Tyrone

New Member

Download miễn phí Luận văn Xác định lượng CO2 hấp thụ của rừng thường xanh làm cơ sở định giá dịch vụ môi trường tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông





Mọi cơ quan của cây xanh đều có khả năng hấp thụ CO2 để thực hiện quá trình quang hợp tích lũy Carbon; nhưng trong mỗi bộ phận của cây (thân, lá, vỏ, cành) lại có hình thái, cấu tạo và chức năng khác nhau. Chính vì thế, % C trong các bộ phận cây cũng khác nhau. Kết quả so sánh trên cho thấy, tỷ lệ Carbon giảm dần và biến động mạnh theo thứ tự từ bộ phận thân, cành, vỏ, và thấp nhất là ở lá. Lượng carbon chiếm chủ yếu trong thân cây lên đến 64%, tiếp đến cũng chiếm khá cao trong cành là 24%; vỏ và lá có tỷ lệ C thấp, trong vỏ là 10% và là chỉ có 2%





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


cao nhất khoảng 133 mm.
• Hướng gió chính
+ Gió thổi theo hướng Đông - Bắc vào mùa khô.
+ Gió thổi theo hướng Tây - N am vào mùa mưa.
• Sông suối
Trong lâm phần của lâm truờng có mạng lưới sông suối dày đặc, không có sông lớn. Hướng chảy chính là Đông Bắc - Tây N am, đi qua nhiều dạng địa hình. Hệ thống suối ở đây không có khả năng vận chuyển đường thủy, chỉ có thể làm đập thủy lợi hồ chứa nước, thủy điện nhỏ. Bao gồm các suối chính: Đăk R’Tíh, Đăk R’Lấp, Đăk R’Tang, Đăk Glun, Đăk Rung ...
3.1.3 Địa hình
Lâm phần ở đây có độ cao so với mặt biển khoảng từ 600 - 750m. Địa hình ở đây rất phức tạp, đồi núi nhiều, độ chia cắt rất mạnh, độ cao có xu thế giảm dần từ Bắc xuống N am. Địa hình trong khu vực có dạng đồi lượn sóng, đất đai canh tác phân bố chủ yếu trên sườn dốc, độ dốc phổ biến 10-150
3.1.4 Đất đai - Thổ nhưỡng
Đất đai trong khu vực chủ yếu là đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ Bazan. Lâm trường Quảng Tân có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 14489ha, Trong đó diện tích đất có rừng 9099,2 ha chiếm khoảng 62.8%, diện tích không có rừng 5
389.8 ha. Đây là loại đất khá tốt có độ sâu tầng đất dày từ 70cm - 100cm. Thành phần cơ giới là sét, không có kết von bề mặt, thích hợp với các loài cây nông - lâm - công nghiệp.
3.2 Tình hình tài nguyên rừng
3.2.1 Rừng tự nhiên
Rừng tự nhiên trong khu vực chủ yếu là rừng lá rộng thường xanh mưa Nm nhiệt đới, với tổ thành loài cây hết sức phong phú và đa dạng. Các dạng rừng thường gặp gồm: Rừng gỗ, rừng lồ ô - tre nứa, rừng hỗn giao gỗ-lồ ô, hỗn giao lồ ô- gỗtrong đó rừng gỗ chiếm phần lớn diện tích rừng tự nhiên hiện có trong khu vực). Diện tích và chất lượng rừng suy giảm mạnh trong thời gian qua. Tỷ lệ che phủ rừng giảm nhanh chóng. Trạng thái rừng gồm nhiều loại từ đất không có rừng đến các trạng thái rừng non phục hồi sau nương rẫy (IIA-IIB), rừng đã qua khai thác chọn (IIIA1), và rừng ít bị tác động (IIIA2). Rừng giàu chỉ còn phân bố ở vùng sâu
xa khu dân cư và trên các đỉnh dông, núi cao. N hìn chung tài nguyên rừng còn
phong phú, trữ lượng gỗ khá cao song chất lượng gỗ và các chủng loại gỗ quý hiếm
đã bị khai thác chọn nên gần như cạn kiệt.
Rừng của đơn vị qui hoạch thành rừng sản xuất và rừng phòng hộ [Theo quyết định số 3081/QĐ - UB ngày 30/09/2003 của UBN D tỉnh Đăk Lăk “ V/v phê duyệt dự án qui hoạch 03 loại rừng và sử dụng đất trống đồi núi trọc tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2003 – 2010”. ( Tỉnh Đăk N ông trước năm 2004 là địa bàn hành chính trực thuộc tỉnh Đăk Lăk )].
Một đặc điểm dễ nhận thấy đối với kiểu rừng thường xanh trong khu vực nghiên cứu đó là mật độ cây rất dày và có phân bố giảm dần theo cấp kính. Cấu trúc tầng tán phức tạp, nhiều tầng với hệ thực vật hết sức phong phú. Các ưu hợp thường gặp: Chò xót (Schima superba), Dẻ (Quercus sp), Trâm (Syzygium sp), Xoan (Melia azedarach)
