Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục Lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN
VỢ CHỒNG KHI LY HÔN 8
1.1. Khái niệm chế độ tài sản vợ chồng và xác định tài sản vợ chồng khi ly
hôn 8
1.1.1. Khái niệm chế độ tài sản vợ chồng 8
1.1.2. Khái niệm xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn.. 10
1.2. Ý nghĩa của việc xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn .. 13
1.3. Sơ lược pháp luật Việt Nam về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn
qua các thời kỳ.. 14
1.3.1. Pháp luật phong kiến về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn. 14
1.3.2. Pháp luật thời kỳ Pháp thuộc về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn.15
1.3.3. Pháp luật ở miền Nam trước ngày thống nhất đất nước về xác định tài
sản vợ chồng khi ly hôn (1954 - 1975) .. 18
1.3.4. Pháp luật của Nhà nước ta từ Cách mạng tháng tám đến năm 2000 về
xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn 19
1.4. Pháp luật một số quốc gia về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn .. 25
1.4.1. Luật của Thái Lan 25
1.4.2. Luật của Nhật Bản 26
1.4.3. Luật của Đức .. 27
Chương 2: XÁC ĐỊNH TÀI SẢN VỢ CHỒNG KHI LY HÔN THEO
PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HIỆN HÀNH VÀ THỰC
TIỄN ÁP DỤNG. 30
2.1. Xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng áp
dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận 29
2.1.1. Xác định tài sản vợ chồng dựa vào văn bản thoả thuận về tài sản của vợ
chồng 29
2.1.2. Xác định tài sản của vợ chồng khi thoả thuận về chế độ tài sản không
đầy đủ, rõ ràng. 32
2.2. Xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng áp
dụng chế độ tài sản theo luật định 34
2.2.1. Xác định tài sản chung của vợ chồng. 35
2.2.2. Xác định tài sản riêng của vợ, chồng . 49
2.3. Thực tiễn xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn.. 55
2.3.1. Căn cứ xác định tài sản chung vợ chồng.. 55
2.3.2. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng . 62
2.3.3. Thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn nhằm trốn tránh
nghĩa vụ tài sản khác 66
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN
VỢ CHỒNG KHI LY HÔN . 68
3.1. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xác định tài sản vợ chồng
khi ly hôn.. 68
3.1.1. Quy định về căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 68
3.1.2. Quy định về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 73
3.1.3. Quy định về nhập tài sản riêng của vợ chồng vào tài sản chung.. 73
3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về xác
định tài sản vợ chồng khi ly hôn. 74
3.2.1. Tăng cường công tác giải thích và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp
luật. 75
3.2.2. Phát huy vai trò của công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của
pháp luật trong nhân dân 75
3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng công chứng của các tổ chức hành nghề
công chứng 77
3.2.4. Nâng cao chất lượng của công tác hòa giải 78
KẾT LUẬN . 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 82
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xưa đến nay, gia đình luôn là tế bào của xã hội, là nơi những người
có quan hệ huyết thống, hôn nhân và nuôi dưỡng cùng chung sống. Gia đình
hòa thuận và hạnh phúc sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững và phồn thịnh
chung của xã hội. Nhận thức được vị thế quan trọng của gia đình, Đảng và
Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng đến việc xây dựng và gìn giữ gia đình
êm ấm, hòa thuận, thể hiện ở sự quan tâm đó là Đảng và Nhà nước ta đã ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình góp phần giúp
cho sự tồn tại và phát triển của gia đình đi vào chuẩn mực, khuôn khổ, nhằm
tạo ra sự bền vững trong quan hệ gia đình.
Khi nam nữ kết hôn, cùng nhau xây dựng một gia đình thì sự bền vững
của quan hệ hôn nhân là mong muốn của vợ chồng. Đây cũng là mục đích của
việc xây dựng gia đình mà pháp luật đặt ra. Tuy nhiên, trong nhiều trường
hợp, quan hệ hôn nhân do chịu sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan và
khách quan, đã không giữ được ý nghĩa và giá trị như mong muốn ban đầu,
cuộc sống chung của vợ, chồng đã không còn hạnh phúc, nên pháp luật dự
liệu khả năng cho họ quyền được giải phóng khỏi mối quan hệ hôn nhân bằng
việc ly hôn.
