Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.
Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi đất nước ta phải đổi mới để có thể đáp ứng được nhu cầu của thời đại; đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới đồng bộ cả mục đích, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học.Trong đó đổi mới về phương pháp dạy học là đặc biệt quan trọng.
Giải bài tập vật lí (BTVL) là một trong các phương pháp dạy học đã được xác định từ lâu và giành được sự quan tâm tất yếu của mọi giáo viên phổ thông.
Việc giải bài tập hình thành kiến thức mới giúp học sinh củng cố kiến thức đã học, vận dụng những kiến thức đã học phát hiện ra kiến thức mới, góp phần phát triển tư duy và năng lực sáng tạo. Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống bài tập hình thành kiến thức mới trong trường trung học phổ thông (THPT) hiện chưa được nhiều người quan tâm.
Trong chương trình vật lí 11 THPT, chương “Điện tích, Điện trường” là một chương rất quan trọng bởi nó cung cấp những kiến thức ban đầu của phần điện, từ trường để học sinh nghiên cứu các phần sau.
Xuất phát từ đó, chúng tui đã nghiên cứu đề tài “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm hình thành kiến thức mới trong dạy học chương 1: Điện tích, điện trường của học sinh lớp 11 THPT”.
2.Mục đích nghiên cứu.
Xây dựng hệ thống bài tập chương 1: “Điện tích, Điện trường” và đề ra cách sử dụng nó trong việc hình thành kiến thức, mới góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn vật lí 11 THPT.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Nghiên cứu lý luận về BTVL trong dạy học ở THPT
3.2.Điều tra thực trạng dạy học bài tập chương 1 “Điện tích, Điện trường” của giáo viên và học sinh lớp 11THPT.
3.3. Xác định mức độ yêu cầu nắm vững chương 1 “Điện tích, Điện trường”.
3.4. Xây dựng hệ thống bài tập nhằm hình thành kiến thức mới trong dạy học chương 1 “Điện tích, Điện trường” và đề ra cách sử dụng nó nhằm nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở lớp 11 THPT ban khoa học tự nhiên.
4. Đối tượng nghiên cứu.
Hoạt động dạy học BTVL nhằm hình thành kiến thức mới của giáo viên và học sinh lớp 11 THPT ban khoa học tự nhiên.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Trong luận văn, chúng tui sử dụng phối hợp hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu lý luận và điều tra cơ bản dưới hình thức dự giờ, trò chuyện với giáo viên và học sinh.
PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ BTVL
1.1 Quan niệm về BTVL.
Trong các định nghĩa về BTVL, nhiều nhà nghiên cứu và giáo viên hay dùng định nghĩa của X.E cammenetxki, V.P.Ôrekhôv như sau:
Trong thực tế dạy học, BTVL là một vấn đề không lớn mà trong một số trường hợp tổng quát được giải quyết nhờ suy luận logic những phép toán và những thí nghiệm trên cơ sở phương pháp thực nghiệm.
Trong tài liệu về phương pháp dạy học, BTVL là những bài luyện tập được lựa chọn phù hợp với mục đích nghiên cứu các hiện tượng vật lý nhằm hình thành kỹ năng phát triển tử duy vật lý của học sinh và hình thành các kĩ năng vận dụng của họ vào thực tiễn.
Hiểu theo nghĩa rộng thì BTVL là bát kì vấn đề nào xuất hiện trong quá trình nghiên cứu sách giáo khoa vật lý ở các giờ học trên lớp. Hay nói một cách khác sự tư duy định hướng một cách tích cực đến một vấn đề nào đó luôn là việc giải bài tập.
Từ các điều trên có nhận xét BTVL có hai chức năng chủ yếu là vận dụng kiến thức cũ và hình thành kiến thức mới.
1.2. Tác dụng chủ yếu của BTVL trong dạy học
1.2.1 Hình thành và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận dụng vào thực tiễn.
1.2.2. Hình thành kiến thức mới:
- Kiến thức mới là kiến thức học sinh chưa biết chính xác là những kiến thức cho ta những hiểu biết mới về kiến thức đã học. Phương pháp hành động đã sử dụng hay cho thấy rõ giới hạn của nó.
- Các BTVL hình thành kiến thức mới tuân theo một số yêu cầu sau:
+ Bài tập có chứa vấn đề cần giải quyết và vừa sức học sinh.
+ Bài tập phải chứa đựng yếu tố mới mà để giải quyết nó học sinh phải tìm câu trả lời từ thiên nhiên.
