men_lovy_love9x

New Member

Download miễn phí Khóa luận Một số ý kiến về nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh Hóa





 MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I:

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN

KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT. 3

I. Sự cần thiết khách quan và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt. 3

1. Sự cần thiết khách quan của thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 3

2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt. 5

II. Sơ lược quá trình phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam. 6

1. Thanh toán không dùng tiền mặt ở thời kỳ thực hiện cơ chế quản lý tập trung bao cấp. 7

2. Thanh toán không dùng tiền mặt khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường. 7

3. Các nhân tố chủ yếu tác động đến thanh toán không dùng tiền mặt. 9

III. Những qui định mang tính nguyên tắc trong thanh toán không dùng tiền mặt. 10

1. Nguyên tắc quyền của chủ tài khoản. 11

2. Nguyên tắc đảm bảo thanh toán. 11

3. Nguyên tắc trách nhiệm và bồi thường vật chất. 11

4. Nguyên tắc sử dụng chứng từ thanh toán. 12

5. Nguyên tắc hạch toán. 13

IV. Khái quát về cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta hiện nay. 13

1. Những hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. 13

1.1. Hình thức thanh toán bằng séc. 13

1.2. hình thức thanh toán băng UNC - Chuyển tiền. 17

1.3. Hình thức thanh toán bằng UNT. 19

1.4. Thư tín dụng. 20

1.5. Thẻ thanh toán. 21

2. Các cách thanh toán hiện nay. 23

2.1. Thanh toán liên hàng tại Ngân hàng thương mại. 23

2.2. Thanh toán bù trừ. 26

2.3. Thanh toán qua tiền gửi tai Ngân hàng nhà nước. 27

2.4. Hai chi nhánh mở tài khoản tiền gửi cho nhau để thanh toán. 28

2.5. cách thanh toán uỷ nhiệm thu hộ chi hộ giữa hai Ngân hàng. 28

CHƯƠNG II.

THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THANH HOÁ.

 I. Khái quát tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh thanh hoá. 29

1. Sơ lược tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh hoá. 29

2. Khái quát hoạt động của Ngân hàng đầu tư và Phát triển Thanh hoá. 29

3. Môi trường hoạt động và cơ cấu tổ chức. 30

4. Chính sách khách hàng. 31

5. Hoạt động nguồn vốn. 31

6. Hoạt động sử dụng vốn. 32

7. Tình hình kết quả kinh doanh. 33

II. Tình hình chung về thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh hoá. 34

1. Tình hình trung về thanh toán không dùng tiền mặt tại các Ngân hàng trên địa bàn. 34

2. Xu hướng phát triển công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh hoá. 35

III. Tình hình vận dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh hoá. 39

1. Hình thức UNC- chuyển tiền. 41

2. Hình thức thanh toán bằng séc. 44

3. Thư tín dụng. 45

IV.Tình hình vận dụng các cách thanh giữa các Ngân hàng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh hoá. 46

V. Đánh giá tình hình thanh toán không dùng tiền mặt taị Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh hoá. 49

2. Thành tựu đạt được thông qua công tác thanh toán không dùng tiền mặt. 49

3. Tồn tại và nguyên nhân. 50

CHƯƠNG III:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC

HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DING TIỀN MẶT TẠI

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THANH HOÁ.

I. Đối với chuyển tiền nhanh (Qua thanh toán bù trừ đối với doanh nghiệp , cá nhân mở tàI khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp huyện. 53

II. Việc mở và sử dụng tài khoản cá nhân. 54

III. Kiến nghị về thanh toán bù trừ. 54

IV. Kiến nghị về séc. 56

V. Cần xử lý phạt hành chính đối với trường hợp chậm Trễ trong thanh toán đối với cán bộ Ngân hàng. 58

VI. Kiến nghị khác. 60

KẾT LUẬN 62

 

 

