Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Lý luận và phương pháp dạy học (bộ môn Sinh học) -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về bản đồ khái niệm (BĐKN) trong dạy học. Điều tra thực trạng dạy và học khái niệm Sinh học ở trường THPT. Nghiên cứu khả năng ứng dụng của phần mềm Cmap Tools trong dạy học Sinh học, cụ thể hóa quy trình xây dựng BĐKN bằng phần mềm để xây dựng hệ thống BĐKN ở chương Cơ chế di truyền và biến dị. Đề xuất phương pháp sử dụng BĐKN để dạy học chương Cơ chế di truyền và biến dị ở trường THPT. Thiết kế giáo án mẫu có sử dụng BĐKN cho chương Cơ chế di truyền và biến dị rồi đưa vào thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả và tính khả thi của đề tài
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ tính cấp thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học trong
trường phổ thông hiện nay
Với sự phát triển mạnh mẽ khoa học - công nghệ trở thành động lực cơ
bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục là nền tảng của sự phát triển
khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội
hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần
trách nhiệm và năng lực của các thế hệ hiện nay và mai sau.
Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Bối cảnh trên tạo
nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo
dục, xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống
giáo dục. Trong đó phương pháp dạy học là khâu rất quan trọng bởi lẽ phương
pháp dạy học có hợp lý thì hiệu quả của việc dạy học mới cao, phương pháp có
phù hợp thì mới có thể phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của người học.
Bởi vậy, việc đổi mới giáo dục trước hết là việc đổi mới phương pháp dạy học.
Hiện nay, xu thế chung của việc đổi mới phương pháp dạy học là sử dụng các
phương pháp dạy học có nhiều tiềm năng phát huy cao độ tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của người học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
đã trở thành một công cụ hữu ích.
1.2. Xuất phát từ tầm quan trọng của dạy học khái niệm trong dạy học Sinh
học ở trường phổ thông
Mọi đặc điểm của sự vật, hiện tượng đều được diễn đạt dưới dạng KN.
Sự nhận thức mới cũng như nhận thức lại đều được bắt nguồn từ KN. Có thể
nói kiến thức KN được coi là một trong những nội dung quan trọng nhất của
mỗi môn học, cũng như vậy hệ thống KN sinh học là nền tảng của toàn bộ
chương trình sinh học. Việc giúp cho HS nắm được hệ thống KN sinh học là
khâu cần thiết đầu tiên, là cơ sở để HS tìm hiểu, nhận thức được các kiến thức
quy luật. Từ đó, phát triển tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa,
trừu tượng hóa…giúp học sinh có thể nắm vững và vận dụng được kiến thức,
góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho HS.
1.3. Xuất phát từ thực trạng dạy và học bộ môn Sinh học ở trường phổ
thông hiện nay
Việc đổi mới phương pháp dạy và học, trong đó có DH KN Sinh học còn
chưa thực sự đem lại hiệu quả cao. HS học KN Sinh học chủ yếu vẫn dừng ở
mức học thuộc lòng để nhận diện KN, học sinh chưa thực sự nắm được cốt lõi
của KN và do vậy khó có thể sử dụng các KN đó để lĩnh hội các tri thức khác.
GV giảng dạy môn Sinh học cũng chưa có nhận thức đầy đủ về vai trò của KN
trong quá trình hình thành nhận thức và phát triển nhân cách cho HS, dẫn tới
việc dạy KN còn qua loa, đại khái và gặp nhiều sai sót. Điều đó làm cho học
sinh lúng túng khi vận dụng vào các bài tập, giải quyết các tình huống trong
thực tiễn đời sống.
1.4. Xuất phát từ ưu điểm của bản đồ khái niệm (BĐKN)
KN vừa là kết quả vừa là phương tiện của tư duy. BĐKN là công cụ đồ
thị để sắp xếp và tổ chức kiến thức một cách khoa học và có hệ thống. Một
trong những lí do khiến bản đồ khái niệm tạo thuận lợi cho việc học hiểu là nó
có tác dụng như một loại khuôn mẫu để giúp sắp xếp và cấu trúc kiến thức,
mặc dù cấu trúc đó bao gồm các khái niệm hay mệnh đề tác động qua lại nhau.