+ Mỗi bài tập phải chú ý tới các mặt
- Tình huống đưa ra bài tập
- Nội dung bài tập
- cách giải
- Kết luận để từ đó rút ra kiến thức mới
+ Việc giải bài tập trong từng tiết học phải đảm bảo thời gian do chương trình quy định, đảm bảo học sinh chiếm lĩnh được kiến thức mới trong tiết học.
1.2.3. Ôn tập kiến thức đã học, củng cố những kiến thức cơ bản của bài giải
1.2.4. Phát triển tư duy vật lý của học sinh phổ thông
1.2.5. Kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo.
1.2.6. Giáo dục tư tưởng, đạo đức, kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp học sinh.
1.3. Phân loại BTVL
Có nhiều cách phân loại BTVL theo nhiều dấu hiệu khác nhau trong đó có hai cách phổ biến sau:
1.3.1. Theo nội dung BTVL đưcợ phân chia theo các dấu hiệu tài liệu vật lý, nội dung trừu tượng hay cụ thể theo nội dung lịch sử, theo tính chất vật lý, theo nội dung thực tế kĩ thuật và theo tính chất giả tạo của các sự kiện.
1.3.2. Theo cách giải, BTVL được chia làm bốn loại: Bài tập định tính (hay bài tập câu hỏi, bài tập lĩnh hội, bài tập lôgic); bài tập định lượng (hay bài tập tính toán); bài tập thí nghiệm; bài tập đồ thị.
Hiện nay chưa có mật độ sự thống nhất về tiêu chuẩn phân loại, bởi vì trong bất cứ loại bài tập nào cũng có một vài yếu tố của bài tập khác.
1.4. Nguyên tắc lựa chọn hệ thống bài tập cho mỗi đề tài, chương phần của giáo trình vật lí phổ thông.
- Các bài tập trong hệ thống phải được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp về mối quan hệ giữa các đại lượng và khái niệm đặc trưng cho quá trình hay hiện tượng sao dần từng bước học sinh hiểu được kiến thức, nắm vững và có kĩ năng vận dụng kiến thức đó.
-Mỗi loại bài tập được chọn phải là mắt xích trong hệ thống các bài tập, đóng góp được phần nào vào việc hoàn chỉnh các kiến thức của học sinh, giúp họ hiểu được mối quan hệ giữa các đại lượng; cụ thể hoá các khái niệm và vạch ra những nét mới nào đó chưa được làm sáng tỏ, phải khắc phục được những khó khăn chủ yếu, những sai lầm phổ biến của họ trong quá tình chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức.
- Hệ thống bài tập được lựa chọn phải giúp học sinh nắm được phương pháp giải từng loại bài tập cụ thể.
- Số lượng bài tập được chọn phải phù hợp với thời gian quy định của chương trình và thời gian học ở nhà của học sinh.
1.5. Phương pháp giải BTVL
Giải một BTVL thông thường được tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Tìm hiểu đầu bài
- Đọc ghi ngắn gọn các dữ liệu xuất phát và cái phải tìm.
- Mô tả lại tình huống được nêu trong đầu bài, vẽ hình minh hoạ và đổi đơn vị (nếu cần).
- Nếu đầu bài yêu cầu thì phải làm thí nghiệm hay vẽ đồ thị để thu được dữ kiện.
Bước 2: Xác lập mối liên hệ của các dữ kiện xuất phát với cái phải tìm.
- Đối chiếu với các dữ kiện xuất phát và cái phải tìm xem xét bản chất vật lí của tình huống đã cho để nhận ra các định luật các công thức lý thuyết có liên quan.
- Xác lập mối liên hệ cơ bản, cho thấy sự liên hệ của cái phải tìm với dữ kiện xuất phát từ đó có thể rút ra cái phải tìm.
Bước 3: Rút ra kết quả cần tìm
Từ các mối liên hệ cơ bản đã xác lập được, tiếp tục luận giải, tính toán rút ra kết quả cần tìm.
Bước 4: Kiểm tra, xác nhận kết qua vừa tìm được, cần kiểm tra lại việc giải và kết quả theo một hay một số cách sau:
- Kiểm tra xem đã thực hiện hết các yêu cầu của bài toán đặt ra chưa.
- Kiểm tra việc tính toán đã đúng chưa (dấu đại số, kết quả làm tròn,...)?
- Kiểm tra xem thứ nguyên có phù hợp không?
- Xem xét kết quả về ý nghĩa thực tế có phù hợp không?
- Giải bài tập theo cách khác xem có cho cùng kết quả không?
Tuy nhiên do mỗi loại bài tập có đặc điểm riêng, nên có một số khâu được cụ thể hoá, không sử dụng tới. Có bước đã được tự động hoá sau khi giải nhiều loại bài tập.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.
Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi đất nước ta phải đổi mới để có thể đáp ứng được nhu cầu của thời đại; đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới đồng bộ cả mục đích, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học.Trong đó đổi mới về phương pháp dạy học là đặc biệt quan trọng.
Giải bài tập vật lí (BTVL) là một trong các phương pháp dạy học đã được xác định từ lâu và giành được sự quan tâm tất yếu của mọi giáo viên phổ thông.
Việc giải bài tập hình thành kiến thức mới giúp học sinh củng cố kiến thức đã học, vận dụng những kiến thức đã học phát hiện ra kiến thức mới, góp phần phát triển tư duy và năng lực sáng tạo. Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống bài tập hình thành kiến thức mới trong trường trung học phổ thông (THPT) hiện chưa được nhiều người quan tâm.
Trong chương trình vật lí 11 THPT, chương “Điện tích, Điện trường” là một chương rất quan trọng bởi nó cung cấp những kiến thức ban đầu của phần điện, từ trường để học sinh nghiên cứu các phần sau.
Xuất phát từ đó, chúng tui đã nghiên cứu đề tài “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm hình thành kiến thức mới trong dạy học chương 1: Điện tích, điện trường của học sinh lớp 11 THPT”.
2.Mục đích nghiên cứu.
Xây dựng hệ thống bài tập chương 1: “Điện tích, Điện trường” và đề ra cách sử dụng nó trong việc hình thành kiến thức, mới góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn vật lí 11 THPT.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Nghiên cứu lý luận về BTVL trong dạy học ở THPT
3.2.Điều tra thực trạng dạy học bài tập chương 1 “Điện tích, Điện trường” của giáo viên và học sinh lớp 11THPT.
3.3. Xác định mức độ yêu cầu nắm vững chương 1 “Điện tích, Điện trường”.
3.4. Xây dựng hệ thống bài tập nhằm hình thành kiến thức mới trong dạy học chương 1 “Điện tích, Điện trường” và đề ra cách sử dụng nó nhằm nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở lớp 11 THPT ban khoa học tự nhiên.
4. Đối tượng nghiên cứu.
Hoạt động dạy học BTVL nhằm hình thành kiến thức mới của giáo viên và học sinh lớp 11 THPT ban khoa học tự nhiên.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Trong luận văn, chúng tui sử dụng phối hợp hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu lý luận và điều tra cơ bản dưới hình thức dự giờ, trò chuyện với giáo viên và học sinh.
PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ BTVL
1.1 Quan niệm về BTVL.
Trong các định nghĩa về BTVL, nhiều nhà nghiên cứu và giáo viên hay dùng định nghĩa của X.E cammenetxki, V.P.Ôrekhôv như sau:
Trong thực tế dạy học, BTVL là một vấn đề không lớn mà trong một số trường hợp tổng quát được giải quyết nhờ suy luận logic những phép toán và những thí nghiệm trên cơ sở phương pháp thực nghiệm.
Trong tài liệu về phương pháp dạy học, BTVL là những bài luyện tập được lựa chọn phù hợp với mục đích nghiên cứu các hiện tượng vật lý nhằm hình thành kỹ năng phát triển tử duy vật lý của học sinh và hình thành các kĩ năng vận dụng của họ vào thực tiễn.
Hiểu theo nghĩa rộng thì BTVL là bát kì vấn đề nào xuất hiện trong quá trình nghiên cứu sách giáo khoa vật lý ở các giờ học trên lớp. Hay nói một cách khác sự tư duy định hướng một cách tích cực đến một vấn đề nào đó luôn là việc giải bài tập.
Từ các điều trên có nhận xét BTVL có hai chức năng chủ yếu là vận dụng kiến thức cũ và hình thành kiến thức mới.
1.2. Tác dụng chủ yếu của BTVL trong dạy học
1.2.1 Hình thành và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận dụng vào thực tiễn.
1.2.2. Hình thành kiến thức mới:
- Kiến thức mới là kiến thức học sinh chưa biết chính xác là những kiến thức cho ta những hiểu biết mới về kiến thức đã học. Phương pháp hành động đã sử dụng hay cho thấy rõ giới hạn của nó.
- Các BTVL hình thành kiến thức mới tuân theo một số yêu cầu sau:
+ Bài tập có chứa vấn đề cần giải quyết và vừa sức học sinh.
+ Bài tập phải chứa đựng yếu tố mới mà để giải quyết nó học sinh phải tìm câu trả lời từ thiên nhiên.
