daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hòa nhập vào xu thế chung của Thế giới, Việt Nam đã tiến hành công cuộc
đổi mới với phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ kinh tế, từng
bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Sau hơn 25 năm đổi mới, nền công nghiệp
của Việt Nam đã phát triển với tốc độ mạnh mẽ. Từ một nước nông nghiệp đi lên
bằng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, ngành công nghiệp sản xuất hàng dệt may là
một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất, tỷ trọng kinh ngạch xuất
khẩu cao với nhiều sản phẩm phong phú và đa dạng.
Ngày 19/11/2008, Bộ Công thương đã phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành
công nghiệp dệt may đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 tại quyết định số
42/2008/QĐ-BCT, mục tiêu phát triển là: Phát triển ngành dệt may trở thành một
trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thỏa mãn ngày
càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội; nâng
cao khả năng cạnh tranh. Đảm bảo cho các doanh nghiệp dệt may phát triển bền
vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, quản lý hệ thống chất lượng, quản lý
lao động và môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế. Phấn đấu đến năm 2010 sản xuất
được 1.800 triệu sản phẩm, đến năm 2015 sản xuất được 2.850 triệu sản phẩm và
đến năm 2020 sản xuất được 4.000 triệu sản phẩm.[6]
Thực tế cho thấy, nước ta có khoảng 6000 doanh nghiệp dệt, may, nhuộm,
trong đó có trên 50% thiết bị đã sử dụng nhiều năm, với công nghệ lạc hậu tới
khoảng 15-20 năm so với Thái Lan và Trung Quốc, nên mức tiêu thụ nguyên liệu
cao, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, các giải pháp giải quyết vấn đề
ô nhiễm môi trường hiện nay của các doanh nghiệp thường là xử lý cuối đường ống.
Đây là giải pháp vừa đắt tiền vừa không mang lại hiệu quả lâu dài, thậm chí nằm
ngoài khả năng của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, cần có một giải pháp
giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường hiệu quả và phù hợp hơn, đó chính là giải
pháp sản xuất sạch hơn (SXSH). Thực hiện SXSH, cứ mỗi tấn sản phẩm dệt may sẽ
giảm lượng tiêu thụ khoảng 150 kg dầu, 50-150 kWh điện, 50-100 m3 nước và tiết
kiệm khoảng 0,2-0,5 kg thuốc nhuộm, 100-150 kg hóa chất và chất phụ trợ. SXSH

1


đã làm cho việc giảm chất thải, giảm lượng khí phát thải, giảm độc tố ở mức tối đa
thùy theo thiết bị, công nghệ.

Như vậy, sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa
tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng
cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường. Trong quá
trình sản xuất, việc áp dụng SXSH bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng.
Loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và tính độc hại của tất cả chất thải
ngay tại nguồn thải. Đối với sản phẩm, SXSH sẽ giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong
suốt vòng đời của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ. SXSH còn góp phần đưa
các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.
SXSH có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp, lớn hay nhỏ, tiêu thụ
nguyên liệu, năng lượng và nước nhiều hay ít. Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp
đều có tiềm năng giảm lượng nguyên nhiên liệu tiêu thụ từ 10 - 15%, SXSH không
chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiên liệu, giảm chi phí, BVMT mà còn tạo nhiều
lợi thế cạnh tranh khác. Các doanh nghiệp thực hiện SXSH sẽ đáp ứng các tiêu
chuẩn môi trường, ví dụ như tiêu chuẩn ISO 14001, hay các yêu cầu của thị trường
như “Nhãn sinh thái”. Những sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất chú trọng
BVMT sẽ được người tiêu dùng lựa chọn và đồng thời là tiêu chuẩn hàng đầu để
sản phẩm Việt Nam vươn ra thế giới.
Thực tế cho thấy, SXSH không giống như xử lý cuối đường ống, ví dụ như
xử lý khí thải, nước thải hay chất thải rắn. Các hệ thống xử lý cuối đường ống làm
giảm tải lượng ô nhiễm nhưng không tái sử dụng được phần nguyên vật liệu đã mất
đi. Do đó, xử lý cuối đường ống luôn luôn làm tăng chi phí sản xuất. Trong khi đó,
SXSH mang lại các lợi ích kinh tế song song với giảm tải lượng ô nhiễm. SXSH
đồng nghĩa với giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn
cũng là một bước hữu ích cho hệ thống quản lý môi trường như ISO 14000.
Tổng công ty may Hưng Yên được thành lập năm 1966 theo quyết định của
Bộ Ngoại thương, nay thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam (Bộ Công thương), là
đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất may
trang phục áo jacket, quần âu, áo sơ mi. Tuy đây không phải là khâu được đánh giá

