Odanodan

New Member

Download miễn phí Đề tài Vốn lưu động và một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH xây dựng Anh Hoàng





Lời nới đầu 1

Chương I: vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 2

I. Tổng quan về vốn lưu động 2

1. Vai trò và đặc điểm của vốn lưu động 2

2. Kết cấu vốn lưu động 4

3. Nguồn hình thành vốn lưu động 5

II. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 6

1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động và ý nghĩa vủa việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 6

2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động 7

3. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động 9

4. Phương hướng biện pháp nâng cao hiêụ quả sử dụng vốn lưu động trong Doanh nghiệp 10

Chương II: tình hình thực tế vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH xây dựng Anh Hoàng. 12

I. Khái quát chung về Công ty TNHH xây dựng Anh Hoàng 12

1. Lịch sử hình thành và phát triển 12

2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 12

3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm gần đây 13

4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH xây dựng Anh Hoàng 15

II. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH xây dựng Anh Hoàng qua 2 năm 2001và 2002 16

1.Tình hình thực tế vốn lưu động của công ty 16

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


án trong bán hành khác nhau dẫn đến khoản mục phải thu của các doanh nghiệp có quy mô kkhác nhau.
- Trình độ quản lý sản xuất , trình độ quản lý tài chính của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kết cấu vốn lưu động
- Quy mô sản xuất lớn hay nhỏ tác động tới nhu cầu vốn khác nhau nên cơ cấu vốn lưu động cũng khác nhau giữa các doanh nghiệp, thậm chí đó là các doanh nghiệp có cùng điều kiện sản xuất và đặc điểm kinh tế kỹ thuật .
3. Nguồn hình thành vốn lưu động :
a. Theo quan hệ sở hữu gồm :
Vốn chủ sở hữu và vốn vay .
* Vốn chủ sở hữu : Đối với các doanh nbghiệp Nhà nước, đó là số vốn lưu động được nhà nước cấp hay có nguồn gốc từ NSNN như các khoản chênh lệch gía và các khoản phải nộp nhưng NSNN để lại. Đối với các doanh nghiệp khác thì đó là số vốn lưu động do xã viên, cổ đông đóng góp vốn do doanh nghiệp tư nhân bỏ ra. Số vốn lưu động tăng thêm từ lợi nhuận bổ xung, số vốn góp từ liên doanh, liên kết, số vốn góp được do phát hành cổ phiếu .
*Vốn vay : Là vốn do doanh nghiệp có được do
- Đi vay NH và các tổ chức tài chính trung gian khác
- Phát hành trái phiếu để huy động vốn từ dân cư
- Huy động các khoản nợ chưa thanh toán
- Thuê mua tài chính
b. Theo thời gian huy động và sử dụng gồm :
* Nguồn vốn dài hạn : Là những nguồn vốn có tính chất ổn định dài hạn như : vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn.
* Nguồn vốn ngắn hạn : Là nguồn vốn cóa tính chất ngắn hạn (<1 năm ) sử dụng để đáp ứng yêu cầu có tính chất tạm thời như vốn vay ngắn hạn tại NH, vay nợ tín dụng thương mại, vốn vay chiếm dụng do chưa thanh toán tiền lương cho cán bộ CNV, chưa nộp NS Nhà nước...
c. Theo phạm vi huy động vốn :
Căn cứ vào phạm vi huy động vốn chia thành nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài doanh ngiệp .
* Nguồn vốn bên trong : Là số vốn huy động từ bên trong doanh nghiệp như : vốn tự bổ xung từ lợi nhuận sau thuế , các khoản dự phòng, thu từ thanh lý nhượng bán TSCĐ, tiền khấu hao TSCĐ.
*Nguồn vốn bên ngoài : Là số vốn mà doanh nghiệp có thể huy động từ bên ngoài để đáp ứng cho nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh như vay các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế...
II. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động :
1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động và ý nghiã của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung, các doanh nghiệp được Nhà nước cấp vốn, vì thế tiền vốn huy động không phải mất chi phí. Khi sử dụng các doanh nghiệp cũng không cần quan tâm tới hiệu quả sử dụng vốn , nếu .kinh doanh thua lỡ thì nhà nước sẽ trang trải , bù đắp .mọi thiếu hụt .
Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường doanh nghiệp phải tự chủ về tài chính và tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất trừ một số DNNN được Nhà nước cấp một phần vốn từ nguồn vốn ngân sách, còn lại các doanh nghiệp khác đều phải tự huy động vốn từ thị trường và phải chịu một khoản chi phí vốn vay nhất định. Vì vậy khi sử dụng vốn doanh nghiệp cần thu hồi đủ số vốn ban đầu và có lãi. Nếu không, doanh nghiệp sẽ lâm vào tình trạng nợ nần, mất khả năng thanh toán và thậm chí dẫn đến phá sản. Vì vậy hiệu quả của đồng vốn nói chung và đồng vốn lưu động nói riêng đã quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp .
Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất được thể hiện tập chung ở những mặt chhủ yếu sau :
- Khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao và không ngừng tăng so với hệ số trung bình của ngành và giữa các thời kỳ. Nghĩa là một đồng vốn lưu động có thể đem lại lợi nhuận tối đa cho phép để không những bảo toàn mà còn phát triển được đồng vốn .
- Khả năng tiết kiệm vốn lưu động cao và ngày càng tăng : sử dụng vốn lưu động tiết kiệm cũng là một chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nó giúp doanh nghiệp không phải huy động thêm vốn lưu động , giảm chi phí, tăng lợi nhuận mà vẫn đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất .
-Tốc độ luân chuyển vốn lưu động cao sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn, tiếp tục tái đầu tư cho kỳ sản xuất tiếp theo, nắm bắt kịp các cơ hội kinh doanh có khả năng sinh lời .
- Xác định được cơ cấu vốn tối ưu và tiềm lực tài chính vững chắc cho doanh nghiệp
- Xét một cách toàn diện thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là khả năng góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp vì suy cho cùng lợi nhuận chính là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
- Theo quan điểm hiệu quả kinh tế xã hội thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp sản xuất là góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội, tăng tổng sản phẩm quốc dân và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên .
2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động .
a. Chỉ tiêu gián tiếp .
Là những chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời và khả năng sản xuất của vốn lưu động. Một đồng vố lưu động có khả năng sinh lời cao, đem lại nhiều lợi nhuận thì việc sử dụng đồng vốn đó được coi là có hiệu quả .
* Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động :
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu .
Doanh thu thuần trong kỳ
Hiệu quả sử dụng =
VLĐ Vốn lưu động bình quân trong kỳ
* Chỉ tiêu mức sinh lời của vốn lưu động cho biết một đồng vốn lưu động tham gia vào sản xuất kinh doanh trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận .
Lợi nhuận ròng
Mức sinh lời VLĐ =
VLĐ bình quân trong kỳ
Hai chỉ tiêu này càng cao càng tốt và chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
b. Chỉ tiêu gián tiếp
Là chỉ tiêu góp phần làm tăng khả năng sinh lời của vốn lưu động một cách gián tiếp .
* Số vòng quay vốn lưu động : chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động qauy được mấy vòng trong một kỳ ( năm, quý, tháng ). Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ vốn lưu động được luân chuyển với tốc độ càng cao và có lợi cho kết quả sản xuất kinh doanh. Nói cách khác, vòng quay vốn lưu động tăng thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại .
Doanh thu thuần
Số vòng quay VLĐ =
VLĐ bình quân
VLĐ bình quân = ( lđ quý1 + lđ quý 2 + lđ quý 3 + lđ quý 4 ) / 4
Trong đó : Vlđ quý 1 ; Vlđ quý 2 ; Vlđ quý 3 ; Vlđ quý 4 : Vốn lưu dộng bình quân các quý 1,2,3,4
* Chỉ tiêu số ngày của một vòng :
