LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết Đất lửa của Nguyễn Quang Sáng
Phạm Ngọc Hiền
Nói đến yếu tố bi kịch, người ta thường nhắc đến thể loại bi kịch phương Tây. Những vở chính kịch này thường được xây dựng theo nguyên tắc “Tam duy nhất”: duy nhất về thời gian, duy nhất về không gian và duy nhất về hành động. Nhiều nhà văn đã xây dựng tiểu thuyết theo tinh thần của thể loại bi kịch. Có thể thấy điều đó trong Đất lửa của Nguyễn Quang Sáng.
Thời gian sự kiện chính chỉ diễn ra có một ngày đêm. Bắt đầu từ một sáng mai, dân làng nhộn nhịp kéo ra các nẻo đường để học võ, canh gác và dựng pháp trường xử chém Sáu Sỏi, nguyên chủ nhiệm Việt Minh huyện. Tối đó, bộ đội Việt Minh kéo về cứu Sáu Sỏi nhưng đã muộn, một cuộc chém giết xảy ra. Thời gian cốt truyện chỉ ngắn ngủi như vậy nhưng thời gian trần thuật dàn trải ra tới 336 trang sách. Người đọc có cảm giác thời gian trôi đi rất chậm, khoảng 2 / 3 tác phẩm trôi đi trong “dòng ý thức” các nhân vật. Quá khứ được nhắc tới nhiều hơn hiện tại, quá khứ giãn nở như muốn làm nổ tung vỏ bọc hiện tại. Đó là thời gian bức bối, căng thẳng chứa đựng nhiều bi kịch của lịch sử Nam Bộ buổi đầu kháng chiến chống Pháp.
Sự kiện chính chỉ diễn ra tại một địa điểm duy nhất: làng Mỹ Long Hưng (quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên). Không phải ngẫu nhiên mà tác giả đã chọn không gian bối cảnh là vùng đất từng có phong trào cách mạng rất cao, lại là đất của đạo Hòa Hảo - “Đất của Hòa Hảo là đất lửa”. Nó chứa đựng vô số xung đột: vô thần – hữu thần, cộng sản – chống cộng, dân tộc Việt Nam – thực dân Pháp, mâu thuẫn trong nội bộ mỗi phe, mỗi gia đình, trong tình yêu đôi lứa… Các mâu thuẫn này có mối quan hệ ràng buộc với nhau tăng cường tính phức tạp và làm nóng thêm quả bm ở miền đất lửa.
Có thể xem sân khấu cuộc đời được dựng ngay tại làng Mỹ Long Hưng. Trên cái nền của nó, người ta có thể thay đổi các cảnh trí khác nhau để thể hiện những bước đường phiêu lưu trong tâm tưởng nhân vật. Khán giả có thể chiêm ngưỡng bức tranh trù phú của đồng bằng Nam Bộ trước chiến tranh. Nhưng điều oái ăm là nó nhanh chóng được thay thế bằng bức tranh tang thương sau vụ Nam Kỳ khởi nghĩa. Thất vọng trước thực tại, người ta tìm đến cõi huyền bí của tôn giáo. Tác giả tỏ ra có tài khi tạo dựng nhiều bức tranh mang đậm màu sắc tôn giáo, như đoạn nói về hội Long Hoa ở núi Cấm: “nếu ai được đến đó với lòng thành thì tâm hồn sẽ tan đi hết những nỗi ưu phiền. Nơi ấy có áng mây ngũ sắc, có dòng suối cam lồ, có đủ thứ chim muôn biết ca hát, có những nàng tiên thỉnh thoảng chắp cánh về trần đi tắm suối. Trên những áng mây ngũ sắc đó có các chư tiên, chư phật tọa trên đài sen phất trần nhìn cuộc thế”. Để tới được thiên đàng thì hiện tại, mọi nhà phải lập bàn thờ thông thiên, thờ tấm trần điều, khói nhang nghi ngút. Các tín đồ mặc áo màu dà, để tóc dài, tiếng tụng kinh chen lẫn với tiếng tù và và tiếng hô “Tử vì đạo” của những thiện nam tín nữ gươm giáo tuốt trần quyết đánh tan những kẻ phỉ báng thánh thần. Thiên đường chưa tìm thấy nhưng người ta chỉ thấy trước mắt cuộc sống trần ai đau khổ, bi thương. “Không khí chết lặng đè nặng xuống xóm làng. Đã lâu lắm rồi, người ta bỏ hết tất cả công ăn việc làm (…). Họ mải lao vào cuộc chém giết như những con thiêu thân lao vào lửa”. Thiên nhiên trên “đất lửa” cũng nhuốm màu bi thương, đen tối. “Từng bầy quạ đen réo nhau “quang quác” bay rảo ven sông tìm xác chết”, “Mặt trời đã ngả về phía rặng cây xa, bừng lên như một đám cháy (…). Mưa lạnh những con người không nhà. Mưa mù mịt và dầm dề…”. Những bức tranh có màu sắc đối lập như trên đã làm nền cho những tấn bi kịch trong Đất lửa.