Khi ly hôn, giữa vợ chồng thường xảy ra các tranh chấp, đặc biệt là về
tài sản. Quan hệ tài sản giữa vợ, chồng là quan hệ tài sản gắn liền với nhân
thân, tồn tại trong thời kỳ hôn nhân, không có tính đền bù ngang giá và không
xác định được công sức đóng góp cụ thể của các bên nên khi xảy ra tranh
chấp thì việc xác định tài sản vợ, chồng là tương đối khó khăn, phức tạp, gây
nhiều tranh cãi. Những năm gần đây, với sự phát triển của nền kinh tế thị
trường nên đời sống xã hội cũng như kinh tế của người dân ngày càng được
đảm bảo và nâng cao. Song mặt trái của nền kinh tế thị trường đã dẫn đến
nhiều người sống buông thả, coi trọng vật chất, tình cảm giữa mọi người với
nhau không còn mặn mà, được coi trọng như trước. Giá trị tài sản lớn và sự
coi trọng vật chất làm những tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng trong
việc giải quyết ly hôn có tính quyết liệt, căng thẳng hơn.
Đất nước ta bước sang giai đoạn phát triển mới, cùng với tiến trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xã hội Việt Nam
đang chịu những tác động tích cực và tiêu cực, không chỉ về mặt kinh tế mà
còn cả về mặt văn hóa, xã hội. Gia đình với tư cách là tế bào của xã hội cũng
không tránh khỏi sự tác động đa chiều đó. Một số quan niệm mới về hôn
nhân, gia đình ở nước ngoài đã du nhập vào Việt Nam và gây ra nhiều hệ lụy
khác nhau. Trong bối cảnh như vậy, Luật HN&GĐ năm 2000 đã bộc lộ một
số hạn chế, bất cập làm ảnh hưởng đến sự ổn định của các quan hệ HN&GĐ.
Nhằm tạo cơ sở pháp lý lâu dài, ổn định, thống nhất cho việc xây dựng và
hoàn thiện chế độ HN&GĐ Việt Nam; góp phần xây dựng gia đình Việt Nam
ấm no, tiến bộ và hạnh phúc. Kế thừa và phát triển của Luật HN&GĐ năm
1959, Luật HN&GĐ năm 1986 và Luật HN&GĐ năm 2000, Luật HN&GĐ
được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp
thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014 đã quy định các vấn đề HN&GĐ,
trong đó có vấn đề tài sản của vợ chồng một cách đầy đủ và hợp lý hơn, tạo
thuận lợi cho việc thực hiện và áp dụng giải quyết tranh chấp.
Với những lý do trên tui quyết định lựa chọn đề tài “Xác định tài sản
vợ chồng khi ly hôn theo luật HN&GĐ 2014” làm Luận văn thạc sĩ luật học
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xuất phát từ vai trò quan trọng của gia đình trong xã hội nên việc
nghiên cứu về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn luôn được quan tâm và
chú ý, được nhiều nhà nghiên cứu và các học giả đề cập.
Trong thời gian qua, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu liên
quan đến chế độ tài sản của vợ chồng. Có thể phân loại các công trình nghiên
cứu này thành ba nhóm lớn như sau:
Nhóm các luận văn, luận án: Các công trình nghiên cứu tiêu biểu
trong nhóm này có: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia
đình Việt Nam (Nguyễn Văn Cừ, Luận án Tiến sĩ, 2005); Xác định chế độ tài
sản của vợ chồng - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Nguyễn Hồng Hải,
Luận văn Thạc sĩ, 2002); Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 - Thành tựu,
vướng mắc và hướng hoàn thiện (Trần Thị Thùy Liên, Luận văn Thạc sĩ,
2012); Chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - Thực tiễn
áp dụng và hướng hoàn thiện (Nguyễn Thị Hạnh, Luận văn Thạc sĩ, 2012);
Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn (Đinh
Thị Minh Mẫn, Luận văn Thạc sĩ, 2014)…
Các công trình này có công trình có phạm vi nghiên cứu rộng, đề cập đến
nhiều khía cạnh khác nhau, có công trình chỉ giải quyết một khía cạnh nhỏ
trong vấn đề tài sản vợ chồng, có công trình nghiên cứu riêng và chuyên sâu
về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn. Song, các công trình nghiên cứu trên
cho dù có những nội dung ưu việt, tiên tiến nhưng cũng còn nhiều vấn đề
không bắt kịp nhịp sống xã hội vốn luôn chuyển biến ảnh hưởng trực tiếp tới
cuộc sống vợ chồng, đặc biệt là vấn đề tài sản.
