Brodee

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI............. 12
1.1. Tổng quan về chương trình PISA lĩnh vực khoa học ............................... 12
1.1.1. Giới thiệu chung về chương trình PiSa................................................. 12
1.1.2 Mục tiêu của PiSa ................................................................................. 12
1.1.3. Mục đích của PiSa................................................................................ 13
1.2. Đánh giá năng lực khoa học theo tiếp cận PISA .................................... 14
1.2.1. Năng lực khoa học theo tiếp cận PISA ................................................. 14
1.2.2. Các lĩnh vực và mức độ đánh giá năng lực theo PISA......................... 18
1.2.3. Đặc điểm câu hỏi lĩnh vực khoa học của PISA..................................... 22
1.3. Bài tập vật lí và vai trò nó trong dạy học vật lí ........................................ 25
1.3.1. Bài tập vật lí......................................................................................... 25
1.3.2. Vai trò của bài tập vật lí trong dạy và học ............................................ 25
1.3.3. Mục đích sử dụng bài tập vật lí trong trường phổ thông ....................... 28
1.3.4. Các dạng bài tập vật lí.......................................................................... 29
1.3.5. Các yêu cầu chung trong dạy học về bài tập vật lí ................................ 30

1.3.6. Các bước giải bài tập vật lí................................................................... 31
1.4. Bài tập vật lí dựa trên tình huống theo hướng tiếp cận PiSa..................... 32
1.4.1. Định hướng xây dựng bài tập vật lí theo tiếp cận PiSa ......................... 32
1.4.3. Hướng dẫn giải bài tập tình huống theo hướng tiếp cận PISA .............. 36
1.5. Thực trạng việc sử dụng bài tập vật lí theo hướng tiếp cận PiSa trong dạy
học vật lí ở trường THPT............................................................................. 39
1.5.1. Mục đích điều tra ................................................................................. 39
1.5.2. Nội dung điều tra.................................................................................. 40
1.5.3. Đối tượng điều tra ................................................................................ 40
1.5.4. Kết quả điều tra.................................................................................... 40
1.6. Kết luận chương 1 ................................................................................... 42
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ XÂY DỰNG VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH
GIẢI CÁC BÀI TẬP THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PI SA (PHẦN
ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM –VẬT LÍ 10)........................................... 43
2.1. Phân tích nội dung kiến thức chương Động lực học chất điểm ................ 43
2.1.1. Nội dung kiến thức............................................................................... 43
2.2. Xây dựng các bài tập theo hướng tiếp cận PI SA..................................... 46
2.2.1. Xây dựng khung năng lực phần Động lực học chất điểm...................... 46
2.2.1. Mục tiêu dạy học phần Động học chất điểm......................................... 50
2.2.3. Xây dựng ngữ cảnh .............................................................................. 52
2.2.3. Xây dựng các bài tập theo tiếp cận PISA.............................................. 54
2.3. Hướng dẫn học sinh giải các bài tập tình huống theo tiếp cận PISA ........ 77
2.4. Kết luận chương 2 ................................................................................... 78
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm................................................................80
3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ............................................................. 80