Chỉ tiêu thể hiện số ngày cần thiết để VLĐ quay được một vòng. Thời gian một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ vốn lưu động luân chuyển càng cao và ngược lại .
360
Số ngày của một vòng luân chuyển =
Số vòng quay VLĐ trong 1 năm
* Chỉ tiêu mức tiết kiệm (-) hay lãng phí (+) vốn lưu động ở kỳ này so với kỳ gốc
M1
VTK () = lđ -
L0
L0 : Số lần luân chuyển ở kỳ gốc
LĐ : Số vốn lưu động bình quan ở kỳ này
M1 : Doanh thu thuần kỳ này
3. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
* Nhân tố khách quan : Là nnhững nhân tố do bên ngoài tác động vào, không nằm trong khả năng kiểm soát của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể thay đổi chúng mà chỉ có thể tự điều chỉnh hoạt động cuả mình để thích nghi tốt nhất. Nhân tố khách quan gồm : lạm phát , biến động cung cầu hàng hoá, mức độ cạnh tranh trên thị trường, biến động chính sách vi mô, rủi ro thiên tai ...
* Nhân tố chủ quan : Là những nhân tố nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp có thể điều chỉnh được theo hướng có lợi nhất cho hoạt động của doanh nghiệp. Bao gồm : trình độ công nghệ, trình độ quản lý sản xuất, trình độ nhân lực, chính sách quản lý vốn lưu động, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp .
4. Phương hướng, biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp .
- Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra kế hoạch tổ chức huy động vốn đáp ứng cho hoạt động của doanh nghiệp, hạn chế tình trạng thiếu vốn gây gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh hay phải đi vay ngoài kế hoạch với lãi xuất cao .
- Lựa chọn các hình thức thu hút vốn tích cực, tổ chức khai thác triệt để nghuồn vốn bên trong doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh một cách chủ động .
- Tổ chức quá trình sản xuất, đẩy nhanh công tác tiêu thụ sản phẩm, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, không ngừng nâng cao năng suất lao động nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, giá thành hạ, tiết kiệm nguyên vật liệu, khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị hiện có. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm... hạn chế mức thấp nhất sản phẩm tồn kho, tăng nhanh vòng quay vốn.
- Thực hiện tốt công tác thanh toán công nợ, chủ động phòng ngừa các rủi ro có thể xẩy ra. Cần chủ động trong công tác thanh toán tiền hàng, hạn chế số vốn bị khách hàng chiếm dụng ảnh hưởng tới nhu cầu vốn cho tái sản xuất dẫn đến tình trạng doanh nghiệp phải đi vay ngoài kế hoạch, phát sinh thêm chi phí sử dụng vốn vay. Đồng thời khi vốn bị chiếm dụng còn là ruỉ ro khi trở thành nợ khó đòi làm thất thoát vốn của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động phòng ngừa, tạo lập quỹ dự phòng tài chính để có nguồn vốn bù đắp khi bị chiếm dụng.
- Tăng cường phát huy vai trò của tài chính trong việc quản ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Shell Gas Hải Phòng Luận văn Kinh tế 0
H Vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả vốn lưu động tại công ty Thương mại thuốc lá Luận văn Kinh tế 0
V Vốn lưu động và một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây Luận văn Kinh tế 2
W Vốn lưu động và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cavico Việt Nam xây lắp điện Luận văn Kinh tế 0
B Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Thương mại - Xây dựng Bạch Đằng Luận văn Kinh tế 0
E nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại Tổng Công ty hàng không Việt nam – Vietnam Airlines Luận văn Kinh tế 0
O Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại xí nghiệp Thép và vật liệu xây dựng III Công ty Thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
N Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Phát triển công nghệ và hạ tầng kỹ thuật Côn Sơn Luận văn Kinh tế 0
T Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam – Việt Nam Airlines Luận văn Kinh tế 0
C Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại thuốc lá Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top