BĐKN có thể được sử dụng trong các khâu khác nhau của quá trình DH như
dạy kiến thức mới, ôn tập, kiểm tra, đánh giá… Có nhiều cách để xây dựng
BĐKN, một trong những phương pháp có hiệu quả cao là sử dụng phần mềm
Cmap tools.
1.5. Xuất phát từ nội dung kiến thức chương “Cơ chế di truyền và biến dị”
Sinh học 12 THPT
Chương “Cơ chế di truyền và biến dị” là một chương quan trọng trong
chương trình Sinh học 12, bao gồm hệ thống các khái niệm cơ bản có mối quan
hệ rất chặt chẽ với nhau. Do đó, việc thực hiện xây dựng bản đồ khái niệm
trong phần này là rất hữu ích cho quá trình dạy học.
3
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tui chọn đề tài “Xây dựng và sử
dụng bản đồ khái niệm trong dạy học chương Cơ chế di truyền và biến dị,
Sinh học 12 THPT với sự hỗ trợ của phần mềm Cmap Tools”.
2. Lược sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Trên thế giới
Bản đồ khái niệm được phát triển năm 1972 trong khoá học thuộc chương
trình nghiên cứu của Novak tại trường Đại học Cornell (Hoa Kỳ). BĐKN được
trình bày bằng sơ đồ những KN và mối quan hệ của chúng, giúp sinh viên tổ chức
thông tin về các KN khoa học theo logic tạo thuận lợi cho việc học. BĐKN dựa
trên tiền đề là các KN không tồn tại riêng biệt mà có quan hệ với những KN khác.
Từ đó việc sử dụng bản đồ khái niệm như là một chiến lược giảng dạy lần đầu
tiên được phát triển bởi Novak JD vào năm 1980. [23]
Nhiều nước trên thế giới đã có các tác giả và nhóm tác giả nghiên cứu
bản đồ khái niệm và ứng dụng vào dạy học. Năm 1995, Edmondson đã nghiên
cứu ứng dụng bản đồ khái niệm trong việc xây dựng chương trình môn học.
Cũng trong năm đó Soyibo đã nghiên cứu sử dụng bản đồ khái niệm để so sánh
nội dung kiến thức trong các sách giáo khoa sinh học. Shavelson (1996),
Hibberd; Jones và Morris (2002) đã nghiên cứu xây dựng các dạng bản đồ khái
niệm của các môn khoa học. Năm 2003, Derbentseva và Canas (2003) đã
nghiên cứu bản đồ khái niệm dạng chu kì và xác định hiệu quả của chúng trong
việc kích thích tư duy của học sinh.
Về tình hình nghiên cứu và sử dụng BĐKN trong DH sinh học:
Các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục
đã tìm cách ứng dụng BĐKN vào nghiên cứu cũng như hoạt động giảng dạy
môn sinh học. Trong giảng dạy sinh học, BĐKN thường sử dụng là dạng mạng
lưới (spider chart) hay biểu đồ dạng dòng chảy (flow diagram), trong đó ứng
dụng có hiệu quả nhất của BĐKN trong việc giảng DH tập là cách tổ chức thứ
bậc trong cấu trúc (J.D Novak, 1980). Soyibo (1995), đã nghiên cứu sử dụng
BĐKN để so sánh nội dung kiến thức trong SGK sinh học. Năm 1999, Bahar
và cộng sự cho đề kiểm tra là dựa vào các từ cho sẵn để vẽ bản đồ kiến thức về
các lĩnh vực cơ bản của di truyền học dành cho sinh viên năm đầu tiên ngành
Sinh học. Kết quả nghiên cứu của Bahar cho thấy đa số sinh viên có thể tạo
được bản đồ với khoảng mười từ chìa khóa. Theo Ian M. Kinchin (2000),
BĐKN là công cụ hỗ trợ cho DH sinh học vì vậy việc ứng dụng là rất cần thiết
[22]. Trong đề tài nghiên cứu “Concept Maps: A Tool for Use in Biology
Teaching” Stewart, James và cộng sự đã khái quát một số hình thức sử dụng
BĐKN trong DHKN sinh học, với hai mô hình cụ thể sử dụng BĐKN để dạy
di truyền và sinh thái học. Các tác giả Firas Corri & Radwan O. AL-Abed,
(2008) trong tài liệu “Using concept maps Action research” nhận định BĐKN
cũng giúp GV kiểm tra được kiến thức của HS qua việc xây dựng cấu trúc bản
đồ, nắm bắt các mối liên kết cũng như tạo ra các liên kết mới một cách phù
hợp với chủ đề đang nghiên cứu. Bằng cách như vậy, sử dụng thành thạo
BĐKN cũng giúp người học có thể tự đánh giá được kiến thức của mình trong
lĩnh vực môn học.
