jimmy14290
New Member
Download miễn phí Đề tài Một số ý kiến đóng góp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn tiếp theo
Chương I . Môi trường đầu tư của Thành Phố Hà Nội và tác động của nó tới việc thu hút ngồn vốn FDI trên địa bàn giai đoạn 2001-2006. 1
1. Môi trường đầu tư của Thành phố Hà Nội. 2
1.1 Quan điểm về môi trường đầu tư. 2
1.1.1 Quan điểm về môi trường đầu tư. 2
1.1.2 Quan hệ môi trường đầu tư, thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. 6
1.1.3 Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề cải thiện môi trường đầu tư 8
1.2 Các yếu tố chính của môi trường đầu tư Hà Nội 9
1.2.1 Nhóm yếu tố liên quan đến chi phí hoạt động đầu tư 9
1.2.1.1 Thuế 9
1.2.1.2 Cơ sở hạ tầng 14
1.2.1.3 Thị trường tài chính 23
1.2.1.4 Lao động 27
1.2.2.Nhóm thể chế liên quan đến yếu tố rủi ro trong hoạt động đầu tư. 30
1.2.2.1 Mức độ ổn định của chính sách. 30
1.2.2.2 Thể chế đảm bảo quyền tài sản 33
1.2.2.3 Ổn định về an ninh chính trị. 36
2. Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2001-2006. 37
2.1. Về số dự án 38
2. 2. Về hình thức đầu tư 41
2.3. Tình hình thu hút đầu tư theo lĩnh vực 42
2.4 Tình hình thu hút đầu tư theo các đối tác 44
2.5. Về lao động. 45
2.6. Về nộp Ngân sách 46
2.7. Về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI 47
2.8. Về tình hình xuất nhập khẩu 49
3. Đánh giá chung về môi trường đầu tư của Thành phố Hà Nội 51
3.1 Những điểm nổi bật trong môi trường đầu tư của Thành phố Hà Nội 51
3.2 Những mặt còn tồn tại 53
Chương II. Một số ý kiến đóng góp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2007-2010 57
1. Định hướng và nhu cầu thu hút FDI của Thành phố Hà Nội. 57
2. Một số ý kiến đóng góp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường thu hút FDI trên địa bàn Thành phố trong giai đoạn tiếp theo. 58
2.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý 58
2.2. Đẩy mạnh cải cách hành chính 59
2.3. Giảm chi phí trung gian, nâng cao hiệu quả kinh tế Thủ đô 61
2.4. Tiếp tục các biện pháp hỗ trợ (gián tiếp) 63
2.5. Tăng cường hợp tác, phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị TW và các địa phương 64
2.6. Tập trung thực hiện công tác quy hoạch và nâng cao năng lực quản lý đô thị, 65
2.7. Nghiên cứu hoàn thiện các cơ chế, chính sách đã có, xây dựng các cơ chế chính sách mới để cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh, môi trường đầu tư 66
2.8. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phát triển giao thông đô thị 67
2.8.1 Tạo vồn phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị 67
2.8.2 Chính sách về tái định cư và giải phóng mặt bằng 68
2.9. Xây dựng quỹ đất. 69
2.10 Tăng cường sự tương tác giữa chíng quyền và doanh nghiệp 70
Kết luận 72
Tài liệu tham khảo 73
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-11-de_tai_mot_so_y_kien_dong_gop_nham_cai_thien_moi_truong_dau.Vpl2OlhoI8.swf /tai-lieu/de-tai-mot-so-y-kien-dong-gop-nham-cai-thien-moi-truong-dau-tu-tang-cuong-thu-hut-dau-tu-nuoc-ngoai-tren-dia-ban-ha-noi-79945/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Nghiên cứu những tác động của thể chế đói với môi trường đầu tư, trường hợp tỉnh Bình Dương.
