Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cơ chế thị trƣờng hiện nay, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, hàng
hóa và dịch vụ cung cấp đa dạng hơn, với nhiều sự lựa chọn và thay thế,
ngƣời tiêu dùng đã khôn ngoan hơn khi chọn lựa cho mình những hàng hóa và
dịch vụ cần thiết, có chất lƣợng và độ tin cậy cao. Có thể khẳng định rằng
thƣơng hiệu là một trong những yếu tố quyết định sự lựa chọn của khách hàng
đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Vì thế thƣơng hiệu đã trở thành
yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Thƣơng hiệu là tài sản phi vật chất vô cùng quý giá của mỗi doanh nghiệp,
mỗi tổ chức, là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) để nhận biết và thể hiện giá trị
của một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó của một doanh nghiệp hoặc
một tổ chức, cá nhân. Giá trị của thƣơng hiệu đƣợc xây dựng bởi hai yếu tố là trải
nghiệm của ngƣời tiêu dùng và bản sắc của thƣơng hiệu đó.
Có thể nói, thƣơng hiệu là tên, là hồn của doanh nghiệp, của tổ chức. Vì
thế, xây dựng chiến lƣợc thƣơng hiệu một cách chuyên nghiệp, theo chuẩn
mực quốc tế là yêu cầu cấp bách đối với các doanh nghiệp, các tổ chức sự
nghiệp ở Việt Nam. Hơn thế nữa, nó còn là quyền lợi và điều bắt buộc phải
làm của tất cả các doanh nghiệp, các tổ chức khi Việt Nam hội nhập quốc tế
ngày càng rộng, sâu và toàn diện.
Trong thời kỳ trƣớc đổi mới, ngành xuất bản chịu sự chi phối của cơ chế
tập trung quan liêu bao cấp. Khi chuyển sang cơ chế thị trƣờng, cạnh tranh và
hạch toán kinh doanh đã làm một số nhà xuất bản rơi vào thế bị động, lúng
túng, khủng hoảng. Việc tƣ nhân tham gia vào hoạt động xuất bản nhƣ một tất
yếu khách quan đã tạo nên sự cạnh tranh không nhỏ cho các nhà xuất bản vốn
kém năng động và nhanh nhạy khi nắm bắt thị trƣờng. Điều này đã làm cho
thị trƣờng xuất bản trở nên hỗn loạn, chất lƣợng xuất bản phẩm kém. Nếu vào
thời điểm khó khăn này, nhà xuất bản nào có đƣợc một chiến lƣợc thƣơng
hiệu bài bản thì sẽ có thể chiếm lĩnh phần lớn thị trƣờng xuất bản phẩm.
Thực tế cho thấy, một số nhà xuất bản hiện đang vẫn còn trong “cơn mơ”
của sự bao cấp, vẫn chƣa nhận thấy đƣợc sự cấp thiết của việc xây dựng chiến
lƣợc thƣơng hiệu cho mình. Điều ấy góp phần tạo nên một thị trƣờng xuất bản
phẩm cùng kiệt nàn, thiếu sáng tạo và không có sự quảng bá rộng rãi. Có một số
nhà xuất bản đã có những bƣớc đột phá mới và có đƣợc những cuốn sách thu
hút đƣợc công chúng, tạo nên những cơn sốt nhƣ Nhà xuất bản Trẻ, Nhà xuất
bản Kim Đồng... cũng chƣa thể hiện đƣợc tính chuyên nghiệp trong việc xây
dựng chiến lƣợc thƣơng hiệu và vẫn nhận sự hỗ trợ từ Nhà nƣớc.
Trong bối cảnh đó, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật cũng đang
đứng trƣớc các nguy cơ và thách thức nhƣ các nhà xuất bản của Việt Nam. Mặc
dù là xuất bản loại hình sản phẩm đặc thù nhƣng Nhà xuất bản Chính trị quốc gia -
Sự thật cũng phải chịu những sức ép trong kinh doanh và sự cạnh tranh vô cùng
gay gắt từ các nhà xuất bản khác, thậm chí của các nhà sách và các nhà in tƣ nhân.
Thực tế cho thấy, trƣớc sức ép của cạnh tranh, trong những năm gần đây,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật đã quan tâm và bƣớc đầu xây dựng
chiến lƣợc thƣơng hiệu của mình. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác
nhau, việc xây dựng chiến lƣợc thƣơng hiệu của nhà xuất bản còn thiếu tính
chuyên nghiệp, còn nhiều hạn chế và bất cập, tính khả thi còn thấp và vì thế
năng lực cạnh tranh của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật không đƣợc
cải thiện đáng kể.