Nhóm giáo trình, sách chuyên khảo: Trong nhóm này phải kể đến
một số công trình tiêu biểu như: Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt
Nam (Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2008), Giáo trình
Kỹ năng giải quyết vụ việc dân sự (Học viện Tư pháp, Nxb Công an nhân dân,
2007); Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (Nguyễn
Ngọc Điện, Nxb Trẻ, 2004); Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn
nhân và gia đình Việt Nam (Nguyễn Văn Cừ, Nxb Tư Pháp,2008); Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn về Luật HN&GĐ năm 2000 (Tác giả Nguyễn Văn Cừ -
Ngô Thị Hường, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2002);…
Trong các cuốn sách trên, xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn đã được
phân tích một cách chung chung, có tính chất tổng quát, có cuốn đi vào phân
tích chuyên sâu và cụ thể nhưng chưa nêu hết được những bất cập, hạn chế
trước những biến đổi của đời sống xã hội có ảnh hưởng tới chế độ tài sản của
vợ chồng.
Nhóm các bài viết trên các báo, tạp chí: Có thể kể đến một số bài
như Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo
pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành (Nguyễn Hồng Hải, 2003, Tạp chí
Luật học, số 5); Chế độ tài sản theo thoả thuận của vợ chồng liên hệ từ pháp
luật nước ngoài đến pháp luật Việt Nam (Bùi Minh Hồng, 2009, Tạp chí Luật
học, số 11);….
Các tác giả chỉ đề cập đến một khía cạnh hay một trường hợp cụ thể
liên quan đến xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn mà không thể phân tích
toàn diện các khía cạnh của chế định này.
Một điểm chung của cả ba nhóm công trình nghiên cứu kể trên, đó là
phần lớn các tác giả thường thiên về việc phân tích, đánh giá thực trạng pháp
luật quy định về chế độ tài sản của vợ chồng. Một số công trình nghiên cứu,
cũng đã có dẫn chiếu, liên hệ thực tiễn áp dụng một số quy định pháp luật, tuy
nhiên, sự liên hệ, phân tích đó chỉ có tính chất minh hoạ cho một số trường hợp
cụ thể mà chưa có sự soi chiếu một cách tổng thể, toàn diện tất cả các khía
cạnh của việc áp dụng quy định về chế độ tài sản của vợ chồng vào thực tiễn.
Trong các nhóm trên, có công trình đã nghiên cứu về xác định tài sản
vợ chồng khi ly hôn, nhưng đứng trước sự phát triển kinh tế - xã hội với nhiều
chuyển biến, chịu sự ảnh hưởng của tập quán của đất nước tất yếu có sự tác
động lớn trong tâm lý của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cặp vợ chồng.
Đồng thời, với xu hướng các vụ án ly hôn và xác định, phân chia tài sản của
vợ chồng khi ly hôn hiện nay ngày càng tăng và việc Luật HN&GĐ năm 2014
mới được ban hành và bước đầu đi vào áp dụng trong thực tiễn thì việc nghiên
cứu các quy định của pháp luật về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn là điều
quan trọng. Qua nghiên cứu, sẽ thấy được những tiến bộ của Luật HN&GĐ
năm 2014 và những hạn chế, bất cập trong quá trình áp dụng các quy định của
pháp luật để xác định tài sản vợ chồng, đề ra những kiến nghị hoàn thiện pháp
luật và những phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả của việc xác định tài
sản vợ chồng khi ly hôn.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của Luận văn là trên cơ sở nghiên cứu khái niệm,
đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của việc xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn theo
Luật HN&GĐ năm 2014. Đồng thời phân tích những quy định cụ thể nhằm
nhận thức rõ nội dung, hiệu quả áp dụng, cũng như những điểm hạn chế,
vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật, đưa ra một số kiến nghị hoàn
thiện pháp luật về việc xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn theo Luật
HN&GĐ năm 2014.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát nêu trên, Luận văn thực hiện những mục
tiêu cụ thể như sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về tài sản vợ chồng, việc phân chia
tài sản vợ chồng khi ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục Lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN
VỢ CHỒNG KHI LY HÔN 8
1.1. Khái niệm chế độ tài sản vợ chồng và xác định tài sản vợ chồng khi ly