Trường hợp tỉnh Bình Dương: Trong thời kỳ đổi mới vừa qua Bình Dương được xem như là một ví dụ điển hình về thu hút đầu tư nước ngoài. những thành tựu về thu hút đầu tư nước ngoài là một trong những kết quả quan trọng nhất của hoạt động thúc đẩy đầu tư. Điều này cũng thể hiện mối quan hệ chặt chẽ về thể chế và sự hạn chế các chi phí tác động của thẻ chế có ý nghĩa như thế nào đối với môi trường đầu tư.
Sơ đồ 3: Quan hệ chi phí v à tính hấp dẫn của môi trường đầu tư
Các thể chế
Thuế
Thị trường tài chính
Thị trường lao động
Chi phí
Cao
Thấp
Tính hấp dẫn kém của môi trường đầu tư
Tính hấp dẫn cao của môi trường đầu tư
Để tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước cũng như đối với các nhà đầu tư nước ngoài, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã căn cứ trên cơ sở những quy định của Chính phủ để ban hành những quy định rất rõ ràng. Chẳng hạn công bố trên trang web của tỉnh những quy định và thủ tục cần thiết, những hồ sơ cụ thể cần có và đặc biệt quy định trách nhiệm của các nhân viên phụ trách vấn đề thẩm định dự án nếu các dự án đó được phép phê duyệt tại tỉnh; bên cạnh đó còn quy định trách nhiệm hỗ trợ của các cơ quan có liên quan đến thủ tục đàu tư, các ưu đãi cụ thể đối với nhà đầu tư…. Những quy định cụ thể này được đăng tải trên website của tỉnh. Hiệu quả thu được trong năm 2005, toàn tỉnh đã thu hút được 613 dự án mới đang ký kinh doanh với số vốn là 2014 tỉ 390 triệu đồng và 237 dự án bổ sung vốn 1406 tỉ 25 triệu đồng. Đến nay toàn tỉnh có 3347 dự án với tổng số vốn đăng ký lên trên 15110 tỉ đồng. Toàn tỉnh thu hút 764 triệu đô la gồm 165 dự án mớ, vốn 431 triệu 443 ngàn đôla và 123 dự án bổ sung vốn 332 triệu 566 ngàn đôla; so với cùng kỳ năm ngoái tổng số vốn đầu tư nước ngoài tăng 27.5% trong đó vốn đầu tư mới tăng 61%. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1036 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đầu tư là 4 tỉ 470 triệu đôla và 20 khu công nghiệp trong đó đã có hơn 10 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động. Các khu công nghiệp của tỉnh trong năm 2005 thu hút thêm 433 triệu 266 ngàn đô la và 28 tỉ đồng gồm 76 dự án đầu tư mới, 10 dự án đàu tư trong nước với 28 tỉ đồng và 65 dự án đàu tư nước ngoài bổ sung vốn 9137 triệu, 188 ngàn đô la. Tính đến cuối tháng 9 năm 2005 có 655 doanh nghiệp trong khu công nghiệp gồm 483 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 172 doanh nghiệp trong nước.
1.2.2.Nhóm thể chế liên quan đến yếu tố rủi ro trong hoạt động đầu tư.
Những hình thái thể chế ảnh hưởng đến môi trường đầu tư thông qua sự tác động của chúng đến yếu tố rủi ro kinh doanh rất đa dạng. Mặc dù vậy, nhóm thể chế này chịu tác động rất mạnh mẽ của Chính phủ và Chính quyền địa phương. Những quy tắc do Chính phủ đặt ra, chính sách do địa phương ban hành liên quan đến vấn đề này sẽ có tác động hết sức to lớn đối với tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. Thuộc nhóm yếu tố này bao gồm mức độ ổn định của của chính sách, các quyền tài sản và thu hồi tài sản của nhà đầu tư hay doanh nghiệp, các vấn đề về an ninh chính trị.
