cammje_cammje_05
New Member
Download miễn phí Đề tài Xây dựng hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM tại Chi nhánh Tây Hà Nội của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam
CHƯƠNG I- TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI 3
1.1 Giới thiệu về Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (Agribank ) 3
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. 3
1.1.2 Sơ đồ tổ chức của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam 5
1.1.3 Định hướng phát triển 8
1.2 Giới thiệu Chi nhánh Tây Hà Nội của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. 9
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 9
1.2.2 Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý tại Chi nhánh Tây Hà Nội. 13
1.2.3 Thực trạng, kết quả hoạt động đã đạt được trong những năm qua và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới. 21
1.2.4. Các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh Tây Hà Nội. 27
1.2.5 Thực trạng ứng dụng tin học tại cơ sở thực tập. 28
1.2.6 Giới thiệu về dịch vụ thẻ ATM của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. 29
1.3 Giới thiệu đề tài thực tập. 37
1.3.1 Lý do chọn đề tài 37
1.3.2 Mục tiêu của đề tài 38
1.3.3 Phương pháp nghiên cứu để giải quyết đề tài. 39
CHƯƠNG II - CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ THẺ ATM 40
2.1 Khái quát về hệ thống thông tin quản lý 40
2.1.1 Tổ chức. 40
2.1.2 Thông tin 40
2.1.3 Hệ thống. 41
2.1.4 Tìm hiểu về hệ thống thông tin quản lý. 42
2.2 Các phương pháp phát triển HTTT quản lý. 48
2.2.1 Phương pháp dựa trên vòng đời phát triển của hệ thống 48
2.2.2 Phương pháp làm bản mẫu 49
2.2.3 Phát triển hệ thống thông tin theo phương pháp RAD (Rapid application Development) 49
2.2.4 Phương pháp xây dựng hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM. 50
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2016-02-05-de_tai_xay_dung_he_thong_thong_tin_quan_ly_the_atm_tai_chi_n_okk4xPVdVh.png /tai-lieu/de-tai-xay-dung-he-thong-thong-tin-quan-ly-the-atm-tai-chi-nhanh-tay-ha-noi-cua-ngan-hang-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-87637/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Những yêu cầu mới của nhà quản lý: Các doanh nghiệp luôn phải tồn tại và hoạt động theo cơ chế thị trường cùng với một sự cạnh tranh rất mạnh mẽ. Vì vậy điều khiển doanh nghiệp để có thể tồn tại đứng vững trên thị trường và chiến thắng trong cạnh tranh trở thành một bài toán ngày càng khó đối với các nhà quản lý. Và ngược lại thì các nhà quản lý ngày càng đòi hỏi nhiều hơn đối với hệ thống thông tin quản lý của doanh nghiệp và họ mong muốn có được các báo cáo quản trị có độ chính xác tuyệt đối phản ánh tình hình về mọi mặt của vấn đề trong một khoảng thời gian tối thiểu. Những đòi hỏi này đã tạo ra áp lực đòi hỏi một hệ thống thông tin cũ, lạc hậu phải được thay thế bằng một hệ thống thông tin mới hiện đại hơn, thông minh hơn.
Sự thay đổi của công nghệ: Sự phát triển công nghệ thông tin và những ứng dụng của nó ở trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh chóng. Cứ mỗi ngày qua đi lại có những công nghệ mới, những giải pháp mới tiên tiến hơn thuận tiện hơn được công bố và ứng dụng. Đây chính là một động lực khiến các nhà quản lý doanh nghiệp đi đến quyết định để thay thế hệ thống thông tin cũ lạc hậu của mình bằng một hệ thống thông tin mới hiện đại hơn, hợp thời hơn.
Sự thay đổi về sách lược chính trị: Hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung luôn không ngừng được hoàn thiện sửa đổi và xây dựng mới. Điều này sẽ dẫn tới sự thay đổi trong quy trình quản lý và xử lý dữ liệu tại các doanh nghiệp và tất yếu nó sẽ dẫn tới sự thay đổi hệ thống thông tin cũ không được cập nhật trước đây bằng một hệ thống thông tin mới chập nhật hơn.
2.2 Các phương pháp phát triển HTTT quản lý.
2.2.1 Phương pháp dựa trên vòng đời phát triển của hệ thống
Hai phương pháp phát triển hệ thống thông tin tiêu biểu nhất là: phương pháp vòng đời phát triển truyền thống và phương pháp với mô hình xoắn ốc.
Phương pháp vòng đời truyền thống: Đây là phương pháp thông dụng nhất, phương pháp này quan niệm: Mỗi hệ thống thông tin đều có vòng đời phát triển của nó: Giai đoạn bắt đầu, giai đoạn phát triển, giai đoạn trưởng thành và giai đoạn kết thúc. Theo phương pháp này thì quá trình phát triển một hệ thống thông tin gồm bẩy giai đoạn: Đánh giá yêu cầu, phân tích chi tiết, thiết kế logic, đề xuất các phương án của giải pháp, thiết kế vật lý, lập trình, cài dặt, khai thác. Đặc trưng cơ bản của phương pháp này là ở mỗi giai đoạn, các hoạt động tiến hành cần hoàn thành trướng khi bắt đầu giai đoạn sau. Các giai đoạn để rất quan trọng và không thẻ bỏ qua.
