latdat1906

New Member
Link tải miễn phí Luận văn:Một số yếu tố tác động đến hiệu quả việc xây dựng mô hình " Xã phường phù hợp với trẻ em " (Qua khảo sát tại 2 xã An Lão và Hưng Công, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam):


Luận văn ThS. Xã hội học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Hệ thống hóa cơ sở lý luận của đề tài, từ quan điểm xây dựng “Một thế giới phù hợp với trẻ em” của Liện Hiệp Quốc đến việc xây dựng mô hình “Xã, phường phù hợp với trẻ em ” ở Việt Nam. Nghiên cứu, điều tra việc xây dựng mô hình xã phường phù hợp với trẻ em ở hai xã An Lão và Hưng Công, Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Tập trung phân tích những nội dung cơ bản của bản Tiêu chuẩn được vận dụng, áp dụng trong thực tế ở hai xã nói trên, qua đó nêu lên những nhận xét cụ thể về việc thực hiện các tiêu chí cơ bản về Tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em, nêu rõ những yếu tố, bài học kinh nghiệm tác động đến thành công, hạn chế trong công tác này. Đề xuất một số ý kiến để hoàn thiện nội dung, quy chuẩn của bộ tiêu chuẩn để việc xây dựng xã phường phù hợp với trẻ em có thể tiến hành có hiệu quả hơn và phù hợp với nhiều vùng miền trên cả nước
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 4
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 8
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu. 8
5. Giả thuyết nghiên cứu và sơ đồ tương quan giữa các biến số 9
6. Phương pháp nghiên cứu 11
7. Kết cấu luận văn 12
PHẦN NỘI DUNG 13
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 13
1. Từ quan điểm xây dựng “Một thế giới phù hợp với trẻ em” của
Liên Hiệp Quốc đến việc xây dựng mô hình “Xã, phường phù hợp
với trẻ em” ở Việt Nam.
13
1.1 Quan điểm của Liên Hiệp Quốc về xây dựng “Xã, phường phù
hợp với trẻ em”
13
1.2 Việt Nam và việc xây dựng mô hình “Xã, phường phù hợp với
trẻ em”
15
2. Một số khái niệm công cụ liên quan đến đề tài. 16
2.1 Khái niệm trẻ em 16
2.2 Khái niệm “Xã, phường phù hợp với trẻ em” 17
3. Một số lý thuyết và quan điểm của các nhà xã hội học được vận
dụng trong đề tài nghiên cứu.
17
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH “XÃ, PHƯỜNG
PHÙ HỢP VỚI TRẺ EM”.
26
1.Điều kiện kinh tế, xã hội của hai xã An Lão, Hưng Công 26

2. Thực trạng và một số yếu tố tác động đến việc xây dựng “Xã,
phường phù hợp với trẻ em”
27
2.1 Thực trạng công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và việc
xây dựng “Xã, phường phù hợp với trẻ em” tại hai xã An Lão và
Hưng Công.
27
2.2 Một số yếu tố tác động đến hiệu quả việc xây dựng mô hình
“Xã, phường phù hợp với trẻ em”
50
3. Hiệu quả 52
Chương 3: Giải pháp 54
1.Giải pháp thực hiện môi trường xã hội phù hợp với trẻ em. 54
2.Giải pháp thực hiện môi trường gia đình đảm bảo để trẻ em phát
triển toàn diện.
60
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 64

