daigai

Well-Known Member
Link tải miễn phí luận văn
1. Lý do chọn đề tài:
Thương hiệu làng nghề không chỉ là thương hiệu quốc gia mà nó còn là thứ mà
người dân tại chính làng nghề có thể dựa vào đó để mà làm giàu trên chính quê hương
của mình. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Việt Nam có hơn 2.000 làng
nghề, nhưng hiện mới chỉ có làng nghề gốm Bát Tràng là đã xây dựng được thương
hiệu làng nghề, còn lại các làng nghề khác hầu như vẫn chưa có thương hiệu làng nghề.
Các làng nghề hiện nay chưa xây dựng được thương hiệu cho mình bởi rất nhiều
lý do. Nhưng chủ yếu vẫn là thiếu hiểu hết về ý nghĩa, giá trị của thương hiệu làng
nghề, và thiếu sự quan tâm đầu tư xây dựng thương hiệu làng nghề. Chính vì thế, muốn
thương hiệu làng nghề phát triển thì không chỉ người dân trên chính các làng nghề mà
mỗi người dân Việt Nam phải ý thức được giá trị của thương hiệu làng nghề.
Từ lâu trong ý nghĩ của người Việt Nam nhắc đến Nga Sơn là nhắc đến quê
hương của cói. Người Nga Sơn có nghề dệt chiếu cói truyền thống và từ rất lâu trong
tiềm thức của người dân nơi đây thì chiếu cói không những giữ vai trò quan trọng
mang lại giá trị vật chất mà còn mang những giá trị văn hóa sâu sắc trong suốt chiều
dài lịch sử phát triển của nghề. Cói Nga Sơn không chỉ nổi tiếng trong dân gian mà
trong thị trường tiêu dùng chiếu cói Nga Sơn được người dân ở mọi miền trên khắp đất
nước ưa chuộng. Trong thời kỳ trước cói Nga Sơn được xuất khẩu sang các thị trường
Đông Âu với khối lượng lớn, bây giờ vẫn tiếp tục xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
và Trung Quốc. Tuy nhiên do sự cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp hiện đại
thay thế và do chưa được đầu tư chú trọng về phát triển thương hiệu nên chiếu và các
sản phẩm làm từ cói Nga Sơn đang gặp rất nhiều khó khăn cho đầu ra của sản phẩm.
Chiếu cói được xếp vào danh mục hàng hóa tiêu dùng thông thường như: nón,
mành, rổ rá, vải…còn các sản phẩm khác làm từ cói được xếp vào danh mục đồ thủ
công mỹ nghệ như mây tre đan, khảm trai…Đây là những nhóm có thế mạnh xuất khẩu
ở các vùng nông thôn Việt Nam. Nếu được quan tâm chú trọng đầu tư phát triển
thương hiệu cho các sản phẩm thủ công truyền thông thì sẽ mang lại những giá trị to
2

lớn về mặt kinh tế, chính trị và xã hội. Nhất là công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa
nông thôn và phát triển các vùng kinh tế.
Nghiên cứu việc xây dựng thương hiệu chiếu và các sản phẩm khác làm từ cói
Nga Sơn không chỉ có ý nghĩa thực tiễn mà còn có ý nghĩa khoa học sâu sắc, góp phần
nghiên cứu mô hình, cách thức và phương pháp xây dựng thương hiệu cho các sản
phẩm của các làng nghề truyền thông ở nước ta. Đồng thời có được cái nhìn khái quát
tổng thể về việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của các làng nghề truyền thông,
đánh giá những mặt tích cực và tiêu cực để đưa ra những giải pháp phù hợp với thời
buổi kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
2. Mục tiêu và mục đích của đề tài
Đề tài nhằm nghiên cứu những cơ sở khoa học và giá trị mà xây dựng thương hiệu
cho chiếu và các sản phẩm khác làm từ cói mang lại cho việc gìn giữ và phát triển bền
vững làng nghề ở Nga Sơn. Đồng thời đề tài nhằm tìm hiểu về thương hiệu và các mô
hình xây dựng thương hiệu để từ đó lựa chọn phù hợp nhất với thực trạng, áp dụng cho
việc xây dựng thương hiệu làng nghề chiếu cói truyền thống Nga Sơn.
3. Phạm vi và ý nghĩa của đề tài
Đề tài tập trung chính vào giải quyết câu hỏi nghiên cứu “Đối với sản phẩm làng
nghề truyền thống như chiếu cói Nga Sơn, mô hình thương hiệu nào là phù hợp và việc
áp dụng ra sao?”
Nghiên cứu và hệ thống một số lý luận cơ bản về thương hiệu và các mô hình
thương hiệu điển hình để từ đó có thể lựa chọn được mô hình thương hiệu phù hợp
nhất với chiếu và các sản phẩm khác làm từ cói của làng nghề truyền thống Nga Sơn.
Tìm hiểu thực trạng của thương hiệu chiếu và các sản phẩm khác làm từ cói Nga
Sơn hiện nay để từ đó phân tích và đưa ra những đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện
việc xây dựng mô hình thương hiệu cho chiếu và các sản phẩm khác làm từ cói Nga
Sơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này nhắm mục đích xem xét những mô hình xây dựng thương hiệu
nên luận văn sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu điển hình để xác định ảnh hưởng
của mô hình xây dựng thương hiệu đến việc hình thành thương hiệu cho một sản phẩm.
Các dữ liệu cần thu thập gồm có dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp được thu
thập từ những tài liệu và nghiên cứu có sẵn như: trang web hay những bài báo trong
lĩnh vực xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống,…
Còn dữ liệu sơ cấp được thu thập từ các phương pháp như quan sát, khảo sát, phỏng

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top