kỷ niệm một thời để nhớ





Từ cảnh mọi người nô nức sắm Tết...



[​IMG]

Sắm Tết thời bao cấp chủ yếu dựa vào các cửa hàng mậu dịch. Các cửa hàng được "trang hoàng" các tấm pa-nô, áp phích, trang trí cho có không khí ngày Tết.



[​IMG]

Ai cũng e sợ làm sao mua cho hết tiêu chuẩn... Tết của nhà mình. Từ ngày 20 Tết, các cửa hàng bách hóa bắt đầu đông nghịt.



[​IMG]

Cảnh xếp hàng dài chờ đến lượt mua hàng cạnh Nhà hát Lớn Hà Nội.



[​IMG]

Mua vải may quần áo cho trẻ con.[​IMG]

Tết không thể thiếu khoanh giò hay miếng thịt quay.



[​IMG]

Sau khi sắm đủ nhu yếu phẩm cho ngày Tết, người ta mới ghé qua gian hàng mứt, rượu Tết. Rượu Tết ngày xưa chỉ có rượu cam, rượu chanh. Xịn nhất là rượu Nàng Hương.[​IMG]

Ở đâu người ta cũng thông báo những mặt hàng Tết như thế này, nhưng nếu không mua nhanh sẽ hết.

[​IMG]Chỉ một chút mứt thập cẩm, đựng trong hộp bìa mỏng manh nhưng cũng đủ để mọi người cảm nhận không khí Tết đang về với từng nhà.



[​IMG]

Mứt Tết và bánh chưng là 2 thứ không thể thiếu trong Tết cổ truyền của người Việt.



[​IMG]

Tranh Tết, lịch Tết, câu đối Tết bày bán ở vỉa hè dành cho khách mua về treo hay làm quà cho gia đình.



[​IMG]

Quầy bán tranh, hoa Tết...



[​IMG]

Bàn đổi tiền lẻ những ngày giáp Tết rất đông.



[​IMG]

Cửa hàng bán pháo ngày Tết báo hiệu xuân mới về, năm cũ qua đi, đón chào một năm mới.



[​IMG]

Những đứa trẻ thời bấy giờ luôn bị thu hút bởi những chùm pháo đỏ, hồng tại cửa hàng tạp hóa như thế này.



[​IMG]

Ngày giáp Tết, tàu xe đi lại rất khó khăn. Nhiều người phải thay nhau sắp hàng mua vé tàu suốt mấy ngày đêm may ra mới mua được vé. Không mua được vé, nhiều người phải ngồi trên nóc tàu.



[​IMG]

Ô tô ngày Tết cũng chen chúc không kém gì tàu hỏa.

[​IMG]
 

littlecat_a1

New Member
Đường phố Hà Nội những ngày Tết.



[​IMG]

Đồng tiền lì xì cho trẻ em thời đó.



Khi Tết qua đi...[​IMG]

Sau Tết, mọi người bắt đầu trở lại với công việc của mình. [​IMG]

Với mỗi người làm ăn xa, giây phút ấm áp được trở về đoàn tụ bên gia đình những ngày Tết tuy ngắn ngủi nhưng sẽ là động lực giúp họ cố gắng làm việc trong suốt năm tới.
 

Miss_ya

New Member
tới khung cảnh Tết đến mọi nhà...



[​IMG]

Sau bao ngày tất tả chuẩn bị Tết, cuối cùng mọi việc đâu cũng vào đấy. Chiều 30, mọi người trong gia đình quây quần quanh mâm cỗ tất niên.[​IMG]

Tiếng pháo nổ đì đùng mỗi khi Tết đến luôn ở mãi trong tâm trí của mỗi người. Nó báo hiệu xuân đã tới, một năm mới đã sang. [​IMG]



[​IMG]

Những đứa trẻ thích thú kiếm tìm với hy vọng nhặt được quả nào chưa nổ trong đống xác pháo rải đầy mặt đất.
 
[​IMG]

Một ngôi nhà Hà Nội những năm 70, 80.

