Aleem

New Member

Download miễn phí Đề tài Xây dựng hệ thống quản lý điểm thi tại khoa Tin học kinh tế - Trường Đại học kinh tế quốc dân





Mục lục 1

Lời mở đầu 3

Chương 1: Tổng quan về khoa tin học kinh tế - Trường đại học kinh tế quốc dân và các vấn đề nghiên cứu. 5

1.1.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của Khoa Tin Học Kinh Tế: 6

1.1.2 Công tác quản lý điểm thi sinh viên tại khoa Tin Học Kinh Tế: 8

1.2. Các vấn đề nghiên cứu trong quá trình thu thập thông tin ở khoa Tin Học Kinh Tế. 9

1.2.1 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại khoa Tin học kinh tế. 9

1.1.2. Đề tài nghiên cứu 9

Chương 2: Cơ sở phương pháp luận phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý 11

2.1 Các vấn đề cơ bản về hệ thống thông tin quản lý 11

2.1.1 Hệ thống thông tin quản lý 11

2.1.2. Cơ sở dữ liệu 12

2.1.3. Phân tích thiết kế một hệ thống thông tin quản lý 14

2.1.3.1 Đánh giá yêu cầu 14

2.1.3.2 Phân tích chi tiết 15

2.1.3.2 Thiết kế logic 18

2.1.3.4 Thiết kế vật lý ngoài: 20

2.1.3.5 Triển khai hệ thống thông tin. 21

2.2. Yêu cầu của việc ứng dụng tin học trong công tác quản lý sinh viên 23

Chương 3: Phân tích thiết kế hệ thống quản lý điểm thi và theo dõi hoạt động quản lý điểm thi tại khoa tin học kinh tế 25