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Ngày nay, nhân loại đã và đang bước vào nền kinh tế tri thức, một trong
những đặc điểm quan trọng nhất của nền kinh tế tri thức là tập trung đầu tư phát
triển con người, trong đó xác định rõ đầu tư cho con người là sự đầu tư có hiệu
quả nhất. Đầu tư cho con người, hướng đến con người cũng chính là mục tiêu của
Đảng và Nhà nước Việt Nam, đó vừa được coi là động lực, vừa là mục tiêu của
sự phát triển. Khi các chính sách của Việt Nam coi con người là động lực của sự
phát triển, điều đó cũng có nghĩa là tạo mọi điều kiện để phát huy hết tiềm năng
cho mỗi cá nhân nói riêng và con người nói chung hướng đến sự phát triển toàn
diện. Khi con người được phát huy hết vai trò là động lực, họ sẽ tạo ra nguồn của
cải to lớn, tạo ra sự phát triển kinh tế. Mặt khác, khi kinh tế phát triển, thì con
người cũng có điều kiện được chăm sóc tốt hơn, phát triển ở tầm cao hơn. Như
vậy, con người lại trở thành mục tiêu của sự phát triển, mọi sự nỗ lực, cố gắng
của con người đều hướng đến mục tiêu cho chính con người. Vì vậy, đầu tư cho
con người là hết sức quan trọng.
Đầu tư cho con người đòi hỏi một quá trình lâu dài, bền bỉ và kéo dài
trong suốt cuộc đời mỗi con người, dù con người đó ở bất kỳ lứa tuổi nào, trong
bất kỳ giai đoạn nào hay thuộc bất kỳ dân tộc, giới tính nào. Tuy nhiên, giai đoạn
đầu tiên của cuộc đời là giai đoạn cần đến sự đầu tư nhiều nhất, con người có
khỏe mạnh về thể chất, có kiến thức, trình độ, học vấn, văn hóa, nhân cách và
một tâm hồn phong phú hay không...đều phụ thuộc vào giai đoạn đầu tiên đó.
Nhiều nghiên cứu khoa học và thực tế cuộc sống đã chỉ ra rằng nếu ở giai
đoạn đầu đời, con người có được sự đầu tư bài bản, toàn diện và khoa học, thì
đây là tiền đề quan trọng để các giai đoạn sau con người có cơ hội và điều kiện
phát triển tốt hơn. Do đó, các chính sách đầu tư cho con người hiệu quả nhất là
đầu tư trong giai đoạn đầu tiên. Những chính sách đầu tư cho thế hệ trẻ đòi hỏi có
tính chiến lược, toàn diện, không chắp vá, bị động. Tình hình kinh tế có thể biến
đổi nhưng đầu tư cho con người, đặc biệt là thế hệ trẻ phải có chiến lược lớn và
không thể thay đổi.
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã đầu tư rất nhiều cho trẻ em,
Ủy ban Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em (nay là Cục trẻ em thuộc Bộ Lao
động Thương Binh và Xã hội) đã được thành lập và làm nhiệm vụ quản lý Nhà
nước về công tác trẻ em. Đến nay, mặc dù đã thay đối tên gọi nhiều lần, nhưng
về bản chất là không thay đổi, vẫn luôn hướng đến mục tiêu cao nhất là đầu tư,
phát triển, chăm sóc cho trẻ em. Thời gian qua, những chính sách và nỗ lực của
Việt Nam trong chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn nói riêng đã đạt được nhiều kết trong các vấn đề cụ thể
như: dinh dưỡng và sức khỏe, y tế và giáo dục, đạo đức, lối sống và nhân cách,...
Bản thân Liên Hiệp Quốc cũng đã đánh giá rất cao những thành quả mà Việt
Nam đã đạt được.
Tuy nhiên, sự đầu tư, phát triển trẻ em mang tính chiến lược không chỉ
dừng lại ở những vấn đề chi tiết, cụ thể mà còn phải hướng đến một tầm cơ bản
hơn, đó là xây dựng môi trường xã hội để trẻ em lớn lên có đủ điều kiện phát
triển tốt nhất, như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Vì lợi ích mười năm
thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”... Sự “trồng người”,
đòi hỏi những vấn đề rất cơ bản: đất đai - không gian văn hóa, môi trường xã hội
để trẻ phát triển. Điều đó có nghĩa là để phát triển trẻ em, chúng ta không thể chỉ
dừng lại ở việc chăm sóc, giáo dục mà phải xây dựng một môi trường xã hội, một
không gian văn hóa xung quanh để trẻ có cơ hội được sinh ra, lớn lên, trưởng
thành và được nuôi dưỡng trong cái nôi vững chắc, nhân ái đó.
Trong các thập kỷ gần đây, những đòi hỏi về khía cạnh xây dựng môi
trường sống phù hợp với trẻ em đã được Liên Hiệp Quốc đề cập và khẳng định rõ
trong Tuyên bố của Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em (1959), Công ước Quốc tế
quyền Trẻ em (CRC - được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 20
tháng 11 năm 1989). Trong các văn bản quan trọng này, Liên Hiệp Quốc đã đưa
ra hệ thống các tiêu chí mang tính căn bản, chiến lược rất cần thiết để xây dựng
một môi trường sống mà bất kỳ trẻ em nào cũng có cơ hội và điều kiện phát triển
tốt nhất.
Ở Việt Nam, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thời gian gần
đây đã hướng đến việc tạo cho trẻ em có điều kiện sống, học tập và phát triển tốt
nhất. Đây được coi là bước chuyển biến quan trọng đối với công tác chăm sóc,
giáo dục trẻ em. Chuyển từ những chăm sóc mang tính trải rộng theo chiều ngang
sang những chăm sóc mang tính chiến lược, tổng thể và căn bản theo chiều sâu
bao gồm: bảo vệ trẻ em, chăm sóc trẻ em, giáo dục trẻ em, tạo điều kiện để trẻ
được vui chơi, giải trí và được tham gia các hoạt động xã hội trong một môi
trường sống thuận lợi nhất. Đó cũng chính là bốn tiêu chuẩn cụ thể nhất, trọng
điểm nhất được các nhà khoa học, các nhà quản lý đưa ra nhằm hướng toàn bộ xã
hội vào mục tiêu xây dựng một môi trường sống tốt đẹp nhất cho sự phát triển
của trẻ em.
Bộ tiêu chuẩn “Xã phường phù hợp với trẻ em” sau một thời gian nghiên
cứu, thẩm định được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân số gia đình và trẻ em
(nay là Vụ trẻ em) ra quyết định ban hành ngày 01/6/2004 với tên gọi “Hướng
dẫn Tiêu chuẩn xã/phường phù hợp với trẻ em”1 nhằm hướng tới việc thực
hiện cam kết của Nhà nước Việt Nam với Liên Hiệp Quốc về thực hiện xây dựng
“Một thế giới phù hợp với trẻ em”. “Xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em là
xã, phường, thị trấn có môi trường sống an toàn, thân thiện với trẻ em mà ở đó tất
cả trẻ em đều có sự khởi đầu tốt đẹp nhất trong cuộc sống, được hưởng các quyền
cơ bản của mình (quyền được sống, quyền được phát triển, quyền được bảo vệ và
quyền được tham gia) và có cơ hội phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và
nhân cách.”2
Sau khi xây dựng bộ tiêu chuẩn, Vụ trẻ em (thuộc Ủy ban dân số gia đình
và trẻ em) đã tiến hành triển khai thử nghiệm ở một số địa bàn trong cả nước.
Theo quy định, các tỉnh, thành phố nào đạt được các tiêu chí đề ra trong bộ tiêu
chuẩn sẽ được cấp Bằng công nhận xã phường phù hợp với trẻ em. Trên thực tế,
1 Ủy ban dân số gia đình và trẻ em, Quyết định số 03/2004/QĐ-DSGĐTE ngày 01/6/2004 v/v ban hành
Hướng dẫn tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em.
2
Vụ trẻ em, Dự thảo 2 (tháng 12/2008) Tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em, Điều 1.

