cuz_of_u000

New Member

Download miễn phí Đề tài Ý nghĩa và sự cần thiết của kế toán thành phẩm và bán hàng trong doanh nghiệp sản xuất





Khi bán hàng cho khách hàng mà người bán chấp nhận chiết khấu, giảm giá cho khách hàng. Thì hiện nay đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Số tiền mà người bán chấp nhận chiết khấu, giảm giá cho khách hàng cũng là cơ sở để người bán tính thuế GTGT được khấu trừ phải nộp cho Nhà nước. Điều này em thấy chưa được thoả đáng vì việc chấp nhận chiết khấu, giảm giá hàng bán là sự thoả thuận giữa người bán và người mua. Nên khoản thuế đó người bán sẽ không được giảm trừ mà vẫn phải nộp. Trong trường hợp này sẽ có hiện tượng xảy ra sự thông đồng giữa người bán và người mua, họ sẽ lập các chứng từ khống dựa vào kẽ hở đó để lợi dụng trốn thuế. Nên chăng Bộ Tài chính có quy định chặt chẽ về khoản thuế được giảm trừ do chiết khấu, giảm giá hàng bán.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


toán.
Trong các doanh nghiệp sản xuất sở dĩ phải dùng giá hạch toán vì thành phẩm trong kho thường xuyên biến động trong từng ngày cho nên không thể xác định được giá thành thực tế của thành phẩm vì vậy phải sử dụng giá hạch toán để tổng hợp tình hình nhập, xuất tồn kho thành phẩm trong tháng nhằm giảm bớt khối lượng ghi chép vào cuối tháng. Giá hạch toán của thành phẩm được sử dụng để tiến hành tại phần kế toán chi tiết, đến cuối tháng, quý kế toán phải điều chỉnh về giá thực tế như công thức đã trình bày ở phần trên.
2-/ Chứng từ sử dụng trong kế toán nhập, xuất kho thành phẩm:
Trong tháng khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế về nhập, xuất kho thành phẩm. Kế toán thành phẩm phải tiến hành lập các chứng từ nhập, xuất kho thành phẩm một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác đúng với quy định ghi trong chế độ chứng từ và sổ kế toán do Bộ tài chính ban hành theo quyết định số 1141 ngày 01/11/1995. Các chứng từ ban đầu gồm:
+ Phiếu nhập kho (Mẫu số 01-VT).
+ Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (Mẫu số 02 BH).
Việc luân chuyển chứng từ nhập, xuất kho thành phẩm phát sinh qua thủ kho chuyển đến phòng kế toán phải theo một trình tự khoa học, hợp lý, đảm bảo thời gian nhanh nhất để phòng kế toán hoạch toán phân loại chứng từ theo từng loại, từng đối tượng,...
3-/ Kế toán chi tiết thành phẩm:
Tổ chức kế toán chi tiết thành phẩm ở phòng kế toán có mối quan hệ chặt chẽ với hạch toán chi tiết thành phẩm ở kho. Vì vậy kế toán doanh nghiệp phải lựa chọn phương pháp hạch toán chi tiết phù hợp với yêu cầu quản lý. Phù hợp với trình độ của đội ngũ kế toán của doanh nghiệp tuỳ theo chủng loại thành phẩm của doanh nghiệp nhiều hay ít mà áp dụng một trong ba phương pháp phổ biến hiện nay như sau:
a. Phương pháp ghi thẻ song song:
* ở kho:
Việc ghi chép tình hình nhập, xuất tồn kho do thủ kho tiến hành trên thẻ kho và chỉ ghi theo chỉ tiêu số lượng thành phẩm thủ kho tính ra số tồn kho hàng ngày. Định kỳ gửi các chứng từ nhập, xuất, tồn kho đã phân loại theo từng thứ thành phẩm cho phòng kế toán.
* Kế toán chi tiết thành phẩm:
Kế toán sử dụng sổ chi tiết thành phẩm hàng ngày căn cứ vào chứng từ nhập, xuất để ghi vào sổ chi tiết thành phẩm. Tình hình nhập, xuất của từng thứ thành phẩm theo cả chỉ tiêu số lượng, số tiền cuối mỗi tháng tiến hành đối chiếu với thủ kho về chỉ tiêu số lượng.
Sơ đồ hạch toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp ghi thẻ song song
Thẻ kho
Sổ chi tiết TP
Bảng kê tổng hợp N-X tồn kho TP
Chứng từ xuất
Chứng từ nhập
(1)
(1)
(4)
Ghi cuối tháng
Đối chiếu điểm
Ghi hàng ngày
(2)
(2)
Với cách ghi chép và kiểm tra đối chiếu như trên phương pháp này có ưu nhược điểm sau:
* Ưu điểm: - Ghi chép đơn giản, dễ dàng, dễ kiểm tra đối chiếu.
*Nhược điểm: - Việc ghi chép giữa thủ kho và kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng, quan hệ đối chiếu giữa thủ kho và kế toán dồn dập về cuối tháng nên ảnh hưởng đến tính kịp thời của công tác kế toán.
Phương pháp này chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp có chủng loại thành phẩm ít, trình độ kế toán còn hạn chế.
b. Phương pháp đối chiếu luân chuyển:
* ở kho:
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ nhập, xuất để ghi số lượng và tính ra số tồn của từng thứ thành phẩm trên thẻ kho.
* ở phòng kế toán:
Kế toán dùng sổ đối chiếu luân chuyển để theo dõi số lượng và giá trị của từng thành phẩm nhập, xuất, tồn theo từng kho thường là định kỳ hay cuối tháng mới ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển một lần của từng thứ thành phẩm.
Trong tháng kế toán căn cứ vào chứng từ nhập, xuất cuối tháng căn cứ vào bảng kê để ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển, để đối chiếu với số tồn trên thẻ kho và số liệu với kế toán tổng hợp.