3.1 Phân tích yêu cầu 25

3.2 Mô hình hoá các yêu cầu 28

3.2.1 Sơ đồ luồng Trong quá trình quản lý sinh viên 28

3.2.1.1 Sơ đồ luồng dữ thông tin trong việc cập nhật và lập hồ sơ SV 28

3.2.1.2 Sơ đồ luồng thông tin trong quá trình cập nhật và lên điểm 29

3.2.1.3 Sơ đồ luồng thông tin trong quá trình lập danh sách học bổng thi lại học lại. 30

3.2.2 Sơ đồ phân rã chức năng(BFD) 31

3.2.3. Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) 32

3.2.3.1 Sơ đồ mức ngữ cảnh 32

3.2.3.2 Sơ đồ DFD mức 0 của hệ thốn quản lý điểm 32

3. 3 Thiết kế HTTT 34

3.3.1 Thiết kế CSDL cho HTTT quản lý điểm 34

3.3.1.1 Thiết kế CSDL bằng phương pháp mô hình hoá dữ liệu: 34

3.3.1.2 Tạo lập CSDL 37

3.3.2 Thiết kế chương trình: 40

3.3.2.1 Thiết kế theo các Module 40

3.3.2.2 Một số thuật toán sử dụng trong chương trình 43

3.3.3. Thiết kế màn hình giao diện của chương trình quản lý điểm 50

3.3.3.1 Form đăng nhập hệ thống: Yêu cầu người dùng nhập đúng 50

3.3.3.2 Form giao diện chính của chương trình: 50

3.3.3.3 Form thay đổi mật khẩu 51

3.3.3.4 Form Cập nhật Môn học: 52

3.3.3.5 Form DS dân tộc: 53

3.3.3.6 Form cập nhật sinh viên 54

3.3.3.7 Form cập nhật điểm SV 54

3.3.3.8 Form Tra cứu điểm thi sinh viên 55

3.3.3.9 Form tra cứu hồ sơ sinh viên 56

3.3.3.10 Form đưa ra báo cáo điểm của sinh viên theo lớp 57

3.3.3.11 Form đưa ra báo cáo bảng điểm của sinh viên theo từng lớp của một học kỳ 58

3.3.3.12 Báo cáo sinh viên thi học phần 59

3.3.3.13 Danh sách sinh viên thi lại 60

3.3.3.12 Báo cáo bảng điểm cho một sinh viên 1 học kỳ 60

3.4 Triển khai hệ thống 62

3.4.1 Ngôn ngữ lập Trình: 62

Kết Luận 63

Tài liệu tham khảo 64

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


lý dữ liệu chậm, tổng hợp dữ liệu khó khăn....mà độ chính xác lại không cao. Do đó việc giải quyết được khúc mắc đó, một trong những giải pháp được nêu ra là: xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý trong công tác quản lý trong công tác quản lý điểm thi sinh viên dựa trên công nghệ thông tin.
Để quản lý tốt một số lượng sinh viên tương đối lớn thì mỗi khoa nên sử dụng hệ thống thông tin ứng dụng thành tựu của công nghệ máy tính. Nó cho phép cập nhật thông tin dễ dàng, thuận tiện, xử lý dữ liệu(tính tổng điểm lên điểm trung bình và xét học lực cho từng sinh viên....) được tiến hành tự động, nhanh chóng với độ chính xác cao, thông tin lưu trữ tập trung.
Chương 3
Phân tích thiết kế hệ thống quản lý điểm thi và theo dõi hoạt động quản lý điểm thi tại khoa tin học kinh tế.
3.1 Phân tích yêu cầu
Hoạt động quản lý điểm là hoạt động chủ yếu trong công tác quản lý sinh viên ở cấp khoa. Hoạt động quản lý điểm thi thực hiện bắt đầu từ khi sinh viên nhập học cho đến khi sinh viên ra trường và được tiến hành thường xuyên sau mỗi kỳ học. Khi sinh viên nhập học trợ lý khoa có trách nhiệm nhập hồ sơ sinh viên chi tiết và chính xác, rồi tiến hành phân lớp. Khi một học kỳ mới bắt đầu, trợ lý khoa có trách nhiệm lập danh sách các môn học của từng khoa trong học kỳ đó, đến kỳ thi, dựa trên danh sách các sinh viên không được thi học phần của cán bộ giảng dậy.
Kết quả thi các môn sẽ được bộ phận quản lý khoa sao lưu và gửi tới các lớp qua ban cán sự lớp hay sẽ dán ở bảng thông báo tại văn phòng khoa. Nếu có sai sót hay thắc mắc về kết quả thi, sinh viên phải liên hệ ngay với bộ phận quản lý sinh viên của khoa để giải quyết. Cuối mỗi năm học khoa sẽ thông báo kết quả học tập của từng cá nhân cho gia đình. Gia đình sinh viên sẽ biết được kết quả học tập của con cái họ tại trường đại học. Sinh viên được biết chính xác điểm thi của mình để sinh viên có kế hoạch thi lại, học lại nếu còn nợ.
Sau khi đã biết kết quả các môn học trong kỳ, sinh viên có điểm thi chưa đạt phải đăng ký thi lại ngay. Thời gian thi lại tiến hành đầu học kỳ tiếp theo (đối với học kỳ 1) và vào cuối kỳ nghỉ hè(đối với học kỳ 2).
Sinh viên có môn học lại phải làm đơn theo mẫu in sẵn gửi bộ phận quản lý sinh viên khoa để làm thủ tục cần thiết. Sau khi làm xong các thủ tục sinh viên phải nhận lại đơn để liên hệ với các bộ môn học lại để học lại vào dịp hè hàng năm. Sinh viên có quyền thi tối đa 2 lần cho mỗi môn học lại.
- Điều kiện để sinh viên thi học phần:
+ Sinh viên phải có mặt trên lớp học tập từ 80% trở lên thời gian quy định cho học phần đó.