2


ô nhiễm chính trong ngành công nghiệp dệt may nhưng điều đó không có nghĩa là
hoàn toàn không có tiềm năng SXSH. Việc nghiên cứu áp dụng SXSH tại Tổng
công ty may Hưng Yên sẽ góp phần thúc đẩy phổ biến tiếp cận này và minh chứng
khả năng áp dụng SXSH tại các loại hình công nghiệp khác nhau. Hơn nữa, trong
bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO thì các sản phẩm của Việt Nam buộc phải đáp
ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của thị trường thế giới.
Chính vì vậy, đề tài “Xây dựng hệ thống các giải pháp sản xuất sạch hơn
cho Tổng công ty may Hưng Yên” được thực hiện với mục đích tiết kiệm năng
lượng (than, điện) và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường theo hướng chủ động
ngăn ngừa chất thải tại nguồn, đây là đề tài thiết thực đối với doanh nghiệp.
2. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Xây dựng các cơ hội, giải pháp SXSH giảm thiểu phát
thải, tiết kiệm nguyên vật liệu và năng lượng cho Tổng công ty may Hưng Yên.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Việc thực hiện SXSH là một quá trình lâu
dài và liên tục nhưng do thời gian thực hiện luận văn có hạn nên luận văn này chỉ
tập trung đánh giá hiện trạng sử dụng năng lượng (điện và than) tại các xí nghiệp
sản xuất; phân tích, lựa chọn các cơ hội SXSH và đề xuất các giải pháp SXSH áp
dụng tại Tổng công ty may Hưng Yên.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu tổng quan về ngành công nghiệp dệt may Việt Nam và những vấn
đề về môi trường.
- Lựa chọn phương pháp luận đánh giá SXSH phù hợp.
- Nghiên cứu, đánh giá SXSH tại Tổng công ty may Hưng Yên: Thực trạng
quy trình công nghệ sản xuất; máy móc, thiết bị trong dây chuyền sản xuất. Dự báo
các khu vực có thể tiết kiệm năng lượng hay khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi
trường cao trong Tổng công ty may Hưng Yên. Đề xuất hệ thống các giải pháp sản
xuất sạch hơn nhằm giảm thiểu chất thải, tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu
trong quá trình sản xuất và hạn chế những tác động xấu đến môi trường tại Tổng
công ty may Hưng Yên.

3


4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu gồm:
+ Các dữ liệu về Tổng công ty may Hưng Yên: loại hình sản xuất, các quá
trình trong dây chuyền sản xuất, nhu cầu và khả năng cung cấp năng lượng, nguồn
thải, loại chất thải,...
+ Các tài liệu khoa học liên quan đến đề tài.
- Phương pháp tiến hành khảo sát thực tế.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp phân tích, đánh giá và tổng hợp số liệu:
+ Trên cơ sở những thông tin có được trong quá trình khảo sát, điều tra thực
tế, cùng những số liệu, tài liệu khoa học liên quan thu thập được, tiến hành phân
tích, chọn lọc để có sự phản ánh chung, đầy đủ về đối tượng nghiên cứu.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu và các giải pháp đảm bảo lợi ích
kinh tế, môi trường.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm nội dung chính như sau:
- Chương 1: Tổng quan về ngành công nghiệp dệt may Việt Nam và những
vấn đề môi trường.
- Chương 2: Phương pháp luận đánh giá SXSH.
- Chương 3: Nghiên cứu, đánh giá SXSH tại Tổng công ty may Hưng Yên.