Cốt truyện của Đất lửa xoay quanh một hành động cơ bản : sự xung đột giữa đời và đạo. Vì sao có sự xung đột này ? Trong cuộc Tổng khởi nghĩa năm 1945 ở Nam Bộ, lực lượng Hòa Hảo có vai trò quan trọng, mà theo lập luận của Tư Trịnh: “Cách mạng tháng Tám thành công là nhờ có lá cờ đà của đạo Phật giáo Hòa Hảo”. Nhưng khi giành độc lập xong, ở một số địa phương xảy ra việc tranh chấp chính quyền giữa Việt Minh và Hòa Hảo. Nói như Quản Dõng : “Nó độc tài, nó giành hết chính quyền để đàn áp bà con bổn đạo của chúng ta”. Mối hiềm khích của hai bên bắt đầu từ đó. Pháp đã biết lợi dụng mâu thuẫn này nên bí mật cho một số người như Ngô Quang Vỹ (cộng sản trốt kít), Quản Dõng (địa chủ, quan chức cũ)…vào đạo để chỉ huy lực lượng Hòa Hảo. Nhiều tín đồ đã tin vào chiêu bài của Việt gian: Trước hãy tạm hòa hoãn với Pháp để đánh “quỷ dương Việt Minh”, sau đó sẽ quay lại đánh Pháp để giành độc lập dân tộc. Và nhiều tín đồ đã chiến đấu dũng cảm chống lại chủ nghĩa vô thần để bảo vệ thanh danh của đạo: “Một làn sóng người đang chen chúc nhau tràn đến. Gươm giáo trên tay họ lấp loáng. Họ mặc quần áo màu dà và phất một lá cờ dà, đàn ông, đàn bà, nam nữ, ông già và trẻ em đều có. Họ là nhân dân (…). Nghe tiếng súng, cái lớp người ấy không tan ra mà lại hùng hổ hơn. Họ gào thét to hơn và tràn đến như một cơn giông (…). Một lớp người bị ngã. Lớp sau xô nhau tràn đến”. Họ “gào thét như sấm”, tiếng hô “Tử vì đạo”, “Việt Nam – độc lập – vạn tuế” chen lẫn với tiếng rên của người hấp hối: “Nam mô a di đà Phật”. Cứ thế, cả làng “lao vào cuộc chém giết vô lý”, “người thân giết người thân”. Cả hai phe đều yêu nước nhưng họ phải giết hại lẫn nhau, đó là bi kịch lịch sử.
