Download miễn phí Xây dựng và quản lý ngân hàng đề thi trắc nghiệm trên Web trên mạng theo công nghệ JSP
PHẦN I : GIỚI THIỆU VÀ PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI 3
I .Nội dung đề tài 3
II .Yêu cầu của đề tài 3
III . Giải quyết các yêu cầu của đề tài 4
1. Networking 4
1.2. Mô hình mạng TCP/IP 6
2. Các mô hình cơ sở dữ liệu 10
2.1. Mô hình cơ sở dữ liệu tập trung (Centralized database model): 10
2.2. Mô hình cơ sở dữ liệu theo kiểu file-server (File- server database model) 11
2.3. Mô hình xử lý từng phần cơ sở dữ liệu (Database extract processing model): 11
2.4. Mô hình cơ sở dữ liệu Client/Server (Client/Server database model): 12
2.5. Distributed database model (Mô hình cơ sở dữ liệu phân tán) 14
3. Sử dụng JDBC để tạo và truy xuất cơ sở dữ liệu 15
3.1 Thế nào là một cơ sở dữ liệu (Database)? 15
3.2 Lấy dữ liệu ra từ cơ sở dữ liệu 16
3.3 ODBC (Object Database Connectivity) 16
3.4 JDBC là gì? 17
3.5 Cấu trúc JDBC 17
3.6 ODBC và JDBC 18
3.7 Các kiểu của JDBC driver 19
3.8 Sử dụng JDBC Driver 19
4. Tổ chức cơ sở dữ liệu: 23
5. Chức năng chính của các User sử dụng hệ thống 26
PHÇN II: GIÍI THIÖU C«NG CÔ 28
I. Khái niệm về JRUN: 28
II.Cài đặt JRUN: 28
1.Cài đặt JDK1.3: 28
2.Cài đặt JRUN Web Server: 28
3.Cấu hình quản trị Web Server trong JRUN: 30
3.1.Cấu hình JRUN Default Web Server: 30
3.2.Sử dụng bộ hộ trỡ kết nối (JRUN Connector Wizard): 30
4.Cấu hình và tạo ứng dụng web (Web Application): 32
4.1.Tạo mới ứng dụng Web: 32
4.2Xoá một ứng dụng web: 33
4.3.cập nhật một ứng dụng web: 34
PHẦN III : PHÂN TÍCH THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH 36
I. Các user sử dụng hệ thống và chức năng của các user 36
1.Các user sử dụng hệ thống: 36
2.Sơ đồ mô tả chức năng của các user: 37
2.1. Người quản trị mạng (Administrator): 37
2.2. Giáo viên người ra đề thi: 38
2.3. Sinh viên (người thi): 38
II. Phân tích thiết kế hệ thống về chức năng: 39
1.Biểu đồ phân cấp chức năng: 39
2.Biểu đồ luồng dữ liệu: 39
2.1.Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh: 39
2.2.Biểu đồ luồng dữ liệu mức một: 40
2.3.Biểu đồ luồng dữ liệu mức 2: 40
II. Phân tích thiết kế hệ thống về dữ liệu: 42
1.Mô hình thực thể liên kết: 42
III.Quá trình thực hiên các chức năng của các user 45
1 . Các chức năng của Admin 45
1.1 Admin login ra vào hệ thống 45
1.2 Admin đăng ký người dùng 45
1.3 Admin thay đổi thông tin người dùng . 46
1.4 Admin tạo report 47
2. Các chức năng của giáo viên 48
2.1 Giáo viên đăng nhập vào hệ thống 48
2.2 Giáo viên thay đổi thông tin 48
2.3 Giáo viên soạn câu hỏi thi 49
2.4 Giáo viên xem kết quả thi 50
2.5 Giáo viên thêm môn thi . 51
3. Các chức năng của sinh viên 51
3.1 Sinh viên đăng nhập vào hệ thống 51
3.2 Sinh viên thay đổi thông tin 52
3.3 Sinh viên thi 53
3.4 Sinh viên xem kết quả thi 53
4 . Tìm kiếm. 54
5. Những trang JSP có trong chương trình: 55
KẾT LUẬN 56
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2015-10-11-xay_dung_va_quan_ly_ngan_hang_de_thi_trac_nghiem_tren_web_tr_0urF0JuIhd.png /tai-lieu/xay-dung-va-quan-ly-ngan-hang-de-thi-trac-nghiem-tren-web-tren-mang-theo-cong-nghe-jsp-86829/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
* Phần mềm Front- end software được chia thành các loại sau:
End user database software: Phần mềm cơ sở dữ liệu này có thể được thực hiện bởi người sử dụng cuối trên hệ thống của họ để truy nhập các cơ sở dữ liệu cục bộ nhỏ cũng như kết nối với các cơ sở dữ liệu lớn hơn trên cơ sở dữ liệu Server.