hôn 8
1.1.1. Khái niệm chế độ tài sản vợ chồng 8
1.1.2. Khái niệm xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn.. 10
1.2. Ý nghĩa của việc xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn .. 13
1.3. Sơ lược pháp luật Việt Nam về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn
qua các thời kỳ.. 14
1.3.1. Pháp luật phong kiến về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn. 14
1.3.2. Pháp luật thời kỳ Pháp thuộc về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn.15
1.3.3. Pháp luật ở miền Nam trước ngày thống nhất đất nước về xác định tài
sản vợ chồng khi ly hôn (1954 - 1975) .. 18
1.3.4. Pháp luật của Nhà nước ta từ Cách mạng tháng tám đến năm 2000 về
xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn 19
1.4. Pháp luật một số quốc gia về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn .. 25
1.4.1. Luật của Thái Lan 25
1.4.2. Luật của Nhật Bản 26
1.4.3. Luật của Đức .. 27
Chương 2: XÁC ĐỊNH TÀI SẢN VỢ CHỒNG KHI LY HÔN THEO
PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HIỆN HÀNH VÀ THỰC
TIỄN ÁP DỤNG. 30
2.1. Xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng áp
dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận 29
2.1.1. Xác định tài sản vợ chồng dựa vào văn bản thoả thuận về tài sản của vợ
chồng 29
2.1.2. Xác định tài sản của vợ chồng khi thoả thuận về chế độ tài sản không
đầy đủ, rõ ràng. 32
2.2. Xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng áp
dụng chế độ tài sản theo luật định 34
2.2.1. Xác định tài sản chung của vợ chồng. 35
2.2.2. Xác định tài sản riêng của vợ, chồng . 49
2.3. Thực tiễn xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn.. 55
2.3.1. Căn cứ xác định tài sản chung vợ chồng.. 55
2.3.2. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng . 62
2.3.3. Thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn nhằm trốn tránh
nghĩa vụ tài sản khác 66
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN
VỢ CHỒNG KHI LY HÔN . 68
3.1. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xác định tài sản vợ chồng
khi ly hôn.. 68
3.1.1. Quy định về căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 68
3.1.2. Quy định về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 73
3.1.3. Quy định về nhập tài sản riêng của vợ chồng vào tài sản chung.. 73
3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về xác
định tài sản vợ chồng khi ly hôn. 74
3.2.1. Tăng cường công tác giải thích và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp
luật. 75
3.2.2. Phát huy vai trò của công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của
pháp luật trong nhân dân 75
3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng công chứng của các tổ chức hành nghề
công chứng 77
3.2.4. Nâng cao chất lượng của công tác hòa giải 78
KẾT LUẬN . 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 82
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xưa đến nay, gia đình luôn là tế bào của xã hội, là nơi những người
có quan hệ huyết thống, hôn nhân và nuôi dưỡng cùng chung sống. Gia đình
hòa thuận và hạnh phúc sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững và phồn thịnh
chung của xã hội. Nhận thức được vị thế quan trọng của gia đình, Đảng và
Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng đến việc xây dựng và gìn giữ gia đình
êm ấm, hòa thuận, thể hiện ở sự quan tâm đó là Đảng và Nhà nước ta đã ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình góp phần giúp
cho sự tồn tại và phát triển của gia đình đi vào chuẩn mực, khuôn khổ, nhằm
tạo ra sự bền vững trong quan hệ gia đình.
Khi nam nữ kết hôn, cùng nhau xây dựng một gia đình thì sự bền vững
của quan hệ hôn nhân là mong muốn của vợ chồng. Đây cũng là mục đích của
việc xây dựng gia đình mà pháp luật đặt ra. Tuy nhiên, trong nhiều trường
hợp, quan hệ hôn nhân do chịu sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan và
khách quan, đã không giữ được ý nghĩa và giá trị như mong muốn ban đầu,
cuộc sống chung của vợ, chồng đã không còn hạnh phúc, nên pháp luật dự
liệu khả năng cho họ quyền được giải phóng khỏi mối quan hệ hôn nhân bằng
việc ly hôn.