2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, BĐKN mới được nghiên cứu trong những năm gần đây.
Việc sử dụng BĐKN trong dạy học mới bước đầu được nghiên cứu bởi một số
ít tác giả. Ví dụ, Đại học Cần Thơ đã đưa BĐKN vào dạy học. Một số chương
trình giáo dục nước ngoài tại nước ta cũng sử dụng BĐKN như chương trình
Intel tại Việt Nam.
Năm 2008, Tác giả Phan Đức Duy, trường Đại học sư phạm Huế đã
nghiên cứu bản đồ khái niệm trong dạy học sinh học bậc trung học phổ thông,
được trình bày ở Kỷ yếu hội thảo khoa học dạy học sinh học ở trường phổ
thông theo chương trình và sách giáo khoa mới, nhà xuất bản Nghệ An 2008
[6]. Cũng trong năm 2008, trong luận văn thạc sĩ với đề tài “Dạy học khái niệm
sinh học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh” (Đại học
Quốc gia Hà Nội), Đặng Thị Quỳnh Hương đã nghiên cứu về lý thuyết Graph
và lý thuyết BĐKN để vận dụng vào xây dựng BĐKN. Năm 2009, Tác giả
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Luận văn ThS. Lý luận và phương pháp dạy học (bộ môn Sinh học) -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về bản đồ khái niệm (BĐKN) trong dạy học. Điều tra thực trạng dạy và học khái niệm Sinh học ở trường THPT. Nghiên cứu khả năng ứng dụng của phần mềm Cmap Tools trong dạy học Sinh học, cụ thể hóa quy trình xây dựng BĐKN bằng phần mềm để xây dựng hệ thống BĐKN ở chương Cơ chế di truyền và biến dị. Đề xuất phương pháp sử dụng BĐKN để dạy học chương Cơ chế di truyền và biến dị ở trường THPT. Thiết kế giáo án mẫu có sử dụng BĐKN cho chương Cơ chế di truyền và biến dị rồi đưa vào thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả và tính khả thi của đề tài
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ tính cấp thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học trong
trường phổ thông hiện nay
Với sự phát triển mạnh mẽ khoa học - công nghệ trở thành động lực cơ
bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục là nền tảng của sự phát triển
khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội
hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần
trách nhiệm và năng lực của các thế hệ hiện nay và mai sau.
Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Bối cảnh trên tạo
nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo
dục, xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống
giáo dục. Trong đó phương pháp dạy học là khâu rất quan trọng bởi lẽ phương
pháp dạy học có hợp lý thì hiệu quả của việc dạy học mới cao, phương pháp có
phù hợp thì mới có thể phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của người học.
Bởi vậy, việc đổi mới giáo dục trước hết là việc đổi mới phương pháp dạy học.
Hiện nay, xu thế chung của việc đổi mới phương pháp dạy học là sử dụng các
phương pháp dạy học có nhiều tiềm năng phát huy cao độ tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của người học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
đã trở thành một công cụ hữu ích.
1.2. Xuất phát từ tầm quan trọng của dạy học khái niệm trong dạy học Sinh
học ở trường phổ thông
Mọi đặc điểm của sự vật, hiện tượng đều được diễn đạt dưới dạng KN.