Ưu điểm của phương pháp là tính chính xác vì vậy phương pháp vòng đời truyền thống thường được sử dụng để xây dựng các hệ thống xử lý giao dịch lớn (TPS) hay các hệ thống thông tin quản lý (MIS). Vì các hệ thống thông tin này đòi hỏi phải có cấu trúc chặt chẽ. Ngoài ra nó còn thích hợp cho các hệ thống kỹ thuật phức tạp như kiểm soát hàng không.
Nhược điểm của phương pháp này là chi phí cao, thời gian thực hiện dài, không mềm dẻo, khó thiết kế cho các hệ thống đòi hỏi tính đặc thù cao. Việc thiết kế phân tích lại hệ thống khi có những thay đổi sẽ rất tốn kém. Ngoài ra do thời gian dành cho phân tích thiết kế hệ thống thường rất ngắn nên hệ thống khó đáp ứng được hết các yêu cầu của người dùng và đòi hỏi công tác bảo trì rất lớn, có những trường hợp cho phí bảo trì chiếm 70% tổng chi phí phát triển hệ thống.
Phương pháp vòng đời phát triển hình xoắn ốc: Mô hình này được Boehm đưa ra năm 1988. Đây là mô hình quan tâm đến phân tích rủi ro. Quá trình phát triển được chia thành nhiều bước lặp, trong mỗi bước được bắt đầu từ việc lập kế hoạch, phân tích rủi ro, tạo nguyên mẫu, cải tạo và phát triển hệ thống, duyệt lại. Mỗi bước lặp bao gồm 4 hoạt động chính sau:
Lập kế hoạch: xác định những mục tiêu và ràng buộc đối với hệ thống.
Phân tích rủi ro: xác định những rủi ro và phương án giải quyết rủi ro đó.
Kỹ nghệ: phát triển sản phẩm để sang bước tiếp theo
Cải tạo và phát triển hệ thống: Khi hệ thống cần thiết hay đổi cần có sự cải tạo và phát triển kế tiếp.
Ưu điểm của phương pháp này là việc hạn chế được khá nhiều rủi ro nhờ quá trình lặp và đánh giá rủi ro ở mỗi bước. Vì vậy phương pháp này được sử dụng để phát triển các hệ thống thông tin có quy mô lớn.
Nhược điểm của phương pháp: Do chia thành nhiều bước nên thời gian thực hiện kéo dài, chi phí để phát triển hệ thống cũng rất lớn.
2.2.2 Phương pháp làm bản mẫu
Theo phương pháp này thết kế viên sẽ tạo ra một mô hình làm việc thực nghiệm của hệ thống để người sử dụng xem xét và đánh giá. Thông qua đó người sử dụng sẽ thêm bớt các chức năng cần thiết để hệ thống có thể phục vụ tối đa yêu cầu của người sử dụng. Các bước của phương pháp này bao gồm: xác định yêu cầu người sử dụng, phát triển bản mẫu đầu tiên, làm việc với người sử dụng thông qua bản mẫu, hoàn thiện và tăng cường bản mẫu.
Việc làm bản mẫu thực sự có lợi khi mà thông tin và các giải pháp cho nó chưa được xác định chính xác bởi người sử dụng. Người sử dụng thông qua các bản mẫu để xác định chính xác phương pháp và luồng thông tin cần thiết. Ngoài ra việc tiếp xúc với bản mẫu sẽ giúp người sử dụng nhạy bén với hệ thống, dễ sử dụng hơn, và không phải học nhiều khi hệ thống được hoàn thành. Phương pháp làm bản mẫu rất phù hợp với hệ thống nhỏ hay các hệ thống có thể chia nhỏ thành từng phần để tin học hoá.
Ưu điểm của phương pháp này là ít hình thức hoá hơn phương pháp phát triển truyền thống. Thay vào việc tạo ra nhiều các đặc tả thiết kế phương pháp này trực tiếp tạo ra các mô hình làm việc thực nghiệm của hệ thống để người dùng xem xét đánh giá.
Nhược điểm của phương pháp làm bản mẫu: Việc làm bản mẫu không có cấu trúc chặt chẽ và kỹ thuật không đảm bảo nên khó bảo trì sau này và nó cũng có thể không ăn nhập với trường dữ liệu quá lớn hay số người dùng nhiều.
2.2.3 Phát triển hệ thống thông tin theo phương pháp RAD (Rapid application Development)
Đây là phương pháp được James Martin đưa ra năm 1991. Phương pháp này kết hợp bản mẫu và công cụ dựa trên máy tính, kỹ năng quản lý chuyên biệt và sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố.
Ưu điểm: Người sử dụng tham gia tích cực, triển khai dễ dàng.
Nhược điểm: Không có mục tiêu dài hạn.
Người sử dụng HT
Người sử dụng HT
Người sử dụng HT
Hệ thống ban đầu
Hệ thống phiên bản hai
Hệ thống phiên bản ba
Hệ thống cuối cùng
Phân tích viên, chuyên gia
Phân tích viên, chuyên gia
Phân tích viên, chuyên gia
Thể hiện hướng dẫn tới sản phẩm của từng giai đoạn
Chú thích:
Thể hiện sự tác động của các đối tượng phía đuôi mũi tên lên hệ thống
Hình 2.6: Sơ đồ biểu diễn quy trình ph...