin xem trộm nỏ thần (của nhà vua). Hắn ngầm bẻ gẫy lẫy nỏ, làm cái lẫy giả thay vào, xong, lấy cớ về Bắc thăm nhà (để mật (an ninh) báo tất cả sự). Trước khi đi Trọng Thủy nói với Mỵ Châu rằng:

- Ơn nghĩa vợ chồng chẳng thể nào quên, sau này nếu chẳng may hai nước bất hòa, Nam Bắc cách biệt, mà ta lại tới đây thì làm sao có thể tìm thấy nàng?

Mỵ Châu nói:

- Thiếp có cái áo kết bằng lông ngỗng, đi đâu cũng thường mang theo mình. Vậy, thiếp sẽ rút lông ngỗng rắc xuống đường để làm dấu.

Trọng Thủy về mật (an ninh) báo cho Triệu Đà hay.

Ngay sau đó, Triệu Đà đem quân đánh An Dương Vương. Sách trên chép tiếp:

“(Triệu) Đà đem quân đến đánh nhà vua. Vua không biết là lẫy nỏ vừa mất, cho nên, cứ vừa ngồi đánh cờ, vừa cười mà nói rằng:

- (Triệu) Đà không sợ nỏ thần của ta hay sao?

Khi quân của Triệu Đà tiến sát đến nơi. Nhà vua mới giương nỏ bắn và bấy giờ mới hay là lẫy nỏ vừa gẫy rồi. Nhà vua thua chạy, cho Mỵ Châu cùng ngồi chung ngựa mà đi mãi về phía Nam. Trọng Thủy cứ theo dấu lông ngỗng đuổi theo. Nhà vua chạy đến biển, hết đường mà thuyền chẳng có, liền cất tiếng gọi thần Kim Quy:

- Hãy mau đến cứu ta !

Thần Kim Quy nổi lên mặt nước, mắng rằng:

- Kẻ ngồi sau ngựa là giặc đấy, sao không giết ngay đi!

Nhà vua rút gươm chém Mỵ Châu. Mỵ Châu liền khấn vái rằng:

- Ta trọn tiết trung tín, chẳng dè bị người đánh lừa, vậy, sau khi chết, xin được hoá thành ngọc châu để rửa mối nhục này.

Nhà vua chém Mỵ Châu, máu chảy loang khắp mặt nước, loài trai dưới biển nuốt vào bụng, máu ấy hoá thành hạt minh châu. Nhà vua cầm sừng tê văn dài bảy tấc mà đi xuống biển, đại để cũng như nói cầm sừng tê đi xuống nước. Tục truyền rằng, núi Dạ Sơn, xã Cao Xá ở Diễn Châu (nay thuộc tỉnh Nghệ An) chính là nơi nhà vua giết Mỵ Châu rồi đi xuống biển.

Trọng Thủy đuổi đến nơi, thấy Mỵ Châu vừa chết, thương khóc hồi lâu rồi đem xác về chôn ở Loa Thành. Trọng Thủy nhớ tiếc Mỵ Châu, trở lại nơi Mỵ Châu trước kia thường hay trang điểm rồi nhảy xuống giếng mà chết. Người đời sau hễ được hạt minh châu ở ngoài biển Đông, nếu đem đến lấy nước giếng ấy mà rửa, thì sắc ngọc sẽ sáng hơn”.



Pho tượng cụt đầu là một khối đá nguyên vẹn, có hình dáng của một người cụt đầu ngồi theo thế xếp bằng, hai tay đặt song song và bàn tay đặt lên đầu gối



Lời bàn:

Trong tất cả lỗi lầm, nhẹ dạ cả tin là lỗi lầm cần được tha thứ hơn cả. Bạn có quyền trách An Dương Vương, trách Mỵ Châu, rằng sao mà nỡ nhẹ dạ cả tin đến thế. Nhưng bạn hỡi, nếu một nhà mà cha chẳng tin con, vợ chẳng tin chồng, tất cả sẽ rẻ rúng làm sao!

Sau lỗi lầm của An Dương Vương, tổ tiên ta phải trả giá bằng cuộc chiến đấu trường kì, gian khổ và quyết liệt hơn một ngàn năm, nhưng trong tất cả trái tim nhân hậu, An Dương Vương - người có công dựng nên nước Âu Lạc, dựng nên kinh thành Cổ Loa - vẫn mãi mãi được tôn kính. Ngàn năm còn đó, những đền thờ An Dương Vương.