Để tăng tính sinh động của bi kịch lịch sử - xã hội, tác giả đã cụ thể hóa thành các bi kịch gia đình hay tình yêu đôi lứa. Người ta có thể giải quyết các xung đột xã hội bằng một phát súng hay một nhát dao nhưng không thể dùng giải pháp ấy trong mối xung đột giữa những người thân thiết, bởi vậy, kịch tính càng tăng. Có thể thấy sự phức tạp đó trong gia đình nhân vật chính – lão Trịnh. Lão có một bộ dạng rất độc đáo: “tóc dài chấm đến lưng, râu cằm che mất cả cổ. Lão mặc quần áo màu dà”. Tính tình nóng nảy, ngang tàng, “lấy ngực ở đời”… Nói chung là mang nhiều nét đặc trưng của con người Phật giáo Hòa Hảo Nam Bộ. Bản thân lão cũng chứa đựng một phần lịch sử, thông qua số phận long đong của lão, người ta có thể thấy được phần nào số phận của người dân yêu nước sau khi cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bị địch dìm trong bể máu. Lão mang hai con sang đất Hòa Hảo lánh nạn, tại đây, lão dằn vặt giữa hai con đường: vào đạo hay không vào đạo ? Tưởng chỉ vào đạo để che mắt địch, nào ngờ giáo lý Phật giáo quá hấp dẫn khiến lão từ bỏ con đường cộng sản vô thần. Lão quay về làng cũ và được cử làm Phó Ban trị sự đạo. Để cắt đứt hoàn toàn sợi dây liên hệ giữa Tư Trịnh với cộng sản, Quản Dõng ra lệnh cho lão phải giết Sáu Sỏi. Lão Trịnh tan nát cõi lòng khi phải giết người đồng chí thân thiết nhất của mình từ thời Nam Kỳ khởi nghĩa. Lão dằn vặt, chất vấn để tìm lẽ đúng sai: “Nếu ta theo Sáu Sỏi để đánh Tây thì có làm trái lời của Phật không ? (…) Tại sao những người kháng chiến vô đạo mà lại đánh Tây ? Ai bảo ta đi tạm hàng giặc ? Lệnh trên ! Trên là ai ? Việt Minh là kẻ thù của đạo ta ư ? Vì sao ? Việt Minh là quỷ dương thực sự đấy ư ? Hay là những người như Quản Dõng ? Hay chỉ là Tây thôi ? (…) Ta sẽ không hàng giặc, ta sẽ đánh Tây (…) Như thế sẽ không có ai dám nói ta đầu hàng giặc và ta đánh cả Việt Minh, như thế, sẽ không có bổn đạo nào dám nói ta là phản đạo !”. cảm giác đó là giải pháp hợp lý nhất, Tư Trịnh đã vung gươm chém chết người bạn thân thương. Người đọc khó quên hình dáng lão tướng Tư Trịnh thiểu não, lắc lư trên lưng ngựa đêm xử trảm. Đó là những câu văn có hồn.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết Đất lửa của Nguyễn Quang Sáng
Phạm Ngọc Hiền
Nói đến yếu tố bi kịch, người ta thường nhắc đến thể loại bi kịch phương Tây. Những vở chính kịch này thường được xây dựng theo nguyên tắc “Tam duy nhất”: duy nhất về thời gian, duy nhất về không gian và duy nhất về hành động. Nhiều nhà văn đã xây dựng tiểu thuyết theo tinh thần của thể loại bi kịch. Có thể thấy điều đó trong Đất lửa của Nguyễn Quang Sáng.
Thời gian sự kiện chính chỉ diễn ra có một ngày đêm. Bắt đầu từ một sáng mai, dân làng nhộn nhịp kéo ra các nẻo đường để học võ, canh gác và dựng pháp trường xử chém Sáu Sỏi, nguyên chủ nhiệm Việt Minh huyện. Tối đó, bộ đội Việt Minh kéo về cứu Sáu Sỏi nhưng đã muộn, một cuộc chém giết xảy ra. Thời gian cốt truyện chỉ ngắn ngủi như vậy nhưng thời gian trần thuật dàn trải ra tới 336 trang sách. Người đọc có cảm giác thời gian trôi đi rất chậm, khoảng 2 / 3 tác phẩm trôi đi trong “dòng ý thức” các nhân vật. Quá khứ được nhắc tới nhiều hơn hiện tại, quá khứ giãn nở như muốn làm nổ tung vỏ bọc hiện tại. Đó là thời gian bức bối, căng thẳng chứa đựng nhiều bi kịch của lịch sử Nam Bộ buổi đầu kháng chiến chống Pháp.
Sự kiện chính chỉ diễn ra tại một địa điểm duy nhất: làng Mỹ Long Hưng (quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên). Không phải ngẫu nhiên mà tác giả đã chọn không gian bối cảnh là vùng đất từng có phong trào cách mạng rất cao, lại là đất của đạo Hòa Hảo - “Đất của Hòa Hảo là đất lửa”. Nó chứa đựng vô số xung đột: vô thần – hữu thần, cộng sản – chống cộng, dân tộc Việt Nam – thực dân Pháp, mâu thuẫn trong nội bộ mỗi phe, mỗi gia đình, trong tình yêu đôi lứa… Các mâu thuẫn này có mối quan hệ ràng buộc với nhau tăng cường tính phức tạp và làm nóng thêm quả bm ở miền đất lửa.