Sự nhận thức mới cũng như nhận thức lại đều được bắt nguồn từ KN. Có thể
nói kiến thức KN được coi là một trong những nội dung quan trọng nhất của
mỗi môn học, cũng như vậy hệ thống KN sinh học là nền tảng của toàn bộ
chương trình sinh học. Việc giúp cho HS nắm được hệ thống KN sinh học là
khâu cần thiết đầu tiên, là cơ sở để HS tìm hiểu, nhận thức được các kiến thức
quy luật. Từ đó, phát triển tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa,
trừu tượng hóa…giúp học sinh có thể nắm vững và vận dụng được kiến thức,
góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho HS.
1.3. Xuất phát từ thực trạng dạy và học bộ môn Sinh học ở trường phổ
thông hiện nay
Việc đổi mới phương pháp dạy và học, trong đó có DH KN Sinh học còn
chưa thực sự đem lại hiệu quả cao. HS học KN Sinh học chủ yếu vẫn dừng ở
mức học thuộc lòng để nhận diện KN, học sinh chưa thực sự nắm được cốt lõi
của KN và do vậy khó có thể sử dụng các KN đó để lĩnh hội các tri thức khác.
GV giảng dạy môn Sinh học cũng chưa có nhận thức đầy đủ về vai trò của KN
trong quá trình hình thành nhận thức và phát triển nhân cách cho HS, dẫn tới
việc dạy KN còn qua loa, đại khái và gặp nhiều sai sót. Điều đó làm cho học
sinh lúng túng khi vận dụng vào các bài tập, giải quyết các tình huống trong
thực tiễn đời sống.
1.4. Xuất phát từ ưu điểm của bản đồ khái niệm (BĐKN)
KN vừa là kết quả vừa là phương tiện của tư duy. BĐKN là công cụ đồ
thị để sắp xếp và tổ chức kiến thức một cách khoa học và có hệ thống. Một
trong những lí do khiến bản đồ khái niệm tạo thuận lợi cho việc học hiểu là nó
có tác dụng như một loại khuôn mẫu để giúp sắp xếp và cấu trúc kiến thức,
mặc dù cấu trúc đó bao gồm các khái niệm hay mệnh đề tác động qua lại nhau.
BĐKN có thể được sử dụng trong các khâu khác nhau của quá trình DH như
dạy kiến thức mới, ôn tập, kiểm tra, đánh giá… Có nhiều cách để xây dựng
BĐKN, một trong những phương pháp có hiệu quả cao là sử dụng phần mềm
Cmap tools.
1.5. Xuất phát từ nội dung kiến thức chương “Cơ chế di truyền và biến dị”
Sinh học 12 THPT
Chương “Cơ chế di truyền và biến dị” là một chương quan trọng trong
chương trình Sinh học 12, bao gồm hệ thống các khái niệm cơ bản có mối quan
hệ rất chặt chẽ với nhau. Do đó, việc thực hiện xây dựng bản đồ khái niệm
trong phần này là rất hữu ích cho quá trình dạy học.
3
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tui chọn đề tài “Xây dựng và sử
dụng bản đồ khái niệm trong dạy học chương Cơ chế di truyền và biến dị,
Sinh học 12 THPT với sự hỗ trợ của phần mềm Cmap Tools”.
2. Lược sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Trên thế giới
Bản đồ khái niệm được phát triển năm 1972 trong khoá học thuộc chương
trình nghiên cứu của Novak tại trường Đại học Cornell (Hoa Kỳ). BĐKN được
trình bày bằng sơ đồ những KN và mối quan hệ của chúng, giúp sinh viên tổ chức
thông tin về các KN khoa học theo logic tạo thuận lợi cho việc học. BĐKN dựa
trên tiền đề là các KN không tồn tại riêng biệt mà có quan hệ với những KN khác.
Từ đó việc sử dụng bản đồ khái niệm như là một chiến lược giảng dạy lần đầu
tiên được phát triển bởi Novak JD vào năm 1980. [23]
Nhiều nước trên thế giới đã có các tác giả và nhóm tác giả nghiên cứu
bản đồ khái niệm và ứng dụng vào dạy học. Năm 1995, Edmondson đã nghiên
cứu ứng dụng bản đồ khái niệm trong việc xây dựng chương trình môn học.
