macketoi_xd901

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần vật tư bảo vệ thực vật Hà Nội - Thực trạng và giải pháp





MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY CPVTBVTV HÀ NỘI 3

I. Tổng quan về thị trường vật tư bảo vệ thực vật tại Việt Nam 3

II. Tình hình cạnh tranh và đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty CPVTBVTV Hà Nội 5

2.1. Tình hình cạnh tranh trên thị trường cung cấp vật tư bảo vệ thực vật 5

2.2. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty 8

III. Các hoạt động Marketing của công ty CPVTBVTV Hà Nội 10

3.1. Nhận thức về tầm quan trọng của các hoạt động Marketing trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở cty CPVTBVTV Hà Nội 10

3.2. Phân đọan và lựa chọn thị trường mục tiêu 11

3.3. Chiến lược sản phẩm 12

3.4. Chính sách giá 15

3.5. Hoạt động phân phối và quản lý kênh phân phối 16

3.6. Các chương trình xúc tiến và quảng bá 17

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CPVTBVTV HÀ NỘI 20

I. Tình hình xây dựng và phát triển thương hiệu của các đối thủ cạnh tranh 20

II. Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại cty CPVTBVTV Hà Nội 21

2.1. Nhận thức về thương hiệu tại cty CPVTBVTV Hà Nội 21

2.2. Thực trạng đầu tư cho xây dựng và phát triển thương hiệu 22

2.3. Thực trạng thiết kế thương hiệu tại cty CPVTBVTV Hà Nội 24

2.4. Thực trạng quảng bá thương hiệu 26

III. Đánh giá kết quả xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty CPVTBVTV Hà Nội thời gian qua 28

3.1. Vị trí sản phẩm của công ty trên thị trường 28

3.2. Những thành công đã đạt được 29

3.3. Những tồn tại cần khắc phục 31

3.4. Nguyên nhân 32

CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CTY CPVTBVTV HÀ NỘI 34

I. Tăng cường đầu tư cho xây dựng và phát triển thương hiệu 34

1.1. Đầu tư về tổ chức và nhân sự 34

1.2. Đầu tư về tài chính 35

II. Nhóm các biện pháp trong thiết kế thương hiệu 35

2.1. Tên thương hiệu 36

2.2. Logo và biểu tượng dặc trưng 42

2.3. Tính cách thương hiệu 44

2.4. Slogan – Câu khẩu hiệu 45

2.5. Nhạc hiệu 47

2.6. Bao bì sản phẩm 47

III. Nhóm các biện pháp trong xây dựng thương hiệu trên thị trường 49

IV. Khác biệt hoá thương hiệu thông qua một phương châm kinh doanh duy nhất - văn hoá thương hiệu 54

4.1. Khác biệt hoá thương hiệu 54

4.2. Xây dựng và duy trì văn hoá thương hiệu 56

V. Tăng cường các biện pháp quản lý thương hiệu 57

5.1. Đăng ký bảo hộ thương hiệu 57

5.2. Quản lý tài sản thương hiệu 59

KẾT LUẬN 62

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


chiến lược marketing tổng thể nhằm tác động tích cực tới nhận thức của đối tượng tiêu dùng trong và ngoài nước, tạo dựng một phong cách đặc biệt và vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Công ty tiến hành thiết kế thương hiệu riêng cho mình chứ không phải cho công chúng khách hàng.
Thêm nữa khi đã được thiết kế xong, thương hiệu của công ty cũng giống như thân phận của một đứa con rơi không hề được quan tâm chăm sóc. Công ty đã không thiết kế, xây dựng những chiến lược phát triển cho thương hiệu của công ty mình. Nói cách khác công ty hoàn toàn không có các chiến lược để tiến hành định vị thương hiệu của mình trên thị trường. Bởi vậy mà thương hiệu của công ty vẫn chỉ là một điểm nhạt trên bản đồ thị trường.
Như đã nêu ở trên, thương hiệu của công ty được thiết kế một cách thiếu chuyên nghiệp bởi vậy chất lượng của việc thiết kế là không cao. Thiếu tính đặc sắc hay nói một cách khác là thiếu sự khác biệt hoá, thiếu tính cách và dẫn đến thương hiệu không có được nét văn hoá riêng có của mình-một yếu tố rất quan trọng để mỗi thương hiệu có được những khách hàng trung thành. Phần quan trọng hơn và có tính quyết định đối với thương hiệu là "cái bám rễ trong đầu khách hàng" như tạo lập lòng tin đối với khách hàng, chất lượng sản phẩm, duy trì sự ổn định chất lượng sản phẩm, thiết kế mẫu mã phải thể hiện nét đặc trưng của cônh ty, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, thời gian giao hàng đúng hạn, hệ thống kênh phân phối được thiết lập rộng rãi, các biện pháp xúc tiến thương mại có hiệu quả, dịch vụ khách hàng tốt... lại chưa được doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Sự khác biệt thương hiệu này với thương hiệu khác không chỉ nằm ở khía cạnh vật chất hay những cái có thể nhìn thấy được như những dấu hiệu, biểu tượng từ ngữ, tên gọi bởi vì chúng không thể gây sự chú ý hay tạo ra ấn tượng sâu đậm trong tâm trí người tiêu dùng. Theo Philip Kotler, nếu như coi thương hiệu chỉ là cái tên gọi hay dấu hiệu nào đó thì "chưa thấy hết được ý nghĩa của việc gắn cho sản phẩm một thương hiệu". Nó phức tạp hơn nhiều, phải thể hiện được ý nghĩa, những lợi ích, sự mong đợi của khách hàng qua các giá trị, tính văn hoá, sự quyến rũ, đạo đức, phong cách, tính cách, nét đặc trưng tiêu biểu của công ty; sự tin tưởng, khát vọng, truyền thống khi sử dụng sản phẩm đó. Chính những điều đó là cái khách hàng mong đợi ở một thương hiệu, những điều đó sẽ in đậm trong tâm trí khách hàng theo cùng năm tháng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm này so với sản phẩm khác cùng tuỳ từng trường hợp vào mức độ thể hiện các yếu tố kể trên ít hay nhiều. Khách hàng chỉ cần nghe tên hay nhìn thấy một dấu hiệu, hình vẽ, biểu tượng của một sản phẩm nào đó hay liên tưởng ra ngay mức độ đem lại sự thoả mãn nhu cầu của mình như thế nào.