[​IMG]

Chợ hoa phố Hàng Lược tấp nập người mua, kẻ bán.

[​IMG]

Không thể thiếu một cành đào vào dịp Tết.

[​IMG]

Hai vợ chồng đang giã và gói giò chuẩn bị đón Tết.

[​IMG]

Những gói mứt Tết được bày bán ở tiệm tạp hóa năm xưa.

[​IMG]

Những tràng pháo không thể thiếu được trong những ngày Tết.

[​IMG]
 
Chùm ảnh: tem phiếu, xếp hàng thời bao cấp

Từ cảnh mua lương thực đến cuộc sống đời thường của người dân Việt Nam cách đây gần 30 năm...

Thời kỳ bao cấp (1976 - 1986) đã lùi xa nhưng ký ức về các tờ tem phiếu, về thời ăn bo bo thay cơm vẫn còn đọng mãi trong tâm trí của những con người thời kỳ đó.



Đối với thế hệ trẻ chúng ta, thật khó để có thể hình dung trọn vẹn về giai đoạn lịch sử này. Những gì chúng ta biết được chỉ là qua lời kể của ông, bà, cha, mẹ hay tìm hiểu trên sách báo… Cùng xem chùm ảnh về cảnh xếp hàng mua lương thực thời bao cấp để có cách nhìn rõ ràng hơn, đa dạng hơn về cuộc sống một thời - cuộc sống mà cha, mẹ ta từng trải qua.



Những kỷ vật còn lưu giữ lại được rõ ràng nhất là các loại tem phiếu:



[​IMG]

[​IMG]

Tem lương thực được sử dụng khi đi công tác. Với chiếc tem này, ta có thể đổi lấy các loại lương thực như: gạo, sắn, ngô, khoai tây, hạt lúa mỳ... với trọng lượng tương đương ghi trên tem.



[​IMG]

Phiếu mua chất đốt và tem đường. Với phiếu mua chất đốt thì có thể sử dụng để mua: dầu hỏa, củi, than... Mỗi lần sử dụng, mậu dịch viên sẽ cắt bỏ một ô trên tờ phiếu tương ứng với số lượng mua.



[​IMG]

Phiếu mua thịt. Đây là phiếu có thể sử dụng được tại các cửa hàng bán thực phẩm mậu dịch quốc doanh trên cả nước.



[​IMG]

Phiếu mua xăng mô tô, xe máy. Phiếu này được mua theo mệnh giá lít ghi trên phiếu.



[​IMG]

Tem mua vải. Tem này có thể dùng để mua vải hay mua sản phẩm may mặc.





Phiếu mua vải. Mỗi năm, trung bình một người dân sẽ được mua khoảng 4m vải (tùy vào từng thời kỳ).



[​IMG]

Phiếu mua lương thực.





Tiếp theo là những hình ảnh về các cửa hàng và cảnh xếp hàng, chờ đợi đổi tem phiếu lấy đồ tiêu dùng:



[​IMG]

Cửa hàng giày dép.



[​IMG]

Cửa hàng tạp hóa.



[​IMG]

Bút bi ngày ấy là một trong những mặt hàng cực hiếm và có phần xa xỉ.



[​IMG]

Những chiếc đài bán dẫn được coi là "xa xỉ phẩm" thời bấy giờ.



[​IMG]

Các cô mậu dịch viên làm việc với phương châm phục vụ kiểu mẫu.



[​IMG]

Xếp hàng dài chờ đến lượt mua hàng.



[​IMG]

Cân hàng để phát.



[​IMG]

Quầy hàng giờ cao điểm.



[​IMG]

Đo vải.



Và thêm cả những kỷ vật không thể nào quên...



[​IMG]

Thời bao cấp, mỗi nhà được cấp một cuốn sổ lương thực như thế này, gần giống như sổ hộ khẩu hiện nay.



[​IMG]

Sổ đăng ký máy thu thanh, giống như đăng ký xe máy bây giờ.