Có thể xem sân khấu cuộc đời được dựng ngay tại làng Mỹ Long Hưng. Trên cái nền của nó, người ta có thể thay đổi các cảnh trí khác nhau để thể hiện những bước đường phiêu lưu trong tâm tưởng nhân vật. Khán giả có thể chiêm ngưỡng bức tranh trù phú của đồng bằng Nam Bộ trước chiến tranh. Nhưng điều oái ăm là nó nhanh chóng được thay thế bằng bức tranh tang thương sau vụ Nam Kỳ khởi nghĩa. Thất vọng trước thực tại, người ta tìm đến cõi huyền bí của tôn giáo. Tác giả tỏ ra có tài khi tạo dựng nhiều bức tranh mang đậm màu sắc tôn giáo, như đoạn nói về hội Long Hoa ở núi Cấm: “nếu ai được đến đó với lòng thành thì tâm hồn sẽ tan đi hết những nỗi ưu phiền. Nơi ấy có áng mây ngũ sắc, có dòng suối cam lồ, có đủ thứ chim muôn biết ca hát, có những nàng tiên thỉnh thoảng chắp cánh về trần đi tắm suối. Trên những áng mây ngũ sắc đó có các chư tiên, chư phật tọa trên đài sen phất trần nhìn cuộc thế”. Để tới được thiên đàng thì hiện tại, mọi nhà phải lập bàn thờ thông thiên, thờ tấm trần điều, khói nhang nghi ngút. Các tín đồ mặc áo màu dà, để tóc dài, tiếng tụng kinh chen lẫn với tiếng tù và và tiếng hô “Tử vì đạo” của những thiện nam tín nữ gươm giáo tuốt trần quyết đánh tan những kẻ phỉ báng thánh thần. Thiên đường chưa tìm thấy nhưng người ta chỉ thấy trước mắt cuộc sống trần ai đau khổ, bi thương. “Không khí chết lặng đè nặng xuống xóm làng. Đã lâu lắm rồi, người ta bỏ hết tất cả công ăn việc làm (…). Họ mải lao vào cuộc chém giết như những con thiêu thân lao vào lửa”. Thiên nhiên trên “đất lửa” cũng nhuốm màu bi thương, đen tối. “Từng bầy quạ đen réo nhau “quang quác” bay rảo ven sông tìm xác chết”, “Mặt trời đã ngả về phía rặng cây xa, bừng lên như một đám cháy (…). Mưa lạnh những con người không nhà. Mưa mù mịt và dầm dề…”. Những bức tranh có màu sắc đối lập như trên đã làm nền cho những tấn bi kịch trong Đất lửa.
Cốt truyện của Đất lửa xoay quanh một hành động cơ bản : sự xung đột giữa đời và đạo. Vì sao có sự xung đột này ? Trong cuộc Tổng khởi nghĩa năm 1945 ở Nam Bộ, lực lượng Hòa Hảo có vai trò quan trọng, mà theo lập luận của Tư Trịnh: “Cách mạng tháng Tám thành công là nhờ có lá cờ đà của đạo Phật giáo Hòa Hảo”. Nhưng khi giành độc lập xong, ở một số địa phương xảy ra việc tranh chấp chính quyền giữa Việt Minh và Hòa Hảo. Nói như Quản Dõng : “Nó độc tài, nó giành hết chính quyền để đàn áp bà con bổn đạo của chúng ta”. Mối hiềm khích của hai bên bắt đầu từ đó. Pháp đã biết lợi dụng mâu thuẫn này nên bí mật cho một số người như Ngô Quang Vỹ (cộng sản trốt kít), Quản Dõng (địa chủ, quan chức cũ)…vào đạo để chỉ huy lực lượng Hòa Hảo. Nhiều tín đồ đã tin vào chiêu bài của Việt gian: Trước hãy tạm hòa hoãn với Pháp để đánh “quỷ dương Việt Minh”, sau đó sẽ quay lại đánh Pháp để giành độc lập dân tộc. Và nhiều tín đồ đã chiến đấu dũng cảm chống lại chủ nghĩa vô thần để bảo vệ thanh danh của đạo: “Một làn sóng người đang chen chúc nhau tràn đến. Gươm giáo trên tay họ lấp loáng. Họ mặc quần áo màu dà và phất một lá cờ dà, đàn ông, đàn bà, nam nữ, ông già và trẻ em đều có. Họ là nhân dân (…). Nghe tiếng súng, cái lớp người ấy không tan ra mà lại hùng hổ hơn. Họ gào thét to hơn và tràn đến như một cơn giông (…). Một lớp người bị ngã. Lớp sau xô nhau tràn đến”. Họ “gào thét như sấm”, tiếng hô “Tử vì đạo”, “Việt Nam – độc lập – vạn tuế” chen lẫn với tiếng rên của người hấp hối: “Nam mô a di đà Phật”. Cứ thế, cả làng “lao vào cuộc chém giết vô lý”, “người thân giết người thân”. Cả hai phe đều yêu nước nhưng họ phải giết hại lẫn nhau, đó là bi kịch lịch sử.