Thảm thực bì thường rất dày với các loài song mây, lá bép, mây bụi, riềng, nghệ rừngvới độ che phủ rất cao.
3.2.2 Rừng trồng
Lâm trường có diện tích rừng trồng là 103,5 ha, trong đó:
• Rừng trồng phòng hộ 50,0 ha loài cây chủ yếu là Xà cừ - Điều.
• Rừng trồng sản xuất 43,5 ha loài cây chủ yếu là: Thông ba lá.
• Rừng giống 10,0 ha loài cây chủ yếu là: Muồng đen.
Tổng diện tích tự nhiên của đơn vị theo quyết định phê duyệt phương án
187 năm 2002 là 14 489 ha. Số liệu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.1 Hiện trạng rừng và đất rừng phân chia theo trạng thái và chức năng
Stt
Hạng mục
Tổng diện tích
(ha)
Chia ra loại rừng
Phòng hộ
Sản xuất
I
Đất có rừng
9 099.2
2 393.5
6 705.7
1
Rừng tự nhiên
8 995.7
2 343.5
5 409.4
1.1
Rừng trung bình
3 692.5
909.1
2 783.4
1.2
Rừng nghèo
3 500.0
884.9
2 615.1
1.3
Rừng phục hồi
1 108.2
223.8
884.4
1.4
Rừng hỗn giao gỗ - lồ ô
406.3
171.8
234.5
1.5
Rừng lồ ô, tre nứa
288.7
153.9
134.8
2
Rừng trồng
103.5
50.0
53.5
II
Đất không có rừng
2 361.5
1 263.4
1 098.1
1
Đất trống trảng cỏ ( Ia )
334.5
117.1
217.4
2
Đất trống cây bụi ( Ib )
1 563.3
986.6
576.7
3
Đất trống cây rảI rác ( Ic )
463.7
159.7
304.0
III
Các loại đất khác
3 028.3
627.1
2 401.2
1
Đất lâm nghiệp bị xâm canh
2 960.7
620.5
2 340.2
2
Đất khác
67.6
6.6
61.0
Tổng cộng
14 489.0
4 284.0
1005.0
3.3 Điều kiện kinh tế xã hội
• Tình hình giao thông
Mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện phát triển khá nhanh, đường quốc lộ và đường liên xã được nâng cấp nhựa hóa theo chưong trình 135, đường liên thôn được rải đất cấp phối thuận lợi cho việc đi lại và giao lưu hàng hoá. Các xã đều có bưu điện, hệ thống thông tin liên lạc đang được cải thiện đáng kể. Phần lớn các thôn trong xã đều đã có điện lưới quốc gia. Tỉnh lộ 886 ( Quốc lộ 14B cũ ) chạy xuyên qua lâm trường từ Bắc xuống N am, nối lâm trường với huyện Đăk R’Lâp. Quốc lộ
14 nối huyện với trung tâm tỉnh Đăk N ông về phía Đông, nối với các tỉnh phía Tây N am: Bình Phước, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, ở phía Bắc nối với các huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Lăk và nước Campuchia.
Hệ thống đường dân sinh: các đường liên thôn liên xã khá hoàn chỉnh nối các thôn với tỉnh lộ 886, đặc biệt trong lâm phần còn có hai tuyến đường liên xã: xã N hơn Cơ - xã Đăk R’Tíh, xã Quảng Tín - xã Đăk Buk So. N goài ra còn có đường vận xuất phục vụ sản xuất kinh doanh rừng khá nhiều và phân bố tương đối hợp lý.
Hệ thống giao thông đường bộ khá hoàn chỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển sản phNm, hàng hoá, nguyên vật liệu trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh của đơn vị. N hưng mặt trái sẽ bị bọn lâm tặc lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm Lâm luật ( Khai thác lâm sản, chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng, săn bắt thú rừng trái phép ...). Do vậy, sau khi khảo sát hệ thống giao thông (đường vận xuất, đường vận chuyển ) trong lâm phần, lâm trường đã tổ chức 02 trạm quản lý bảo vệ rừng tại các vị trí trọng tâm nhằm ngăn chặn kịp thời các đối tượng có hành vi xâm phạm đến rừng.
• Dân cư - Lao động
Lâm phần của lâm trường Quảng Tân thuộc địa bàn hành chính của 04 xã nhưng chủ yếu tập trung tại các xã Đăk R’Tíh, Quảng Tâm và Đăk Buk So. Tổng số hộ là 1.850 hộ, có 7.087 khNu, trung bình 04 người/ hộ, tổng số người trong độ tuổi lao động 3.064 người, trong đó lao động nam có 1.698 người (chiếm 55%), lao động nữ có 1.366 người (chiếm 45%)
N ơi này có tỉ lệ sinh đẻ còn khá cao, đặc bịêt là ở đồng bào dân tộc. Bên cạnh đó hiện nay trên địa bàn huyện Đăk R’Lấp nói chung, lâm trường Quảng Tân nói riêng tình trạng dân di cư bất hợp pháp đến cư ngụ rất đông. Do vậy mà tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng để cư trú và canh tác (nương rẫy, trồng cà phê, điều) trong thời gian qua diễn ra vô cùng phức tạp. Phần lớn dân trong vùng sống bằng nghề chính là sản xuất nông nghiệp (làm lúa nước, lúa rẫy, trồng cây cà phê, điều ...) và chăn nuôi (trâu bò) theo hình thức chăn thả.