Simple query and reporting software: Phần mềm này được thiết kế để cung cấp các công cụ dễ dung hơn trong việc lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu và tạo báo cáo đơn giản từ cơ sở dữ liệu đã có.
Data analysis software: Phần mềm này cung cấp các hàm vể tìm kiếm, khôi phục, chúng có thể cung cấp các phân tích phức tạp cho người dung.
Application development tools: Các công cụ này cung cấp các khả năng về ngôn ngữ mà các nhân viên hệ thống thông tin chuyên nghiệp sử dụng để xây dựng các ứng dụng cơ sở dữ liệu của họ. Các công cụ ở đây bao gồm các công cụ về thông dịch, biên dịch đơn đến các công cụ CASE (Computer Aided Software Engineering), chúng tự động tất cả các bước trong quá trình phát triển ứng dụng và sinh ra chương trình cho các ứng dụng cơ sở dữ liệu.
Database administration Tools: Các công cụ này cho phép người quản trị cơ sở dữ liệu sử dụng máy tính cá nhân hay trạm làm việc để thực hiện việc quản trị cơ sở dữ liệu như định nghĩa các cơ sở dữ liệu, thực hiện lưu trũ hay phục hồi.
* Back- end software: Phần mềm này bao gồm phần mềm cơ sở dữ liệu Client/Server và phần mềm mạng chạy trên máy đóng vai trò là Server cơ sở dữ liệu.
2.5. Distributed database model (Mô hình cơ sở dữ liệu phân tán)
Cả hai mô hình File- Server và Client/Server đều giả định là dữ liệu nằm trên một bộ xử lý và chương trình ứng dụng truy nhập dữ liệu nằm trên một máy khác, còn mô hình cơ sở dữ liệu phân tán lại giả định bản thân cơ sở dữ liệu có ở trên nhiều máy khác nhau.
Qua các mô hình cơ sở dữ liệu trên, dễ thấy mô hình Client/Server là mô hình phù hợp các yêu cầu đặt ra nhất. Vấn đề ở đây là chúng ta sẽ hiện thực mô hình này bằng ngôn ngữ gì và hiện thực như thế nào. Các ngôn ngữ lập trình có thể xây dựng những giao diện đẹp và thuận tiện thì thường không có cơ sở dữ kiệu tốt đi kèm, và thường hạn chế khả năng khi sử dụng trên mạng diện rộng. Các phần mềm về cơ sở dữ liệu có thể sử dụng mô hình Client/Server thì thường đòi hỏi có tính chuyên nghiệp cao. Và hầu hết các biện pháp này thì đều có nhược điểm là phải có sự cài đặt trên máy đơn trước khi móc nối với Server. Với công nghệ JSP, chúng ta không cần có bất cứ một sự cài đặt nào mà vẫn sử dụng được các chức năng của chương trình (với điều kiện và có 1 trình duyệt Web và máy tính đã được nối mạng). JSP truy xuất cơ sở dữ liệu dựa vào trình truy xuất JPBC theo chuẩn java do chức năng mạng là được cung cấp sẵn nên Java có thể dung trên mạng Internet dễ dàng. Với chức năng độc lập nền, người sử dụng không phải e ngại việc phần mềm không tương thích với hệ điều hành của mình. Đặc biệt là Java có thể kết nối với hầu hết cơ sở dữ liệu chuẩn của các hang phần mềm thông qua JDBC, vì vậy cơ sở dữ liệu của hệ thống có thể xây dựng bằng hệ cơ sở dữ liệu chuẩn, chẳng hạn Oracle để quản lý dữ liệu một cách chặt chẽ (Ở đây chúng ta sẽ dung cơ sở dữ liệu là MS Access trong môi trường Windows 9x). Mô hình quản lý ngân hàng đề thi trắc nghiệm được xây dựng dựa theo mô hình Three- tier như hình II.2.5
Security login
Encryption
CLIENT
Encryption
CLIENT
Encryption
CLIENT
Encryption
Application Server
Hình II.2.5 Three-tier system structure
Client: là một chương trình chạy các trang JSP thông qua trình duyệt web để kết nối và gửi các yêu cầu đến server.