2.4. Thực trạng quảng bá thương hiệu
Do mới chỉ quan niệm thương hiệu là những gì giúp khách hàng nhận biết và gợi nhớ về sản phẩm mà công ty hiện tại mới chỉ đang thực hiện những chiến lược khuyếch trương thương hiệu thiếu hiệu quả và phiến diện. Sau khi tiến hành thiết kế thương hiệu các hoạt động khuyếch trương quảng bá thương hiệu của công ty cũng đã được tiến hành song hiệu quả là khá thấp bởi nó hoàn toàn thiếu tính chiến lược.
Những hoạt động xúc tiến mà công ty đã tiến hành nhằm quảng bá, khuyếch trương thương hiệu của mình ra thị trường là khá rời rạc và thiếu tính chiến lược. Đó là các hoạt động như tổ chức các buổi hội thảo hay các đợt khuyến mãi nhằm vào các đối tượng là các đại lý cấp 1 và cấp 2 trong kênh phân phối của công ty.
Công ty mới chỉ chú trọng vào việc khuyến mãi như giảm giá hay quà tặng thêm, thực chất các hoạt động này chỉ giúp công ty bán được hàng tại thời điểm đó thông qua việc tạo cho khách hàng cảm giác mua được sản phẩm với giá hời. Khuyến mại của công ty có khả năng mang đến cho người tiêu dùng lợi ích tức thì. Tuy nhiên chuyện gì sẽ xảy ra khi một công ty khác khuyến mại ở mức cao hơn và một công ty khác nữa lại khuyến mại cao hơn nữa? Bản chất của hiện tượng khuyến mại khi đó chỉ là giành giật khách hàng mà công ty không thông qua khuyến mại tạo cơ hội cho khách hàng kết nối một mối quan hệ lâu dài bền vững với mình. Những khách hàng đến với công ty thông qua khuyến mại là những khách hàng không thường xuyên, “khách hàng quay vòng” (spinner), đến với công ty do bị quyến rũ bởi những chương trình khuyến mại. Bản thân sự khuyến mại không khuyến khích sự trung thành của khách hàng, trong khi sự trung thành của khách hàng với sản phẩm mới mang lại mối lợi cho công ty. Theo thống kê, với một khách hàng đến bởi hấp lực của chương trình khuyến mại phải 11 tháng sau mới mang lại lợi nhuận cho công ty (trước đó, doanh số có từ khách hàng mới thu hút được bởi chương trình khuyến mại của doanh nghiệp chỉ để trang trải những chi phí của chương trình ấy) Khi công ty đã tiến hành các hoạt động khuyến mại rồi thì lại phải tiếp tục khuyến mại vì nếu không hình ảnh của mình trong thâm tâm khách hàng bị phai nhạt. Do đó, khuyến mại biến thành một vòng tròn xoắn mang tính chất tiêu cực chứ không tích cực trong kinh doanh.
Hơn nữa, các hoạt động khuyến mại của công ty mới chỉ nhằm chủ yếu nhằm vào các đối tượng là các chủ đại lý phân phối sản phẩm chứ hoàn toàn không phải những người khách hàng thực sự - những người trực tiếp sử dụng sản phẩm. Bởi vậy mà đối với người tiêu dùng thương hiệu của công ty là khá lạ lẫm.
Còn đối với các hoạt động khác như tổ chức các buổi hội thảo thương mại, hội thảo đầu bờ…các chương trình này đã được công ty tiến hành tổ chức để đưa thương hiệu đến gần thị trường hơn. Tuy nhiên cũng giống như các chiến lược khuyếch trương thương hiệu khác các hoạt độnh này được thực hiện một cách thiếu chuyên nghiệp, nội dung quá đơn giản, không được chuẩn bị kỹ lưỡng, thể hiện một sự đầu tư thấp và thiếu hiệu quả. Trong các buổi hội thảo này hình ảnh của công ty chưa thực sự được coi là yếu tố chủ đạo, là cốt lõi, là mục đích chính. Những buổi hội thảo này được tổ chức một cách khá tẻ nhạt, nội dung đơn điệu và không thu hút được sự chú ý của những người tham dự. Và một điều tất yếu là những hoạt động như thế không thể giúp công ty có thể đưa thương hiệu của mình vào tâm trí khách hàng.
III. Đánh giá kết quả xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty CPVTBVTV Hà Nội thời gian qua
3.1. Vị trí sản phẩm của công ty trên thị trường
Mặc dù là một công ty còn khá non trẻ với các nguồn lực hạn chế song qua một số năm hoạt động trên thị trường công ty VTBVTV Hà Nội đã phần nào có được vị trí nhất định trên thị trường. Sản phẩm của công ty đã được phân phối rộng rãi trên thị trường cả nước. Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội thì các chi nhánh của công ty tại Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh cũng đang làm ăn khá phát đạt.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là những thành công bước đầu. Trên thực tế trên th

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top