+ Sinh viên phải dự đủ số lần kiểm tra định kỳ. Điểm các bài kiểm tra định kỳ được tính 20% vào số điểm thi cuối học kỳ. Các bài kiểm tra điều kiện phải đảm bảo ít nhất 5 điểm trở lên, mới được thi lần một.
+ Sinh viên phải nộp đủ học phí theo quy định của nhà trường.
Thi học phần: Mỗi học phần được dự thi một lần trong một học kỳ và được thi lại một lần cho những học phần bị điểm dưới năm theo lịch thi do nhà trường quy quy định. Điểm thi lấy theo số nguyên.
- Thi lại: sinh viên phải thi lại nếu điểm thi lần đầu đạt điểm dưới năm hay ốm đau không thi lại được lần đầu; hay không đạt điểm kiểm tra định kỳ nay đã dự kiểm tra và đạt điểm được giáo viên giảng dạy cho thi.
- Học lại: học lại đối với sinh viên sau hai lần thì vẫn bị điểm thi dưới năm hay không đủ tư cách dự thi do nghỉ quá thời gian quy định không được dự thị lần đầu.
Cách tính điểm trung bình chung học tập, xếp loại kết quả học tập:
- Điểm trung bình học tập học kỳ, năm học khoá học tính theo công thức:
Điểm TBCHT =
Trong đó:
ai là điểm kết thúc của học phần thứ i
Ni là số đơn vị học trình của học phần thứ i
là tổng số đơn vị học trình của học kỳ, năm học hay khoá học.
Điểm trung bình học tập tính theo điểm thi lần đầu dùng để phân loại xếp hạng sinh viên cấp học bổng, xét khen thưởng học kỳ, năm học, khoá học.
Điểm trung bình học tập được lấy đến hai chữ số thập phân.
Không tính điểm các học phần giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng và điểm trung bình chung học tập.
Tiểu luận triết học: 2 đơn vị học trình.
Đề án kinh tế chính trị: 2 đơn vị học trình.
Đề án môn học: 2 đơn vị học trình.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5 đơn vị học trình.
Luận văn tốt nghiệp tính 10 đơn vị học trình hay mỗi môn thi tôt nghiệp tính 5 đơn vị học trình.
- Xét loại kết quả học thi học tập:
+ Loại đạt gồm:
Xuất sắc: điểm TBC học tập từ 9,0 đến 10,0.
Giỏi: điểm TBC học tập từ 8,0 đến 9,0.
Khá: điểm TBC học tập từ 7,0 đến 8,0.
Trung bình khá: điểm TBC học tập từ 6,0 đến cận 7,0
Trung bình: điểm TBC học tập từ 5,0 đến 6,0.
+ Loại không đạt gồm:
Loại yếu: điểm TBC học tập từ 0 đến 5,0
Loại kém: điểm TBC học tập từ dưới 4,0
- Sinh viên có điểm trung bình chung của học kỳ đạt từ 7,0 điểm trở lên và không bị kỷ luật từ khiển trách trở lên, tính theo điểm thi lần đầu, không có điểm dưới 5 thuộc diện xét cấp học bổng khuyến khích học tập(Cuối theo học kỳ).
Mức học bổng khuyến khích:
Loại khá: 120.000đ/tháng(100%)
Loại giỏi: 180.000đ/ tháng(150%)
Loại xuất sắc: 240.000đ/tháng(200%)
- Sinh viên được thi tốt nghiệp nếu đạt các điều kiện sau:
+ Hoàn thành việc tích luỹ các học phần của chuyên nghành đào tạo, có điểm TBC học tập của khoá học đạt từ 5 điểm trở lên, không còn học phần dưới 5 điểm.
+ Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không bị kỷ luật cảnh cáo trường trở lên ở năm cuối khoá.
+ Có đầy đủ các chứng chỉ giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng.
+ Phải nộp đủ học phí theo quy định.
- Sinh viên được bảo vệ luận văn tôt nghiệp nếu đạt các điều kiện sau:
+ Đủ tư cách dự thi tốt nghiệp.
+ Ngoài ra còn phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:
Điểm T BC học tập cả khoá học đạt từ 6,5 trở lên.
Điểm TBC học tập các môn chuyên ngành hay các môn thi tốt nghiệp đạt từ 7,0 trở lên.
Điểm chuyên đề thực tập tốt nghiệp đạt từ 8 điểm trở lên.
- Điều kiện công nhận tốt nghiệp:
+ Sinh viên đủ điều kiện thi tốt nghiệp (hay bảo vệ luận văn tốt nghiệp) đạt điểm thi hay bảo vệ luận văn tốt nghiệp từ 5 điểm trở lên.
+ Hạng bằng tốt nghiệp: Xếp hạng tốt nghiệp được xác định theo điểm trung bình chung học tập toàn khoá. Đối với sinh viên có điểm TBC toàn khoá xuất sắc, hạng bằng tốt nghiệp sẽ giảm đi một mức nếu:
Có số học phần thi lại vượt quá 5% so với tổng số học phần quy định của toàn khoá học.
Có thời gian học chính thức ở trường vượt quá thời gian quy đinh.
Bị kỷ luật ở mức cảnh cáo trường trở lên trong thời gian học tập.
3.2 Mô hình hoá các yêu cầu
Việc thu thập thông tin được tiến hành tại khoa Tin học kinh tế - trường ĐH – Kinh tế quốc dân.
Các phương pháp thu thập thông tin được sử dụng trong quá trình thực hiện bao gồm: phỏng vấn, quan sát, thu thập tài liệu. Kết quả của quá trình này là các sơ đồ mô hình hóa h...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top