+ Mỗi bài tập phải chú ý tới các mặt
- Tình huống đưa ra bài tập
- Nội dung bài tập
- cách giải
- Kết luận để từ đó rút ra kiến thức mới
+ Việc giải bài tập trong từng tiết học phải đảm bảo thời gian do chương trình quy định, đảm bảo học sinh chiếm lĩnh được kiến thức mới trong tiết học.
1.2.3. Ôn tập kiến thức đã học, củng cố những kiến thức cơ bản của bài giải
1.2.4. Phát triển tư duy vật lý của học sinh phổ thông
1.2.5. Kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo.
1.2.6. Giáo dục tư tưởng, đạo đức, kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp học sinh.
1.3. Phân loại BTVL
Có nhiều cách phân loại BTVL theo nhiều dấu hiệu khác nhau trong đó có hai cách phổ biến sau:
1.3.1. Theo nội dung BTVL đưcợ phân chia theo các dấu hiệu tài liệu vật lý, nội dung trừu tượng hay cụ thể theo nội dung lịch sử, theo tính chất vật lý, theo nội dung thực tế kĩ thuật và theo tính chất giả tạo của các sự kiện.
1.3.2. Theo cách giải, BTVL được chia làm bốn loại: Bài tập định tính (hay bài tập câu hỏi, bài tập lĩnh hội, bài tập lôgic); bài tập định lượng (hay bài tập tính toán); bài tập thí nghiệm; bài tập đồ thị.
Hiện nay chưa có mật độ sự thống nhất về tiêu chuẩn phân loại, bởi vì trong bất cứ loại bài tập nào cũng có một vài yếu tố của bài tập khác.
1.4. Nguyên tắc lựa chọn hệ thống bài tập cho mỗi đề tài, chương phần của giáo trình vật lí phổ thông.
- Các bài tập trong hệ thống phải được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp về mối quan hệ giữa các đại lượng và khái niệm đặc trưng cho quá trình hay hiện tượng sao dần từng bước học sinh hiểu được kiến thức, nắm vững và có kĩ năng vận dụng kiến thức đó.
-Mỗi loại bài tập được chọn phải là mắt xích trong hệ thống các bài tập, đóng góp được phần nào vào việc hoàn chỉnh các kiến thức của học sinh, giúp họ hiểu được mối quan hệ giữa các đại lượng; cụ thể hoá các khái niệm và vạch ra những nét mới nào đó chưa được làm sáng tỏ, phải khắc phục được những khó khăn chủ yếu, những sai lầm phổ biến của họ trong quá tình chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức.
- Hệ thống bài tập được lựa chọn phải giúp học sinh nắm được phương pháp giải từng loại bài tập cụ thể.
- Số lượng bài tập được chọn phải phù hợp với thời gian quy định của chương trình và thời gian học ở nhà của học sinh.
1.5. Phương pháp giải BTVL
Giải một BTVL thông thường được tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Tìm hiểu đầu bài
- Đọc ghi ngắn gọn các dữ liệu xuất phát và cái phải tìm.
- Mô tả lại tình huống được nêu trong đầu bài, vẽ hình minh hoạ và đổi đơn vị (nếu cần).
- Nếu đầu bài yêu cầu thì phải làm thí nghiệm hay vẽ đồ thị để thu được dữ kiện.
Bước 2: Xác lập mối liên hệ của các dữ kiện xuất phát với cái phải tìm.
- Đối chiếu với các dữ kiện xuất phát và cái phải tìm xem xét bản chất vật lí của tình huống đã cho để nhận ra các định luật các công thức lý thuyết có liên quan.
- Xác lập mối liên hệ cơ bản, cho thấy sự liên hệ của cái phải tìm với dữ kiện xuất phát từ đó có thể rút ra cái phải tìm.
Bước 3: Rút ra kết quả cần tìm
Từ các mối liên hệ cơ bản đã xác lập được, tiếp tục luận giải, tính toán rút ra kết quả cần tìm.
Bước 4: Kiểm tra, xác nhận kết qua vừa tìm được, cần kiểm tra lại việc giải và kết quả theo một hay một số cách sau:
- Kiểm tra xem đã thực hiện hết các yêu cầu của bài toán đặt ra chưa.
- Kiểm tra việc tính toán đã đúng chưa (dấu đại số, kết quả làm tròn,...)?
- Kiểm tra xem thứ nguyên có phù hợp không?
- Xem xét kết quả về ý nghĩa thực tế có phù hợp không?
- Giải bài tập theo cách khác xem có cho cùng kết quả không?
Tuy nhiên do mỗi loại bài tập có đặc điểm riêng, nên có một số khâu được cụ thể hoá, không sử dụng tới. Có bước đã được tự động hoá sau khi giải nhiều loại bài tập.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links