1.2.2.1 Mức độ ổn định của chính sách.
Một cách tổng quát nhất, khi các nhóm thể chế khu vực nói trên không ổn định hay thiếu minh bạch tất sẽ làm giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư của một nước hay các bộ phận lãnh thổ đặc thù của quốc gia đó, khi mà khả năng tiên liệu và độ tin cậy của chính sách thấp chắc chắn sẽ khó có thể tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn. Cụ thể là: Trước hết, có một sự liên quan chắc chắn giữa sự bất định của chính sách kinh tế và quyết định đầu tư của các doanh nghiệp. Sự bất định luôn đóng một vai trò trung tâm trong các cân nhắc về đầu tư. Bất ổn định kinh tế vĩ mô và bất ổn định về chính sách là những nhân tố cản trở lớn nhất đối với các quyết định đầu tư.
Biểu 3: Sự bất ổn định của chính sách chiếm phần lớn sự quan ngại của doanh nghiệp về môi trường đầu tư
Nguồn: Đánh giá về môi trường đầu tư năm 2005.
Những lo ngại về sự không ổn định của chính sách có thể bắt nguồn từ tính chất mơ hồ của chính sách hay thể chế hiện hành. Thậm chí kể cả khi chính sách được thể hiện rõ ràng trên giấy thì không hẳn đã hết quan ngại về chính sách đó được thực như thế nào trên thực tế, hiện nay thì vấn đề tồn tại đó là khoảng cách giữa các chính sách và việc thực hiện chúng còn rất xa. Một môi trường đầu tư hấp dẫn khi và chỉ khi hạn chế tối đa những bất định đối trong chính sách, nền kinh tế đang vận động mạnh mẽ do đó các cơ chế chính sách phải thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế tuy nhiên thì cũng yêu cầu phải hạn chế tối đa việc thay đổi cơ chế chính sách. Kinh tế học vi mô thường vạch ra mối quan hệ giữa việc giảm lãi suất và thúc đẩy đầu tư, tuy nhiên với sự bất định của chính sách cao thì một thông báo giảm lãi suất của nhà quản lý kinh tế chưa hẳn đã là điểm thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Các nghiên cứu gần đây trên thế giới cho thấy giảm những bất định về lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai có ý nghĩa hấp dẫn các nhà đầu tư cao hơn so với việc giảm lãi suất. Tác động của thể chế hay các chính sách kinh tế đến các quyết định đầu tư thay đổi trên nhiều phương diện. Mặc dù mọi khoản đầu tư đều đòi hỏi những chi phí ngay lập tức song một số có thể xoay chuyển dễ dàng hơn so với một số khác. Đầu tư càng khó xoay chuyển thì doanh nghiệp càng có nguy cơ tổn thương cao trước những thay đổi bất định trong tương lai.
Hiện nay đang trong qua trình hoàn thiện cơ chế chính sách trong điều kiện hội nhập kinh tế đặc biệt là khi Việt Nam chính thức thành thành viên thứ 150 của WTO thì các địa phương ban hành một loạt các chính sách điều chỉnh nhằm thu hút FDI và đảm bảo sự phù hợp của Địa phương với Thế Giới. Tuy nhiên thì hiện nay Hà Nội vẫn còn nhiều yếu kém trong khâu ra các chủ trương, chính sách do đó các chính sách ban hành chất lượng kém, khả năng thực hiện không cao, các văn bản ban hành hướng dẫn thì chồng chéo, gây nhầm lẫn cho các nhà đầu tư cũng như cơ quan cấp giấy chứng nhân đầu tư và các cơ quan khác.
Khả năng đối phó với các rủi ro của các doanh nghiệp cũng khác nhau. Những doanh nghiệp lớn thường có khả năng và cơ hội để đa dạng hoá các rủi ro hơn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp trong nông nghiệp lại càng chịu tổn thất nhiều hơn so với khu vực khác khi tính chất bất định của chính sách cao và do đó rủi ro đầu tư cao. Những phản ứng thoái lui đầu tư của doanh nghiệp trước sự bất định của thể chế suy cho cùng là do sự tin tưởng của họ vào tương lai kém đi. Thái độ của họ với rủi ro của do...