Bạn nghĩ gì về Mỵ Châu? Phận làm con và làm dân, nàng không trọn đạo, và cái chết vừa nói thay nàng. Nhưng, phận làm vợ giữ đức thủy chung thì tiết hạnh của nàng quả là sáng như hạt minh châu dưới biển.



(Theo Việt sử giai thoại của Nguyễn Khắc Thuần - NXB Giáo dục)








 

b0y_b4n0_o

New Member
VIỆT SỬ GIAI THOẠI: CHUYỆN XƯA



Năm Nhâm Tí (1192) nhân dân giáp Cổ Hoằng (nay thuộc Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hoá) do Lê Vãn cầm đầu, vừa nổi dậy khởi nghĩa. Theo sách Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển 4, tờ 21-b) thì Lê Vãn là bản giáp vệ nhân” tức là lính hầu của giáp ấy. Đây là một trong những cuộc khởi nghĩa khá lớn, triều Lý phải đem đại binh đi đàn áp mới dập tắt được.



Nhân dân Cổ Hoằng vừa vì phẫn uất ách thống trị nặng nề của triều đình nhà Lý mà sẵn sàng vùng dậy, nhưng lãnh tụ của nhân dân Cổ Hoằng vừa làm như thế nào để phát động và tập hợp được họ? Sách Đại Việt sử lược (quyển 3, tờ 12-b) cho biết:



“Xưa, người trong giáp ấy thấy vết chân trâu trèo lên cây muỗm, bèn theo vết chân ấy mà tìm thì thấy con trâu trắng ở trên cây. Trâu lại theo đường khác mà xuống rồi lội xuống sông, bỗng chốc không thấy nữa. Có người trong châu đoán rằng, trâu là vật ở dưới đất mà lại leo lên ở trên cây, ấy là điềm kẻ dưới lên ở trên vậy. Dân Cổ Hoằng bèn xuất quân làm phản”.



Lời bàn: Mê tín là lẽ rất tự nhiên của người ít học, xưa nay đều thấy có như thế cả. Hãy cứ tạm đánh giá là sở đoản chung. Nhưng, cũng xưa nay, người khéo dùng người thì có khi lại biến được cả sở đoản của người mình dùng thành cái có ích, hay ít ra thì sở đoản cũng không còn là sở đoản nữa.

Có lẽ Lê Vãn muốn tuyên truyền rằng lòng dân và ý trời là một nên mới khéo dựng chuyện con trâu trắng trèo lên cây muỗm. Phải có điềm kẻ dưới lên ở trên thì mới có chuyện anh lính hầu là Lê Vãn bỗng chốc trở thành người đứng đầu và dân đen mới có thể tin rằng: bỗng chốc, họ có thể làm nổi chuyện khuấy nước chọc trời, tiêu diệt hết bọn tham quan ô lại.



Chỉ mấy tháng sau, Lê Vãn thua trận, bị bắt và bị xử tử rất dã man. Nhưng, xin chớ vội nghĩ rằng, chuyện con trâu trắng trèo lên cây muỗm không còn ai tin nữa. Con trâu ấy xuống nước, chắc chỉ lẩn quất đâu đó thôi.



Sở đoản lại trở về nguyên dạng sở đoản, để rồi đến một lúc nào đó, bậc khéo dùng người xuất hiện, dân lại theo mà làm tiếp chuyện họ cùng Lê Vãn làm không thành.



(Theo “Việt sử giai thoại” của Nguyễn Khắc Thuần – NXB Giáo Dục)
 

ra_n_bi

New Member
Bạn nghĩ gì về Trọng Thủy? Phận làm con và làm dân, chàng vừa trọn đạo. Còn, phận làm chồng giữ đức thủy chung thì có phần lỗi vì vừa lừa dối vợ. Nhưng chàng vừa lấy cái chết để chuộc lỗi

 

lam_nguyen450

New Member
Lời bàn: Mê tín là lẽ rất tự nhiên của người ít học, xưa nay đều thấy có như thế cả.Kẻ muốn làm chuyện lớn thường lợi dụng để mua lòng người

Như Lý Thái tổ và sư Vạn Hạnh đặt ra câu sấm Hòa đao mộc lạc, thập bát tử thành...