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ghi số tiền thanh toán và in biên lai thanh toán để có số tiếp nhan thẻ gửi vào ngân hàng đại lý thanh toán.Thẻ thanh toán rất tiện lợi cho khách hàng đi công tác nhưng phải là nơi có đại lý ngân hàng phát hành thẻ. Nó thường được sử dụng ở các khách sạn, sân bay, cửa hàng... như vậy sẽ hạn chế việc thanh toán bằng tiền mặt trong các khoản dịch vụ hay mua bán nhỏ.
1.6- Ngân phiếu thanh toán.
Ngân phiếu thanh toán là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng nhà nước phát hành. Nó được dùng để chi trả tiền hàng hoá, dịch vụ, trả nợ, nộp ngân sách, nộp ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước.
Ngân phiếu thanh toán được phát hành và sử dụng giống như tiền mặt song ngân phiếu thanh toán khác tiền mặt ở chỗ nó có mệnh giá lớn hơn, có thời hạn lưu hành được ghi trên ngân phiếu. Đối tượng sử dụng ngân phiếu thanh toán là các đơn vị, tổ chức kinh tế và cá nhân. Ngân phiếu thanh toán được bắt nguồn từ ngân hàng nhà nước trung ương qua các chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố, đến các tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước để từ đó đi vào lưu thông.
Khách hàng khi có nhu cầu sử dụng ngân phiếu thanh toán sẽ lập chứng từ lĩnh ngân phiếu thanh toán để trích tài khoản tiền gửi của mình hay nộp giấy nộp tiền mặt và nộp tiền vào ngân hàng để nhận ngân phiếu thanh toán.
Ngân hàng sẽ thực hiện chi ngân phiếu thanh toán cho khách hàng như chi
tiền mặt. Ngược lại khi khách hàng có ngân phiếu thanh toán có thể nộp vào ngân hàng để thực hiện trả nợ vay, ghi có vào tài khoản của mình, hay để lĩnh tiền mặt.
Do ngân phiếu thanh toán có thời hạn lưu hành nhất định bởi vậy khi có ngân phiếu thanh toán sắp hết thời hạn lưu hành khách hàng phải nộp vào ngân hàng, kho bạc nhà nước chậm nhất trong ngày hết hạn lưu hành để ghi có vào tài khoản tiền gửi hay đổi lấy tài khoản tiền mặt. Trong phạm vi 15 ngày kể từ ngày ngân phiếu thanh toán hết thời hạn lưu hành, các tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước phải nộp hết số ngân phiếu thanh toán đó vào ngân hàng nhà nước nơi mình mở tài khoản để thanh toán.
2. Các cách thanh toán hiện nay.
Tuỳ theo trình độ phát triển và đặc đIểm tổ chứccủa các Ngân hàng trong từng thời kỳ mà người ta qui địnhvà thực hiện các cách thanh toán khác nhau. Thực tế cho thấy hiện nay còn tồn tạI một số cách như sau:
2.1- Thanh toán liên hàng tại các Ngân hàng thương mại .
Thanh toán liên hàng và thanh toán điện tử là một cách thanh toán quan trọng của ngân hàng. Nó là mối dây liên hệ nối liền giữa các cơ sở ngân hàng thành một hệ thống chặt chẽ, là cơ sở để ngân hàng hoàn thành các chức năng của mình đối với nền kinh tế. Thanh toán liên hàng là việc thanh toán giữa 2 hay nhiều ngân hàng với nhau trên hai địa phương khác nhau.
Thanh toán liên hàng là việc thanh toán giữa các chi nhánh, các đơn vị ngân hàng. Tham gia vào quá trình thanh toán liên hàng bao gồm toàn bộ các đon vị ngân hàng đưọc ngân hàng thương mại trung ương hay ngân hàng tỉnh chỉ định mỗi đơn vị này được coi là một đơn vị liên hàng có tên riêng và được ký hiệu bằng một số hiệu riêng.
Thanh toán liên hàng bao gồm hai nghiệp vụ cơ bản là liên hàng đi và liên hàng đến. Liên hàng đi là khâu mở đầu phát sinh nghiệp vụ thanh toán liên chi nhánh. Đơn vị liên hàng thực hiện nghiệp vụ này là ngân hàng A. Liên hàng đến là khâu kết thúc nghiệp vụ thanh toán ,Đơn vị liên hàng thực hiên khâu này gọi là ngân hàng B.
Tài khoản sử dụng trong thanh toán liên hàng truyền thống do ngân hàng nhà nước hướng dẫn : Tài khoản liên hàng đi .
Tài khoản liên hàng đến năm trước .
Tài khoản liên hàng đã đối chiếu .
Tài khoản liên hàng đợi đối chiếu .
Tài khoản liên hàng còn sai lầm .
Việc kiểm soát và đối chiếu liên hàng của ngân hàng TW thực hiện theo phương pháp:
* Tổ chức kiểm soát tập trung đối chiếu phân tán : Tức là Ngân hàngA chuyển 1 liên giấy báo liên hàng cho Ngân hàng B đồng thời Ngân hàngA chuyển 1 liên giấy báo liên hàng cho Trung tâm kiểm soát và lập sổ đối chiếu và Trung tâm kiểm soát đối chiếu gửi sổ đối chiếu cho Ngân hàngB