nội dung hạch toán chi tiết thành phẩm được khái quát theo sơ đồ sau
Số (thẻ) kho
Sổ đối chiếu luân chuyển
Chứng từ xuất
Chứng từ nhập
Bảng kê nhập
(4)
(3)
(2)
(2)
(2)
(2)
Bảng kê xuất
Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển có ưu nhược điểm sau:
* Ưu điểm: Khối lượng ghi chép của kế toán được giảm bớt do chỉ ghi một lần vào cuối tháng.
* Nhược điểm: Việc ghi sổ vẫn còn trùng lắp, việc kiểm tra đối chiếu giữa thủ kho và phòng kế toán chỉ tiến hành vào cuối tháng nên hạn chế tác dụng kiểm tra trong công tác quản lý.
Phương pháp này có áp dụng với các doanh nghiệp có khối lượng nghiệp vụ nhập, xuất không nhiều.
c. Phương pháp số dư: khác với 2 phương pháp trên:
* ở kho:
Thủ kho vẫn dùng (thẻ kho) để theo dõi tình hình nhập, xuất thành phẩm theo chỉ tiêu hiện vật. Hàng ngày thủ kho căn cứ vào chứng từ nhập xuất của từng thứ thành phẩm của từng kho sau đó phân loại chứng từ theo từng nhóm và định kỳ lập bảng giao nhận chứng từ. Cuối tháng thủ kho căn cứ vào số lượng trên thẻ kho để ghi vào sổ số dư cột chỉ tiêu số lượng.
* ở phòng kế toán:
Hàng ngày hay định kỳ kế toán xuống kho nhận chứng từ, kế toán phải kiểm tra tại chỗ về tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ việc ghi thẻ của thẻ kho, kiểm tra phân loại chứng từ theo từng nhóm sau đó ký vào bảng giao nhận chứng từ, đem chứng từ về phòng kế toán rồi ghi đơn giá tính thành tiền của thành phẩm nhập xuất của từng thứ theo từng nhóm, từng loại thành phẩm. Sau đó căn cứ vào chứng từ lập bảng kê, luỹ kế nhập, xuất thành phẩm của từng kho và cuối tháng căn cứ vào bảng kê luỹ kế nhập, xuất để lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn theo từng kho và toàn doanh nghiệp: sau đó căn cứ vào cột số lượng ở cột số dư và đánh giá hạch toán tính ra cột số tiền theo từng thứ, từng nhóm thành phẩm ở sổ số dư, căn cứ vào cột số tiền ở sổ số dư đối chiếu với bảng nhập, xuất, tồn kho.
sơ đồ hạch toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp sổ số dư
Thẻ kho
Sổ số dư
Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn
Chứng từ xuất
Chứng từ nhập
Bảng kê luỹ kế xuất
Bảng kê luỹ kế nhập
(1)
(1)
(2)
(5)
(3)
(3)
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Ghi hàng ngày
Phương pháp sổ số dư có những ưu điểm sau:
* Ưu điểm: Giảm bớt khối lượng ghi sổ kế toán, công việc được tiến hành đều trong tháng.
* Nhược điểm: Phương pháp này do kế toán chỉ theo dõi về chỉ tiêu giá trị nếu có nhầm lẫn giữa kế toán và thủ kho sẽ khó phát hiện sai sót. Kế toán muốn nhận biết một thứ thành phẩm nào đó phải xuống kho xem xét.
Phương pháp sổ số dư áp dụng trong doanh nghiệp có khối lượng các nghiệp vụ kinh tế về nhập, xuất diễn ra thường xuyên có nhiều loại thành phẩm dùng giá hạch toán để hạch toán hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn kho yêu cầu về trình độ quản lý, trình độ cán bộ kế toán của doanh nghiệp tương đối cao.
4-/ Kế toán tổng hợp thành phẩm:
Kế toán tổng hợp thành phẩm phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm theo giá thành sản xuất thực tế. Do tác động của nhiều nhân tố đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm cho giá thành thực tế của thành phẩm ở các thời điểm có thể khác nhau.
a. Giá thực tế của thành phẩm xuất kho:
Việc xác định chính xác giá thành thực tế của thành phẩm xuất kho là rất cần t...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Triết học của Khổng Tử nho gia và ý nghĩa của nó đỗi với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời đại của chúng ta Văn hóa, Xã hội 0
D Vai trò của Mác và Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa hoc Môn đại cương 0
D Ảnh hưởng của học thuyết Keynes đối với sự vận động và phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa Luận văn Kinh tế 0
M Ý nghĩa và sự cần thiết của kế toán thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất Luận văn Kinh tế 0
D Lý luận về công ty cổ phần và thị trường chứng khoán- ý nghĩa và sự vận dụng lý luận này ở nước ta Luận văn Kinh tế 0
D So sánh Pháp luật La Mã và Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 về Các quy định chung trong phần Nghĩa vụ Luận văn Luật 0
T Chủ nghĩa nhân văn phục hưng và sự thể hiện nó trong một số tác phẩm bi kịch của William Shakespeare Kinh tế chính trị 2
C Quan điểm của V.I. Lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước và sự vận dụng trong nền kinh tế thị trường đị Kinh tế chính trị 0
M Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình Mác và Ăngghen xây dựng chủ nghĩa xã hội kho Kinh tế chính trị 0
D Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn. Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề này. Sự vận dụng của Đảng ta. Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top