Khi ly hôn, giữa vợ chồng thường xảy ra các tranh chấp, đặc biệt là về
tài sản. Quan hệ tài sản giữa vợ, chồng là quan hệ tài sản gắn liền với nhân
thân, tồn tại trong thời kỳ hôn nhân, không có tính đền bù ngang giá và không
xác định được công sức đóng góp cụ thể của các bên nên khi xảy ra tranh
chấp thì việc xác định tài sản vợ, chồng là tương đối khó khăn, phức tạp, gây
nhiều tranh cãi. Những năm gần đây, với sự phát triển của nền kinh tế thị
trường nên đời sống xã hội cũng như kinh tế của người dân ngày càng được
đảm bảo và nâng cao. Song mặt trái của nền kinh tế thị trường đã dẫn đến
nhiều người sống buông thả, coi trọng vật chất, tình cảm giữa mọi người với
nhau không còn mặn mà, được coi trọng như trước. Giá trị tài sản lớn và sự
coi trọng vật chất làm những tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng trong
việc giải quyết ly hôn có tính quyết liệt, căng thẳng hơn.
Đất nước ta bước sang giai đoạn phát triển mới, cùng với tiến trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xã hội Việt Nam
đang chịu những tác động tích cực và tiêu cực, không chỉ về mặt kinh tế mà
còn cả về mặt văn hóa, xã hội. Gia đình với tư cách là tế bào của xã hội cũng
không tránh khỏi sự tác động đa chiều đó. Một số quan niệm mới về hôn
nhân, gia đình ở nước ngoài đã du nhập vào Việt Nam và gây ra nhiều hệ lụy
khác nhau. Trong bối cảnh như vậy, Luật HN&GĐ năm 2000 đã bộc lộ một
số hạn chế, bất cập làm ảnh hưởng đến sự ổn định của các quan hệ HN&GĐ.
Nhằm tạo cơ sở pháp lý lâu dài, ổn định, thống nhất cho việc xây dựng và
hoàn thiện chế độ HN&GĐ Việt Nam; góp phần xây dựng gia đình Việt Nam
ấm no, tiến bộ và hạnh phúc. Kế thừa và phát triển của Luật HN&GĐ năm
1959, Luật HN&GĐ năm 1986 và Luật HN&GĐ năm 2000, Luật HN&GĐ
được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp
thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014 đã quy định các vấn đề HN&GĐ,
trong đó có vấn đề tài sản của vợ chồng một cách đầy đủ và hợp lý hơn, tạo
thuận lợi cho việc thực hiện và áp dụng giải quyết tranh chấp.
Với những lý do trên tui quyết định lựa chọn đề tài “Xác định tài sản
vợ chồng khi ly hôn theo luật HN&GĐ 2014” làm Luận văn thạc sĩ luật học
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xuất phát từ vai trò quan trọng của gia đình trong xã hội nên việc
nghiên cứu về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn luôn được quan tâm và
chú ý, được nhiều nhà nghiên cứu và các học giả đề cập.
Trong thời gian qua, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu liên
quan đến chế độ tài sản của vợ chồng. Có thể phân loại các công trình nghiên
cứu này thành ba nhóm lớn như sau:
Nhóm các luận văn, luận án: Các công trình nghiên cứu tiêu biểu
trong nhóm này có: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia
đình Việt Nam (Nguyễn Văn Cừ, Luận án Tiến sĩ, 2005); Xác định chế độ tài
sản của vợ chồng - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Nguyễn Hồng Hải,
Luận văn Thạc sĩ, 2002); Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 - Thành tựu,
vướng mắc và hướng hoàn thiện (Trần Thị Thùy Liên, Luận văn Thạc sĩ,
2012); Chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - Thực tiễn
áp dụng và hướng hoàn thiện (Nguyễn Thị Hạnh, Luận văn Thạc sĩ, 2012);
Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn (Đinh
Thị Minh Mẫn, Luận văn Thạc sĩ, 2014)…
Các công trình này có công trình có phạm vi nghiên cứu rộng, đề cập đến
nhiều khía cạnh khác nhau, có công trình chỉ giải quyết một khía cạnh nhỏ
trong vấn đề tài sản vợ chồng, có công trình nghiên cứu riêng và chuyên sâu
về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn. Song, các công trình nghiên cứu trên
cho dù có những nội dung ưu việt, tiên tiến nhưng cũng còn nhiều vấn đề
không bắt kịp nhịp sống xã hội vốn luôn chuyển biến ảnh hưởng trực tiếp tới
cuộc sống vợ chồng, đặc biệt là vấn đề tài sản.