Do sự phát triển của kỹ thuật công nghệ tin học ngày càng hiện đại do vậy cách thanh toán liên hàng truyền thống đã được phát triển thành thanh toán liên hàng điện tử. Đây là cách thanh toán mới nhất đang được một số Ngân hàng thực hiện như Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển (ở ngân hàng ĐT&PT gọi là thanh toán tập trung) . Thanh toán liên hàng điện tử đáp ứng yêu cầu thanh toán nhanh giữa các Ngân hàng trong cùng hệ thống ở các địa phương khác nhau.
-Thanh toán liên hàng điện tử có những điểm khác thanh toán liên hàng truyền thống :
Về tài khoản sử dụng : ở thanh toán liên hàng truyền thống mở nhiều tài khoản dùng trong thanh toán ,nhưng ở thanh toán liên hàng điện tử chi mở một tài khoản hạch toán cả bảng kê đi và bảng kê đến .
Về cách kiểm soát đối chiếu : Liên hàng truyền thống, thực hiện kiểm soát tập trung đối chiếu, phản ánh và thực hiện quyết toán liên hàng hàng năm , ở thanh toán liên hàng điện tử như thanh toán tập trung ở ngân hàng đầu tư thì tổ chức kiểm soát tập trung, đối chiếu tập trung và đối chiếu đúng tất cả các bảng kê đi và đến trong ngày.
Thanh toán tập trung qua Ngân hàng trung ương thực chất là chuyển tiền điện tử qua tài khoản tiền gửi của chi nhánh tại trung tâm thanh toán . Trình tự thủ tục hạch toán kế toán trong thanh toán điện tử giao dịch qua mạng vi tính. Các chi nhánh tham gia thanh toán phải mở tài khoản tiền gửi tại trung ương để phản ảnh các khoản chuyển tiền đi và nhận đến qua thanh toán.
Chứng từ gốc làm căn cứ để chuyển đổi sang chứng từ điện tử như uỷ nhiệm chi , uỷ nhiệm thu....được lưu ở Ngân hàng A( Ngân hàng gửi lệnh ) Chứng từ hạch toán trong thanh toán tập trung được lập bằng máy theo mẫu thống nhất phải có đủ 2 điều kiện là có ký hiệu mật do kế toán trưởng tính hay kiểm tra ký hiệu mật và đựơc mã hoá hay giải mã qua đường truyền .
cách thanh toán này được áp dụng đối với tất cả các khoản chuyển tiền bằng VNĐ, bằng ngoại tệ qua tài khoản tiền gưỉ thanh toán của chi nhánh. Muốn thực hiện được thanh toán điện tử thì đòi hỏi chi nhánh tham gia phải có đầy đủ các diều kiện về kỹ thuật nghiệp vụ như mạng máy vi tính cục bộ , điện dự phòng, khả năng truyền thông, cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiệp vụ thì quá trình thanh toán mới được thực hiện .
Mô hình thanh toán như sau :
Trung tâm thanh toán
Ngân hàng 1
Ngân hàng2
Ngân hàng3
Ngân hàng n
Các bên tham gia thanh toán bao gồm Ngân hàng A, Ngân hàng B, và trung tâm thanh toán
Ngân hàng A là Ngân hàng gửi lệnh
Ngân hàng B là ngân hàng nhận lệnh
Trung tâm thanh toán vừa là Ngân hàng nhận lệnh từ Ngân hàng A, vừa là Ngân hàng gửi lệnh cho Ngân hàng B .
cách thanh toán này có nhiều ưu điểm là nhanh chóng chính xác, tài khoản hạch toán giản đơn, quy trình thanh toán chặt chẽ. Mọi khoản chuyền tiền đựơc thực hiện và đối chiếu ngay trong ngày do đó đã hạn chế tối đa những...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
I ý kiến về thực trạng và giải pháp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước Khoa học Tự nhiên 0
Y Một số ý kiến về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp sản xuất Kiến trúc, xây dựng 0
B Một số ý kiến về kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất Kiến trúc, xây dựng 0
T Thực trạng về công tác kế toán NVL trong các doanh nghiệp hiện nay và một số ý kiến đề xuất Luận văn Kinh tế 0
M ý kiến về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp Luận văn Kinh tế 0
C Một số ý kiến nhận xét và đề xuất về công tác kế toán tại doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
S Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp và ý kiến về việc vận dụng tài khoản kế toán vào việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp xây lắp Luận văn Kinh tế 0
A Một số ý kiến về công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp công nghiệp Luận văn Kinh tế 0
B yếu tố tác động đến ý kiến phản hồi của học sinh sinh viên về hoạt động giảng dạy tại Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn Luận văn Sư phạm 0
W kiến nghị về nghiệp vụ kế toán cho vay tại Agribank tỉnh Lào Cai Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top