4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
1.1. Tổng quan về ngành dệt may
Lịch sử phát triển của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam được xem là bắt
đầu khi thành lập Nhà máy dệt Nam Định năm 1897. Năm 1954, sau khi miền Bắc
giành độc lập, Nhà máy dệt Nam Định và Nhà máy dệt lụa Nam Định được khôi
phục và tái thiết, có thêm một số nhà máy khác được xây dựng mới như Nhà máy
dệt 8/3, Nhà máy dệt Vĩnh Phú, Công ty may Thăng Long, Công ty may Chiến
Thắng, Công ty may Nam Định, Công ty may Đáp Cầu. Các làng nghề truyền thống,
các Hợp tác xã dệt may đã được khuyến khích phát triển. Sau khi Việt Nam thống
nhất (30/4/1975), Chính phủ đã tiếp quản một loạt các nhà máy ở miền Nam như
Công ty dệt Thắng Lợi, Công ty dệt Việt Thắng, Công ty dệt Phong Phú, Công ty
dệt Thành Công, Công ty may Nhà Bè, Công ty may Hoà Bình, Công ty may Việt
Tiến, v.v. Sau đó, một số doanh nghiệp quốc doanh trung ương được xây dựng như
Công ty may Hà Nội, Công ty dệt may Nha Trang, Công ty dệt may Huế. Một số cơ
quan cấp địa phương cũng thành lập các doanh nghiệp dệt may. Ngành công nghiệp
dệt may đã nhanh chóng phát triển để cung cấp hàng hoá cho thị trường trong nước.
Giai đoạn 1987 - 1990 ngành công nghiệp dệt may có bước phát triển rõ rệt, các
doanh nghiệp may mặc đã được thành lập trên khắp đất nước thu hút hàng trăm ngàn
lao động và đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước.
Những năm gần đây, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã phát triển
nhanh chóng và trở thành một ngành công nghiệp sản xuất quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân. Năm 2004, toàn ngành sử dụng 2,1 triệu lao động, chiếm 4,7% trong
tổng số lao động cả nước. Trong số các doanh nghiệp dệt may hàng đầu, thì Vinatex một doanh nghiệp nhà nước chiếm tới 22% tỉ trọng xuất khẩu dệt may của Việt Nam
năm 2006 và công ty may Việt Tiến, đã đầu tư hơn 10 triệu USD trong 5 năm qua để
nâng cấp các dây chuyền sản xuất. Năm 2006, xuất khẩu của ngành dệt may đạt giá
trị 5,8 tỉ USD, đưa ngành này trở thành ngành xuất khẩu có doanh thu lớn thứ hai
của Việt Nam sau dầu thô. Khách hàng là một loạt các công ty dệt và may mặc hàng
đầu thế giới như Express, Hucke, Itochu, JC Penney, Jupitar, Kmart, Kowa, Lee

5


Cooper, Li & Fung, Mast Industries, Nichimen, Nissho Iwai, Seidensticker,
Sumitomo, Tommy Hilfiger, Victoria's Secret, và Wal-Mart đã tìm đến nguồn cung
ở Việt Nam. [4]
Theo báo cáo ngành dệt may, hiện nay cả nước có khoảng 6.000 doanh
nghiệp dệt may, thu hút hơn 2,5 triệu lao động, chiếm khoảng 25% lao động của
khu vực kinh tế công nghiệp Việt Nam. Năm 2013, sản phẩm dệt may Việt Nam
(gồm: Áo jacket, áo thun, quần, áo sơ mi) xuất khẩu đến hơn 180 quốc gia và vùng
lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu đạt 17,9 tỷ USD, chiếm 13,6% tổng kim ngạch
xuất khẩu Việt Nam và 10,5% GDP cả nước. Tốc độ tăng trưởng dệt may trong giai
đoạn 2008-2013 đạt 14,5%/năm đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia
có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may nhanh nhất thế giới. Xét về cơ
cấu công ty theo hoạt động thì: may trang phục chiếm 70%, se sợi chiếm 6%,
dệt/đan chiếm 17%, nhuộm chiếm 4% và công nghiệp phụ trợ chiếm 3%. Tuy
nhiên, xét về chỉ số năng suất lao động khu vực sản xuất so với các quốc gia khác
thì năng suất lao động của Việt Nam rất thấp. Chỉ số năng suất lao động khu vực
sản xuất của Việt Nam chỉ đạt 2,4; trong khi các quốc gia sản xuất dệt may lớn khác
như Trung Quốc và Indonesia là 6,9 và 5,2. Đây là một trong những điểm yếu lớn
nhất của dệt may nói riêng và các công nghiệp sản xuất sử dụng nhiều lao động nói
chung của nước ta.[10]
Bài học kinh nghiệm: Thông qua đánh giá tổng hợp về tổng quan ngành dệt
may Việt Nam trong những năm qua, tác giả nhận thấy các nguyên nhân chính dẫn
đến sự tăng trưởng không bền vững của ngành dệt may Việt Nam là do: 1) Sự mẫu
thuẫn trong chính sách của nhà nước trong việc khuyến khích đầu tư vào ngành dệt
may, nhất là ngành dệt nhuộm vì rào cản từ chính sách đối với các doanh nghiệp
nhuộm lớn do các vấn đề về môi trường; 2) Quy mô doanh nghiệp dệt may hầu hết
có quy mô vừa và nhỏ, thiếu nhân lực quản lý giỏi, công nghệ lạc hậu, các doanh
nghiệp xuất khẩu sản phẩm may mặc của Việt Nam hiện nay vẫn đang sản xuất theo
cách gia công đơn giản; 3) Thiếu vắng các cụm ngành công nghiệp dệt may
để hỗ trợ phát triển; 4) Chi phí nguyên vật liệu và năng lượng chiếm khoảng 70%
giá vốn hàng bán và nguyên vật liệu ảnh hưởng đến sự khác biệt hóa sản phẩm.

6

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top