Nhóm giáo trình, sách chuyên khảo: Trong nhóm này phải kể đến
một số công trình tiêu biểu như: Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt
Nam (Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2008), Giáo trình
Kỹ năng giải quyết vụ việc dân sự (Học viện Tư pháp, Nxb Công an nhân dân,
2007); Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (Nguyễn
Ngọc Điện, Nxb Trẻ, 2004); Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn
nhân và gia đình Việt Nam (Nguyễn Văn Cừ, Nxb Tư Pháp,2008); Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn về Luật HN&GĐ năm 2000 (Tác giả Nguyễn Văn Cừ -
Ngô Thị Hường, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2002);…
Trong các cuốn sách trên, xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn đã được
phân tích một cách chung chung, có tính chất tổng quát, có cuốn đi vào phân
tích chuyên sâu và cụ thể nhưng chưa nêu hết được những bất cập, hạn chế
trước những biến đổi của đời sống xã hội có ảnh hưởng tới chế độ tài sản của
vợ chồng.
Nhóm các bài viết trên các báo, tạp chí: Có thể kể đến một số bài
như Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo
pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành (Nguyễn Hồng Hải, 2003, Tạp chí
Luật học, số 5); Chế độ tài sản theo thoả thuận của vợ chồng liên hệ từ pháp
luật nước ngoài đến pháp luật Việt Nam (Bùi Minh Hồng, 2009, Tạp chí Luật
học, số 11);….
Các tác giả chỉ đề cập đến một khía cạnh hay một trường hợp cụ thể
liên quan đến xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn mà không thể phân tích
toàn diện các khía cạnh của chế định này.
Một điểm chung của cả ba nhóm công trình nghiên cứu kể trên, đó là
phần lớn các tác giả thường thiên về việc phân tích, đánh giá thực trạng pháp
luật quy định về chế độ tài sản của vợ chồng. Một số công trình nghiên cứu,
cũng đã có dẫn chiếu, liên hệ thực tiễn áp dụng một số quy định pháp luật, tuy
nhiên, sự liên hệ, phân tích đó chỉ có tính chất minh hoạ cho một số trường hợp
cụ thể mà chưa có sự soi chiếu một cách tổng thể, toàn diện tất cả các khía
cạnh của việc áp dụng quy định về chế độ tài sản của vợ chồng vào thực tiễn.
Trong các nhóm trên, có công trình đã nghiên cứu về xác định tài sản
vợ chồng khi ly hôn, nhưng đứng trước sự phát triển kinh tế - xã hội với nhiều
chuyển biến, chịu sự ảnh hưởng của tập quán của đất nước tất yếu có sự tác
động lớn trong tâm lý của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cặp vợ chồng.
Đồng thời, với xu hướng các vụ án ly hôn và xác định, phân chia tài sản của
vợ chồng khi ly hôn hiện nay ngày càng tăng và việc Luật HN&GĐ năm 2014
mới được ban hành và bước đầu đi vào áp dụng trong thực tiễn thì việc nghiên
cứu các quy định của pháp luật về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn là điều
quan trọng. Qua nghiên cứu, sẽ thấy được những tiến bộ của Luật HN&GĐ
năm 2014 và những hạn chế, bất cập trong quá trình áp dụng các quy định của
pháp luật để xác định tài sản vợ chồng, đề ra những kiến nghị hoàn thiện pháp
luật và những phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả của việc xác định tài
sản vợ chồng khi ly hôn.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của Luận văn là trên cơ sở nghiên cứu khái niệm,
đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của việc xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn theo
Luật HN&GĐ năm 2014. Đồng thời phân tích những quy định cụ thể nhằm
nhận thức rõ nội dung, hiệu quả áp dụng, cũng như những điểm hạn chế,
vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật, đưa ra một số kiến nghị hoàn
thiện pháp luật về việc xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn theo Luật
HN&GĐ năm 2014.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát nêu trên, Luận văn thực hiện những mục
tiêu cụ thể như sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về tài sản vợ chồng, việc phân chia
tài sản vợ chồng khi ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: phương thức xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật về vấn đề phân chia tài sản, giải quyết vấn đề theo quy định sau khi ly hôn năm 2014, Nguyễn Hồng Hải, Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành, Tạp chí Luật học số 5/2003