3.3. Thời gian thực nghiệm sư phạm .............................................................. 80
3.4. Tổ chức thực nhiệm sư phạm và thu thập các dữ liệu thực nghiệm.......... 80
3.4.1. Tổ chức thực nghiệm............................................................................ 80
3.4.2. Thu thập các dữ liệu thực nghiệm......................................................... 82
3.5. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm ................................................. 83
3.5.1. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm............................................... 83
3.5.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm............................................ 88
3.6. Kết luận chương 3 ................................................................................... 93
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Nghị quyết TW2 khoá VIII đã khẳng định phải " Đổi mới phương
pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành
nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên
tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và
thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh". Định hướng trên đây đã được
pháp chế hoá trong Luật giáo dục: " Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với
đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".
Tâm lý học và lý luận dạy học hiện đại khẳng định : Con đường có
hiệu quả nhất để làm cho học sinh nắm vững kiến thức và phát triển được
năng lực sáng tạo phải là đưa học sinh vào vị trí chủ thể hoạt động nhận
thức, thực sự lĩnh hội chúng, cái đó học sinh phải tự mình làm lấy, bằng trí
tuệ của chính bản thân.
Bài tập vật lí ở trường THPT có vai trò quan trọng trong việc phát
triển khả năng vận dụng kiến thức vật lí để giải quyết vấn để, giúp học sinh
phát triển tư duy. Tuy nhiên, hiện nay việc xây dựng các bài tập vật lí và
hướng dẫn học sinh giải bài tập vật lí còn nặng về lí thuyết, ít vận dụng vào
thực tế.
PISA (Programe for International Student Assessment - PISA) là
chương trình đánh giá học sinh quốc tế do Tổ chức Hợp tác và phát triển
kinh tế (Organization for Economic Co-operation and Development, viết tắt
là OECD) khởi xướng, nhằm tìm kiếm và xác định các tiêu chuẩn đánh giá
kết quả của người học trong thời đại mới thông qua tiêu chí, phương pháp,
cách thức kiểm tra và so sánh học sinh giữa các nước trên cơ sở 4 lĩnh vực
cơ bản là: Đọc hiểu, Toán, Khoa học tự nhiên, và xử lý tình huống.
Theo tiếp cận PISA, các bài tập, câu hỏi quan tâm nhiều hơn đến khả
năng, năng lực vận dụng linh hoạt, sáng tạo kiến thức vào thực tiễn của học
sinh, xuất phát từ các vấn đề do nhu cầu thực tiễn cần giải quyết, vấn đề nảy
sinh trong quá trình học tập, lao động của người học và phục vụ chính cho
nhu cầu, lợi ích của người học, phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của
đất nước. Việc xây dựng và hướng dẫn học sinh giải bài tập vật lí theo cách
tiếp cận trên không chỉ giúp học sinh nắm rõ bản chất của sự vật hiện tượng
tồn tại xung quanh mình, từ đó hình thành các kĩ năng phát hiện và giải
quyết các vấn đề của cuộc sống, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học
sinh.
Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu và luận văn thạc sĩ về
việc dạy học các môn Toán, Hóa học theo tiếp cận PISA, tuy nhiên những
nghiên cứu dạy học vật lí nói chung và dạy học sinh giải các bài tập vật lí
theo tiếp cận PISA còn ít ỏi.
Phần Động lực học chất điểm là phần đầu của chương trình vật lí 10,
đây là phần nội dung kiến thức cơ bản nhất của phần cơ học, đồng thời học
sinh ở lứa tuổi 15 cũng là lứa tuổi có thể tham gia chương trình PISA.
Từ những lý do trên, chúng tui lựa chọn đề tài : Xây dựng và hướng
dẫn học sinh giải các bài tập theo hướng tiếp cận PISA (Phần động lực học
chất điểm – Vật lí 10 –THPT) để làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng và hướng dẫn học sinh giải bài tập vật lí theo
hướng tiếp cận đánh giá PISA nhằm nâng cao năng lực giải quyết vấn đề
theo hướng tích cực, tự lực, tăng hứng thú trong học tập của học sinh.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phần động lực học chất điểm, Vật lí 10 – chương trình cơ bản.
- Bài tập vật lí theo hướng tiếp cận PISA.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quá trình dạy học vật lí ở trường THPT.
-Khách thể nghiên cứu: học sinh lớp 10 trường THPT Lý Thái Tổ- Từ
sơn- Bắc Ninh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận về bài tập vật lí và hướng dẫn học sinh giải bài
tập vật lí theo tiếp cận PISA.
- Nghiên cứu chương trình, nội dung, phương pháp dạy học bài tập
chương động lực học chất điểm, vật lí lớp 10.
- Xây dựng và hướng dẫn học sinh giải các bài tập chương Động lực
chất điểm, Vật lí 10 theo tiếp cận PISA.
- Thực nghiệm sư phạm.
6.Vấn đề nghiên cứu
Tập trung vào vấn đề cơ bản sau:
- Xây dựng và hướng dẫn học sinh giải các bài tập tình huống theo
hướng tiếp cận PISA như thế nào để phát triển khả năng giải quyết vấn đề
thực tiễn, tăng tính tích cực, chủ động, hứng thú trong học tập vật lí ở trường
THPT?
7. Giả thuyết khoa học
Xây dựng và hướng dẫn học sinh giải các bài tập phần Động lực học chất
điểm - Vật lí 10 theo hướng tiếp cận PISA sẽ phát triển được năng lực khoa
học của học sinh theo hướng tăng hứng thú, tích cực, tự lực trong học tập.

8. Phương pháp nghiên cứu
*Nghiên cứu lí luận:
- Nghiên cứu các tài liệu lí luận dạy học, tài liệu về PISA, tổng hợp
các quan điểm, lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
+ Nghiên cứu cách thức xây dựng các câu hỏi, bài tập vật lí theo tiếp cận
PISA.
+ Nghiên cứu chương trình, nội dung kiến thức, phân phối chương
trình, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, các chuyên đề liên quan về động
lực học chất điểm – Vật lí 10 – THPT.
*Phương pháp điều tra:
- Tìm hiểu thực tiễn giảng dạy tại một số trường THPT bằng phiếu
hỏi, trao đổi với giáo viên,tham vấn chuyên gia.
*Thực nghiệm
+ Thực hiện giảng dạy một số giáo án đã thiết kế tại trường THPT Lý
Thái Tổ - Từ Sơn – Bắc Ninh.
+ Kiểm tra thí điểm, điều tra, đánh giá và chỉnh sửa các bài tập.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2 Thiêt kế xây dựng và hướng dẫn học sinh giải các bài tập
theo hướng tiếp cận PISA phần động lực học chất điểm – Vật lí 10 – THPT.
Chương3 :Thực nghiệm sư phạm.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top