Xuất phát từ thực tế đó, là biên tập viên của Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia - Sự thật , tui chọn đề tài: “Xây dựng chiến lược thương hiệu tại Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật ” để thực hiện luận văn thạc sĩ quản lý
kinh tế của mình.
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là : Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự
thật cần làm gì và làm nhƣ thế nào để hoàn thiện xây dựng chiến lƣợc
thƣơng hiệu của mình?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xây dựng chiến lƣợc
thƣơng hiệu tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng chiến lƣợc thƣơng
hiệu của nhà xuất bản
- Phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng chiến lƣợc thƣơng hiệu tại Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động xây dựng
chiến lƣợc thƣơng hiệu tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc thƣơng hiệu tại Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng xây dựng chiến
lƣợc thƣơng hiệu tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật từ năm 2010
đến năm 2014. Các giải pháp hoàn thiện hoạt động xây dựng chiến lƣợc
thƣơng hiệu tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật đƣợc xác định đến
năm 2020, tầm nhìn 2025 .
4. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, Luận văn
gồm 4 chƣơng:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn
về xây dựng chiến lƣợc thƣơng hiệu của nhà xuất bản
- Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Thực trạng bƣớc đầu xây dựng chiến lƣợc thƣơng hiệu tại
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật
- Chương 4: Định hƣớng phát triển và giải pháp hoàn thiện hoạt động xây
dựng chiến lƣợc thƣơng hiệu tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC THƢƠNG
HIỆU CỦA NHÀ XUẤT BẢN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
- Trƣơng Đình Chiến, Quản trị Thương hiệu hàng hóa: Lý thuyết và thực
tiễn, Nxb. Thống Kê, Hà Nội, 2005.
Cuốn sách tập trung làm rõ bản chất của thƣơng hiệu từ quan điểm
marketing. Tác giả cuốn sách đã luận giải để trả lời cho các câu hỏi : Một
thƣơng hiệu thành công cần có những đặc điểm gì ? Tại sao chỉ những thƣơng
hiệu mạnh mới gia tăng giá trị cho khách hàng ?
Đặc biệt, cuốn sách tập trung vào nội dung quá trình xây dựng thƣơng hiệu
và toàn bộ hoạt động quản lý thƣơng hiệu của doanh nghiệp trong quá trình kinh
doanh. Những vấn đề về lý thuyết thƣơng hiệu đã đƣợc gắn với những đánh giá
về thực trạng giá trị của thƣơng hiệu đối với ngƣời tiêu dùng Việt Nam và thực
trạng xây dựng, quản lý thƣơng hiệu của các doanh nghiệp nƣớc ta.
- Nguyễn Quốc Thịnh - Nguyễn Thành Trung, Thương hiệu với nhà quản lý,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
Cuốn sách đã tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản trong xây dựng
và phát triển thƣơng hiệu ở các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp
Việt Nam. Đó là : 1) Nhận thức chung về thƣơng hiệu; 2) Lựa chọn mô hình
xây dựng thƣơng hiệu; 3) Định vị thƣơng hiệu; 4) Chiến lƣợc thƣơng hiệu; 5)
Thiết kế thƣơng hiệu; 6) Thƣơng hiệu và chất lƣợng sản phẩm; 7) Bảo vệ
thƣơng hiệu; 8) Truyền thông thƣơng hiệu; 9) Duy trì, thay thế và đổi mới
thƣơng hiệu; 10) Lòng trung thành của khách hàng; 11) Đánh giá và định giá
thƣơng hiệu; 12) Khai thác thƣơng hiệu.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

nh4t95

New Member
Re: [Free] Xây dựng chiến lược thương hiệu tại Nhà xuất bản chính trị quốc gia - Sự thật

cho mình xin tài liệu này nha bạn ^^
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top