Để tăng tính sinh động của bi kịch lịch sử - xã hội, tác giả đã cụ thể hóa thành các bi kịch gia đình hay tình yêu đôi lứa. Người ta có thể giải quyết các xung đột xã hội bằng một phát súng hay một nhát dao nhưng không thể dùng giải pháp ấy trong mối xung đột giữa những người thân thiết, bởi vậy, kịch tính càng tăng. Có thể thấy sự phức tạp đó trong gia đình nhân vật chính – lão Trịnh. Lão có một bộ dạng rất độc đáo: “tóc dài chấm đến lưng, râu cằm che mất cả cổ. Lão mặc quần áo màu dà”. Tính tình nóng nảy, ngang tàng, “lấy ngực ở đời”… Nói chung là mang nhiều nét đặc trưng của con người Phật giáo Hòa Hảo Nam Bộ. Bản thân lão cũng chứa đựng một phần lịch sử, thông qua số phận long đong của lão, người ta có thể thấy được phần nào số phận của người dân yêu nước sau khi cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bị địch dìm trong bể máu. Lão mang hai con sang đất Hòa Hảo lánh nạn, tại đây, lão dằn vặt giữa hai con đường: vào đạo hay không vào đạo ? Tưởng chỉ vào đạo để che mắt địch, nào ngờ giáo lý Phật giáo quá hấp dẫn khiến lão từ bỏ con đường cộng sản vô thần. Lão quay về làng cũ và được cử làm Phó Ban trị sự đạo. Để cắt đứt hoàn toàn sợi dây liên hệ giữa Tư Trịnh với cộng sản, Quản Dõng ra lệnh cho lão phải giết Sáu Sỏi. Lão Trịnh tan nát cõi lòng khi phải giết người đồng chí thân thiết nhất của mình từ thời Nam Kỳ khởi nghĩa. Lão dằn vặt, chất vấn để tìm lẽ đúng sai: “Nếu ta theo Sáu Sỏi để đánh Tây thì có làm trái lời của Phật không ? (…) Tại sao những người kháng chiến vô đạo mà lại đánh Tây ? Ai bảo ta đi tạm hàng giặc ? Lệnh trên ! Trên là ai ? Việt Minh là kẻ thù của đạo ta ư ? Vì sao ? Việt Minh là quỷ dương thực sự đấy ư ? Hay là những người như Quản Dõng ? Hay chỉ là Tây thôi ? (…) Ta sẽ không hàng giặc, ta sẽ đánh Tây (…) Như thế sẽ không có ai dám nói ta đầu hàng giặc và ta đánh cả Việt Minh, như thế, sẽ không có bổn đạo nào dám nói ta là phản đạo !”. cảm giác đó là giải pháp hợp lý nhất, Tư Trịnh đã vung gươm chém chết người bạn thân thương. Người đọc khó quên hình dáng lão tướng Tư Trịnh thiểu não, lắc lư trên lưng ngựa đêm xử trảm. Đó là những câu văn có hồn.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links