việc xây dựng mô hình “Xã, phường phù hợp với trẻ em” đã bước đầu thu được
những kết quả nhất định nhưng cũng cho thấy rất nhiều khó khăn hạn chế. Điều
đó đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, phân tích, đánh giá để mô hình này có thể được
triển khai một cách hiệu quả trên bình diện rộng lớn hơn.
Nhiệm vụ của luận văn “Một số yếu tố tác động đến hiệu quả việc xây
dựng mô hình xã phường phù hợp với trẻ em” là tập trung nghiên cứu quá trình
xây dựng “Xã, phường phù hợp với trẻ em” tại hai xã An Lão, Hưng Công
(huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam), trên cơ sở đó, xem xét, đánh giá việc xây dựng
bộ tiêu chuẩn này những mặt tốt hay chưa tốt, có tích cực đối với sự nghiệp chăm
sóc, giáo dục trẻ em hay không, từ đó có những đóng góp nhằm chuẩn hóa,
hướng tới hoàn thiện bộ tiêu chuẩn để có thể áp dụng sâu rộng đến tất cả các
vùng/miền trong cả nước.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Việc nghiên cứu về mục tiêu, chiến lược phát triển trẻ em ở tầm vĩ mô nói
chung và các chương trình, kế hoạch phát triển trẻ ở cấp độ vi mô nói riêng đã và
đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau.
Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, là một bộ phận quan trọng trong
mục tiêu và chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước ta, vì vậy,
đầu tư phát triển cho trẻ em chính là sự đầu tư cho tương lai quốc gia, dân tộc.
Trên thế giới, nhiều chính sách, chương trình hành động về trẻ em đã và
đang được xây dựng như: Tuyên bố của Hội Quốc liên về quyền trẻ em (1924),
Tuyên bố của Liên hiệp quốc (LHQ) về Quyền trẻ em (1959), Công ước Quốc tế
quyền Trẻ em (CRC) được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 20 tháng 11 năm
1989, Nghị định không bắt buộc của Công ước LHQ về quyền trẻ em về việc sử
dụng trẻ em tham gia quân sự, Nghị định không bắt buộc của công ước Liên Hiệp
Quốc về quyền trẻ em về buôn bán mại dâm. Trong đó, Công ước quốc tế về
quyền trẻ em là một trong những văn bản được nhiều quốc gia trên thế giới ký
cam kết thực hiện. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế
giới phê chuẩn Công ước này vào năm 1990. Từ đó đến nay, Việt Nam đã từng
bước đưa các vấn đề về trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong giai
đoạn 2006-2010, đây là văn kiện quan trọng tạo khung pháp lý cho các Bộ,
ngành xây dựng kế hoạch hành động riêng của mình đến năm 2010.
Nỗ lực hành động và phấn đấu để có môi trường phát triển tốt nhất cho trẻ
em luôn là một chặng đường rất dài và rất động. Những giá trị ở hiện đang phù
hợp trong giai đoạn này nhưng có thể dễ dàng trở nên lạc hậu sau một vài thập kỷ
tới. Chính vì thế, ở khắp nơi trên thế giới, các chính sách, chương trình hành
động luôn có sự chỉnh sửa, bổ sung sao cho phù hợp nhất với từng giai đoạn,
từng lứa tuổi và đặc thù văn hóa, kinh tế của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, Sự nghiệp đổi mới đất nước từ Đại hội Đảng VI năm 1986
đã mang lại những kết quả đáng khích lệ, một mặt khiến cho kinh tế tăng trưởng,
thu nhập bình quân tăng, đời sống nhân dân được cải thiện; mặt khác, nó còn là
động lực thúc đẩy sự phát triển giao lưu văn hóa xã hội. Chúng ta cũng đã quan
tâm nhiều hơn đến các chính sách xã hội, đến việc coi con người với tính cách
vừa là nguồn lực, lại vừa là mục tiêu của công cuộc phát triển đất nước.
Công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em cũng dành được sự quan tâm đặc biệt
của Đảng và Nhà nước. Với quan điểm trẻ em là chủ nhân tương lai của đất
nước, vấn đề trẻ em hiện nay nhận được sự quan tâm của rất nhiều các cơ quan
hữu quan nhằm mục đích tạo điều kiện để các em có thể phát triển toàn diện,
được sống trong tình yêu thương và được hưởng mọi quyền trẻ em. Có thể nói
đầu tư cho công tác chăm lo giáo dục trẻ em là đầu tư cho tương lai, tạo cơ sở,
điều kiện cho các em học tập, vui chơi lành mạnh chính là một hướng đầu tư hiệu
quả cho sự phát triển nước nhà trong một tương lai xa, mang tính lâu dài và bền
vững.
Ngày 12/8/1991, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã được Quốc
hội Việt Nam thông qua và chính thức có hiệu lực thi hành. Có thể nói, Luật bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em chính là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho việc
triển khai và thực thi các phúc lợi cho trẻ em.
Nghiên cứu về trẻ em trong những năm qua cũng nhận được sự quan tâm,
vào cuộc của nhiều cơ quan, đơn vị. Có thể nói, có rất nhiều học giả, tổ chức

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

anhxhh

New Member
Re: Một số yếu tố tác động đến hiệu quả việc xây dựng mô hình

m khondowload dk c ak
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu các yếu tố tác động đến gia tăng giá trị đất đô thị tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng trên sàn thương mại điện tử shopee của sinh viên chất lượng cao Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, 2021 Luận văn Kinh tế 0
D Yếu tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch tại việt nam Văn hóa, Xã hội 0
D Đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên năm cuối các ngành khoa học xã hội Văn hóa, Xã hội 0
D yếu tố nguy cơ và tác hại nghề nghiệp ở công nhân ngành may công nghiệp tại tỉnh phía nam Y dược 0
D CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC CHỌN MUA SẢN PHẨM SMART PHONE CỦA KHÁCH HÀNG TẠI TP. HCM Luận văn Kinh tế 0
P Tác động của cung cầu lao động và một số yếu tố khác trên thị trường lao động tới tiền lương tối thiểu Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top