Cũng trong năm đó Soyibo đã nghiên cứu sử dụng bản đồ khái niệm để so sánh
nội dung kiến thức trong các sách giáo khoa sinh học. Shavelson (1996),
Hibberd; Jones và Morris (2002) đã nghiên cứu xây dựng các dạng bản đồ khái
niệm của các môn khoa học. Năm 2003, Derbentseva và Canas (2003) đã
nghiên cứu bản đồ khái niệm dạng chu kì và xác định hiệu quả của chúng trong
việc kích thích tư duy của học sinh.
Về tình hình nghiên cứu và sử dụng BĐKN trong DH sinh học:
Các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục
đã tìm cách ứng dụng BĐKN vào nghiên cứu cũng như hoạt động giảng dạy
môn sinh học. Trong giảng dạy sinh học, BĐKN thường sử dụng là dạng mạng
lưới (spider chart) hay biểu đồ dạng dòng chảy (flow diagram), trong đó ứng
dụng có hiệu quả nhất của BĐKN trong việc giảng DH tập là cách tổ chức thứ
bậc trong cấu trúc (J.D Novak, 1980). Soyibo (1995), đã nghiên cứu sử dụng
BĐKN để so sánh nội dung kiến thức trong SGK sinh học. Năm 1999, Bahar
và cộng sự cho đề kiểm tra là dựa vào các từ cho sẵn để vẽ bản đồ kiến thức về
các lĩnh vực cơ bản của di truyền học dành cho sinh viên năm đầu tiên ngành
Sinh học. Kết quả nghiên cứu của Bahar cho thấy đa số sinh viên có thể tạo
được bản đồ với khoảng mười từ chìa khóa. Theo Ian M. Kinchin (2000),
BĐKN là công cụ hỗ trợ cho DH sinh học vì vậy việc ứng dụng là rất cần thiết
[22]. Trong đề tài nghiên cứu “Concept Maps: A Tool for Use in Biology
Teaching” Stewart, James và cộng sự đã khái quát một số hình thức sử dụng
BĐKN trong DHKN sinh học, với hai mô hình cụ thể sử dụng BĐKN để dạy
di truyền và sinh thái học. Các tác giả Firas Corri & Radwan O. AL-Abed,
(2008) trong tài liệu “Using concept maps Action research” nhận định BĐKN
cũng giúp GV kiểm tra được kiến thức của HS qua việc xây dựng cấu trúc bản
đồ, nắm bắt các mối liên kết cũng như tạo ra các liên kết mới một cách phù
hợp với chủ đề đang nghiên cứu. Bằng cách như vậy, sử dụng thành thạo
BĐKN cũng giúp người học có thể tự đánh giá được kiến thức của mình trong
lĩnh vực môn học.
2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, BĐKN mới được nghiên cứu trong những năm gần đây.
Việc sử dụng BĐKN trong dạy học mới bước đầu được nghiên cứu bởi một số
ít tác giả. Ví dụ, Đại học Cần Thơ đã đưa BĐKN vào dạy học. Một số chương
trình giáo dục nước ngoài tại nước ta cũng sử dụng BĐKN như chương trình
Intel tại Việt Nam.
Năm 2008, Tác giả Phan Đức Duy, trường Đại học sư phạm Huế đã
nghiên cứu bản đồ khái niệm trong dạy học sinh học bậc trung học phổ thông,
được trình bày ở Kỷ yếu hội thảo khoa học dạy học sinh học ở trường phổ
thông theo chương trình và sách giáo khoa mới, nhà xuất bản Nghệ An 2008
[6]. Cũng trong năm 2008, trong luận văn thạc sĩ với đề tài “Dạy học khái niệm
sinh học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh” (Đại học
Quốc gia Hà Nội), Đặng Thị Quỳnh Hương đã nghiên cứu về lý thuyết Graph
và lý thuyết BĐKN để vận dụng vào xây dựng BĐKN. Năm 2009, Tác giả
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links