Như cụ Nguyễn Trãi lấy mỡ viết lên lá: 'Lê Lợi vi quân' và đặt ra truyền thuyết gươm thần



Ngày nay có kẻ nhét tiền vào tay tượng Phật cũng là sự mê tín của ng ít học vậy



 

my_ngoc60

New Member
VIỆT SỬ GIAI THOẠI: AN TƯ VÌ NƯỚC QUÊN THÂN



Phàm là nữ nhi, ai chẳng muốn có một tấm chồng để hưởng hạnh phúc và để nương thân. Thứ dân còn có quyền khao khát như vậy, huống chi là các bậc tôn quý như công chúa An Tư. Song, giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh, An Tư vừa đánh theo cách đánh của mình. Lẫm liệt thay!

Tháng Chạp năm Ất Dậu (tháng 1 – 1285), hơn nửa triệu quân nguyên do Thoát Hoan cầm đầu tràn sang xâm lược nước ta lần thứ hai. Lần này, thế giặc rất mạnh, quân ta phải tạm thời (gian) rút lui để bảo toàn lực lượng, tìm thời cơ phản công sau. Giặc áp sát kinh thành Thăng Long, tình hình trở nên vô cùng căng thẳng. Đúng lúc ấy, Trần Kiện lại đem toàn bộ gia quyến và liêu thuộc đi đầu hàng, cánh quân một vạn người do y chỉ huy lâm vào thế khủng hoảng nghiêm trọng. Vua Trần Nhân Tông một mặt sai Đỗ Khắc Chung vào thẳng sào huyệt giặc, mượn cớ đi thương thuyết để do thám, mặt khác lại đưa công chúa An Tư vào hiến cho Thoát Hoan, nhằm khéo léo cản bước tiến của tên tướng hung hãn này. Cong chúa An Tư là con gái út của vua Trần Thái Tông (1226 – 1258), em của thượng hoàng Trần Thánh Tông. Người con gái ấy vì nước mà ra đi, đem tấm than ngàn vàng để lũy phần cứu nguy cho xã tắc.

Tháng 3 – 1285, An Tư vào dinh Thoát Hoan (ở bờ bắc sông Hồng). Cơn đam mê vừa khiến Thoát Hoan chậm trễ tấn công vào Thăng Long, và đó là thời cơ quý giá để triều Trần có thể rút lui một cách an toàn khỏi thủ đô. Về sự kiện này, sách Đại Việt sử ký toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 47 a) chép một cách gọn gàng rằng “sai người đem công chúa An Tư (em gái út của Thánh Tông) đến cho Thoát Hoan, ấy là muốn làm thư giãn nạn nước vậy”.





Lời bàn:

Phàm là nữ nhi, ai chẳng muốn có một tấm chồng để hưởng hạnh phúc và để nương thân. Thứ dân còn có quyền khao khát như vậy, huống chi là các bậc tôn quý như công chúa An Tư. Song, giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh, An Tư vừa đánh theo cách đánh của mình. Lẫm liệt thay!







(Theo Việt sử giai thoại của Nguyễn Khắc Thuần - NXBGD)
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Đánh giá tình hình thực hiện việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong ngành giáo dục ở Việt Nam giai đoạn 1993 - 2002 Luận văn Kinh tế 0
F Thực trạng và giải pháp thực hiện kế hoạch thu hút và sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (oda) của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 Luận văn Kinh tế 0
M Chính sách tiền tệ và viêc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam qua các giai đoạn Luận văn Kinh tế 2
D Ôn tập Lịch Sử Việt Nam giai đoạn 1858 đến 1919 Lịch sử Việt Nam 0
T Thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015 Luận văn Kinh tế 2
S Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cho ngành giáo dục Việt Nam giai đoạn 1993 - 2010 Luận văn Kinh tế 0
L Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong ngành giáo dục ở Việt Nam giai đoạn 1998-2009 Luận văn Kinh tế 0
P Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1975 Văn hóa, Xã hội 2
Y Tìm hiểu lịch sử từ vựng tiếng Việt Nam Bộ trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX năm 1945 Văn hóa, Xã hội 0
A Các biện pháp hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 lớp 12 THPT ( chương trình chuẩn) Luận văn Sư phạm 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top