Server: là một chương trình chạy dưới dạng Application, có nhiệm vụ lắng nghe, phục vụ các yêu cầu từ Client, trả kết quả về cho Client và là cầu nối trung gian tới cơ sở dữ liệu.
Database Server: là phần cơ sở dữ liệu của hệ thống dung để lưu trữ tất cả các dữ liệu liên quan đến hệ thống. Ta sẽ sử dụng Access để tạo ra các cơ sở dữ liệu và kết nối với Server.
Tất cả các dữ liệu chuẩn đều được lưu trên máy Server (máy chủ), việc kết nối, truy xuất cơ sỏ dữ liệu thông qua JDBC
3. Sử dụng JDBC để tạo và truy xuất cơ sở dữ liệu
Thế nào là một cơ sở dữ liệu (Database)?
Cơ sở dữ liệu là một tập hợp các dữ liệu có liên hệ với nhau được tổ chức và lưu trữ lại trên các thiết bị trữ tin. Nó cho phép nhiều người sử dụng, nhiều chương trình ứng dụng với các mục đích khác nhau đồng thời truy cập và khai thác.
Dữ liệu vào
Dữ liệu vào
Dữ liệu Lưu trữ
Xử lý
Hình 1
3.2 Lấy dữ liệu ra từ cơ sở dữ liệu
SQL (Structure Query Language) là ngôn ngữ chuẩn về xử lý dữ liệu được ANSI và ISO thừa nhận. Hiện nay hầu hết các hệ cơ sở dữ liệu đều hỗ trợ SQL. SQL là ngôn ngữ phi thủ tục (non procedure language): ta chỉ cần yêu cầu máy tính đưa ra những gì mà không cần biết máy tính làm như thế nào. Người sử dụng chỉ cần đưa ra một lệnh SQL sau đó hệ cơ sở dữ liệu sẽ phân tích, xử lý lệnh này và trả về kết quả người sử dụng (người sử dụng không cần lập trình). Vì vậy SQL trợ giúp rất đắc lực cho việc xuất dữ liệu, thống kê, tổng hợp, hay nói khác đi SQL làm tăng khả năng giao tiếp giữa người và máy. SQL chuẩn thường cung cấp them một số chức năng khác, cho nên về cơ bản SQL giống nhau ở tất các hệ cơ sở dữ liệu nhưng mỗi hệ cơ sở dữ liệu thì nó có những điểm riêng cho SQL của nó.
3.3 ODBC (Object Database Connectivity)
ODBC có nhiệm vụ trả lời cho sự kết nối tới những cơ sở dữ liệu trong Windows được phát hành năm 1992 bởi Microsoft. ODBC cho phép phát triển và một phiên bản khác được phổ biến năm 1994 nhanh hơn và ổn định hơn, nó cũng là phiên bản 32bits đầu tiên. Thêm vào đó, ODBC bắt đầu di chuyển những nền khác hơn Windows và trở nên hoàn toàn thâm nhập vào PC và thế giới workstation. ODBC driver được cung cấp gần như bởi mỗi database vendor chủ yếu. Nhiều database vendor xác minh ODBC như một “alternate interface” cho tiêu chuẩn của chúng và chương trình trong ODBC không thông thường. Nó hầu như giống những những chương trình Windows khác, gồm những yếu điểm và những sự lựa chọn làm cho nó khó học. Cuối cùng ODBC không phải là một tiêu chuẩn điều khiển độc lập. Nó phát triển và tiến hoá bởi Microsoft, đưa ra môi trường phần mềm cạnh tranh cao chúng ta làm việc làm cho tương lai của nó mạnh hơn dự đoán.
3.4 JDBC là gì?
JDBC là một object- oriented bao bọc và phác thảo lại của ODBC API để rất dễ hơn cho việc học và sử dụng và nó cho phép ta viết code độc lập để chất vấn (query) và thao tác những cơ sở dữ liệu. Mục đích chính của JDBC là kết nối chặt chẽ chương trình java với cơ sở dữ liệu. Java đinh nghĩa mọi hướng cho việc nhận dữ liệu của application và applet driver của JDBC cấp thấp tiến hành việc chuyển cơ sở dữ liệu riêng biệt đến giao diện JDBC cấp cao hơn, giao diện này được sử dụng bởi người phát triển và không cần e sợ về cú pháp cơ sở dữ liệu đặc trưng khi tiến hành kết nối và query những cơ sở dữ liệu khác nhau. Những lớp ...