[​IMG]

Bức thư của con trai gửi ba kể chuyện dùng bơ và pho mát giặt quần áo vì cứ ngỡ là xà phòng
 

blog_tinhyeu

New Member
Sưu tầm....





tui đã 30 tuổi tròn, cũng là 30 cái Tết đã qua, từ ngày ra trường và đi làm tới giờ, công việc không cho phép mình nghỉ Tết sớm trước quá 4 ngày. Năm nay, tháng chạp chỉ có 29 ngày, thành ra là chiều 30 Tết mới về đến quê nhà. Chẳng kịp nghỉ ngơi tui vội vàng thu dọn lại nhà cửa, chăn màn, chạy vội vàng lên chợ huyện mua ào ào một chút bánh kẹo, hạt dưa... Nhìn những cây quất cảnh sai trĩu quả, năm nào cũng cái dáng vòm vòm như thế, rồi hoa bích đào, hoa lan, hoa ly, tui không thích chút nào...



Mấy ngày Tết, làm cơm tất niên, cơm mùng một, rồi cơm hóa vàng, ăn uống lu bù, anh em, bạn bè gặp nhau, chén qua chén lại rồi thành ra "quá chén", say rồi lại ngủ… Giật mình đã hết tết tự bao giờ. Điện thoại hai ba năm nay mấy ngày Tết qua cũng chỉ có vài tin nhắn chúc mừng của bạn bè, cũng chỉ gọi điện chúc mừng được cho đôi ba người thân - rất thân. tui bỗng thèm quá những cái Tết của ngày xưa, ước gì mình chưa lớn, chưa có gia đình, chưa bộn bề lo toan để có thể đón Tết đầy hăm hở, đầy ao ước, vô tư trong sáng và thật sự "vui như Tết".



Ngày ấy, tui thích nhất là được đi chợ phiên 27 Tết, được mẹ mua cho một bộ quần áo mới, một đôi giầy mới, vậy thôi. Chợ Tết có nhiều thứ lắm mà ngày thường chẳng có như mứt Tết, bánh kẹo, hoa, bóng bay… chỉ ngắm thôi là Tết đã ùa về, lòng đầy háo hức. Mẹ mua thịt về gói bánh, 3 anh em tui luôn chờ ngày này. Năm nào mẹ cũng gói cho mỗi đứa một chiếc bánh chưng bé bằng bàn tay, buộc lạt riêng, vớt ra trước và xách tung tăng, sao mà thích thế.



Hoa Tết ngày ấy chỉ là một cành đào phai cắm vào lọ để trên mặt tủ, nhưng rất đẹp, buộc vào đó những quả bóng bay nhỏ xíu, có cả những quả bóng dài như quả mướp, bóng hình con thỏ rất ngộ. Ngày ấy đón giao thừa, mẹ chỉ nấu một nồi chè gừng thắp hương tổ tiên, dù buồn ngủ lắm cũng dặn mẹ gọi dậy nghe nhà nhà đốt pháo, sáng ra nhặt được quả pháo "xịt" thì thích vô cùng. Mùng một Tết, khách đến xông nhà, đâu có nhiều bánh kẹo, bóc một gói mứt, trẻ con tranh nhau mấy hạt trứng chim, chia nhau mấy cái mứt dừa, mứt bí, rồi cười rôm rả.



[​IMG]

Giờ đây, gói mứt Tết chỉ là hình thức, trẻ con cũng không muốn ăn, thật khác xưa quá nhiều. Được đi chúc Tết ông bà, cô bác, nhận những đồng tiền mừng tuổi ngày ấy ý nghĩa lắm, nâng niu và trân trọng. Lì xì ngày nay cũng khác, phải có bao lì xì đỏ chói cho lịch thiệp, đôi khi phú quý lại sinh lễ nghĩa, mừng tuổi tiền trăm, tiền triệu, thậm chí tiền đô, lại phải lo "đối đáp tương xứng", phần nào cũng bớt đi ý nghĩa.



Hôm nay khai xuân, hết Tết rồi mà sao chẳng còn chút vương vấn, dường như không khí Tết chưa về. Chắc rằng cũng có nhiều người hoài niệm lắm như tui cái Tết của ngày xưa!
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top