Mặt khác trình độ lao động ở đây còn khá thấp, đặc biệt là đối với đồng bào M’N ông. cách sản xuất còn lạc hậu, tư liệu lao động còn thô sơ họ chỉ mới định cư về hình thức, mang tính tạm thời và bản chất vẫn còn tồn tại phong tục du
canh tác làm nương rẫy và bán du cư. Cuộc sống của họ còn phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên rừng (song mây, tre, nứa, măng ...). Chính vì lẽ đó trong phương án điều chế rừng năm 2006- 2010 chú trọng nhiều đến vấn đề tổ chức sản xuất kinh doanh nghề rừng, thu hút một lực lượng lớn lao động trong mùa mưa đồng thời còn đưa ra các mô hình nông lâm kết hợp, trồng rừng phòng hộ trên nương rẫy để chuyển giao công nghệ, đưa khoa học kỹ thuật vào dời sống cho nhân dân trong vùng.
• Tình hình giáo dục
Hệ thống giáo dục tại xã Quảng tâm, Đăk R’Tíh và xã Đăk Buk So tương đối hoàn chỉnh, các xã đều có trường mẫu giáo, trường cấp I và trường cấp II. Tuy nhiên cơ sở vật chất của các trường còn nhiều thiếu thốn.
• Y tế
Do địa bàn khá rộng nên cộng đồng người đồng bào dân tộc M’N ông còn duy trì tập quán du canh, bên cạnh đó cuộc sống còn quá khó khăn đói khổ nên dịch bệnh thường xuyên xảy ra, nhất là trong cộng đồng người đồng bào dân tộc. Tại trung tâm huyện đã có một bệnh viện khá lớn, mỗi xã điều có một trạm xá. Tuy nhiên về lực lượng y bác sỹ còn thiếu , thuốc men công cụ y tế còn hạn chế.
• Văn hoá - Thông tin
Tại Trung Tâm các xã đều có mạng lưới điện quốc gia phục vụ cuộc sống sinh hoạt của người dân. Phần lớn thông tin văn hoá được người dân cập nhật thông qua hệ thống sóng phát thanh, sóng truyền hình của đài Trung ương, địa phương và của các tỉnh thành lân cận.
N hìn chung, đời sống của các cộng đồng dân tộc địa phương ở đây còn rất nhiều khó khăn và phần lớn phụ thuộc nhiều vào rừng.
N goài việc cung cấp các sản phNm như gỗ, lâm sản ngoài gỗ, đất canh tácRừng tự nhiên đang là sinh kế cho các cộng đồng thông qua các chương trình giao đất giao rừng. Trong thời gian qua, trong khuôn khổ hoạt động của dự án lâm nghiệp xã hội SFSP và sau đó là ETSP, chương trình giao đất giao rừng cho cộng đồng được khởi xướng và triển khai trên 6 bon: Bu N ơr A-B (1016ha), Bu Koh và Bu Dach (2975ha), Bu Dưng và Mê Ra (1110ha) với tổng diện tích là 5101ha.
N hững diện tích này n...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu xác định hàm lượng một số hợp chất clobenzen Khoa học Tự nhiên 0
D Thí nghiệm xác định hàm lượng ion đồng theo phương pháp chuẩn độ tạo phức và xây dựng một số bài thí nghiệm Luận văn Sư phạm 0
D Xác định hàm lượng mangan trong nước sinh hoạt bằng phương pháp trắc quang với thuốc thử Formaloxim Khoa học Tự nhiên 0
D XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NITRIT TRONG THỊT VÀ SẢN PHẨM THỊT BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu xác định chế độ xử lý nhiệt, GA3 kết hợp phủ màng đến biến đổi chất lượng quả chanh trong quá trình bảo quản Nông Lâm Thủy sản 0
D Xây dựng phương pháp Elisa gián tiếp xác định dư lượng Fluoroquinolone trong sữa Khoa học Tự nhiên 0
P Xác định hàm lượng crôm trong nước thải bằng phương pháp trắc quang Luận văn Kinh tế 2
D xác định hàm lượng CO2 trong nước giải khát Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu xây dựng phương pháp xác định hàm lượng một số chất phân lập được từ vỏ thân cây gạo Y dược 0
D Nghiên cứu xây dựng phương pháp xác định hàm lượng một số chất phân lập được từ lá cây gạo Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top