Bài viết này chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm chúng tui đã tích lũy được trong quá trình xây dựng phần mềm, đó cũng chính là những suy nghĩ về các phương pháp học - cách học kém hiệu quả. Từ đó chúng tui hình thành hướng đi cho phần mềm Ylazy với mục đích tạo ra một công cụ giúp người dùng có thể tiếp cận với tiếng Anh một cách tự nhiên và hiệu quả nhất, cũng như có thể phù hợp với trình độ của bất cứ ai.


Chúng tui mong muốn rằng, thông qua bài viết các bạn sẽ có được cái nhìn sâu sắc hơn về quá trình học tập của mỗi người: cách học nào tốt, cách học nào kém hiệu quả, tại sao lại tốt hay kém hiệu quả, phương pháp truyền thống là thế nào, phương pháp hiện đại là gì, những ai có thể áp dụng phương pháp này hay phương pháp kia... Tất cả sẽ được lý giải cặn kẽ trong bài viết, giúp bạn có thêm cơ sở để suy ngẫm về những điểm được và chưa được trong cách học của bản thân, đồng thời có thể sử dụng Ylazy một cách hiệu quả nhất cho quá trình học tập của mình.


Trong bài viết, cụm từ "các bạn" không ám chỉ một cá nhân cụ thể nào, nó được áp dụng cho bất kì ai cảm giác cách học của mình chưa ổn và cần xem xét lại. Ngoài ra, bài viết có tham khảo các kinh nghiệm được chọn lọc từ một số phương pháp học tiếng Anh khác, và một số đề tài nghiên cứu khoa học về phát triển khả năng ghi nhớ của con người..., cũng như những lý luận cá nhân của nhóm phát triển. Bởi vậy có thể tồn tại những sai sót, mong các bạn chung tay đóng góp để bài viết được hoàn chỉnh hơn.



Một sai lầm khá phổ biến của chúng ta, đó là cái khó làm trước - dễ làm sau, cái chưa cần thì làm trước - cái cần thì làm sau. Hay nói cách khác, chúng ta hay "làm ngược".


Do phụ thuộc vào giáo trình hay chương trình của các khóa học, nên nhiều trường hợp các bạn chưa có đủ lượng từ vựng cơ bản nhưng đã phải tiếp cận các kiến thức - chủ đề nâng cao. Nhiều bạn thậm chí không vận dụng được các câu chào hỏi - giao tiếp cơ bản, nhưng đã bắt đầu học các cuốn giáo trình về chuyên ngành như kinh tế, ngân hàng,..., tập nghe các đoạn hội thoại dài - nhanh - khó chỉ để cố gắng nghe được vài từ, và mong sao tick đúng vào đáp án trong bài tập. Nhiều giáo viên bất lực với việc truyền đạt kiến thức cho học sinh, nên quay ra dạy các thủ thuật để làm sao không cần nghe được, không cần hiểu được nhưng vẫn trả lời đúng được các đáp án. Học như thế, điểm số của các bạn có thể cao lên được chút ít, nhưng các bạn nhận được gì - không gì cả!. Đó là một nguyên nhân lớn khiến cho đa phần HSSV chúng ta cứ dậm chân tại chỗ dù đã học tiếng Anh hàng năm trời. Vì vậy trước khi học các bạn cần xác định rõ mục đính: các bạn học vì thành tích hay vì kiến thức cho chính bản thân mình? Cho dù các bạn cần thành tích vì một lý do nào đó, nhưng tại sao không nghĩ rằng khi đã có kiến thức thực sự rồi thì việc đạt thành tích trong các kì thi là điều quá dễ dàng?


Vừa rồi là cái sai đầu tiên các bạn thường mắc phải từ khi bắt đầu học tiếng Anh. Vậy trong quá trình học tiếng Anh thì sao? Rõ ràng phần đông HSSV Việt Nam đang học theo phương pháp truyền thống đó là: học thuộc lòng ngữ pháp - từ vựng trước, sau đó thực hành qua bài tập hay bài đọc trong giáo trình. Cách học đó có gì không ổn?


Khi học ngữ pháp một cách riêng rẽ, chúng ta không thể xác định được những cấu trúc ngữ pháp nào hay sử dụng nhất, cũng như cách vận dụng linh hoạt trong thực tế. Khi thực hành với giáo trình chúng ta có thể làm được bài tập, nhưng để có thể vận dụng trong cuộc sống thường ngày - thậm chí là để xây dựng nên những câu nói đơn giản nhất, đối với nhiều người quả là một thử thách lớn lao. Việc học từ vựng cũng thế. Một từ có thể có nhiều nghĩa và tùy từng văn cảnh sẽ được dịch khác nhau, nhưng các bạn cố gắng học thuộc lòng tất cả - mà không biết được liệu vài tháng tới hay thậm chí là vài năm tới các bạn có dùng đến hay không. Cách học này rất nguy hiểm, giả sử bạn học 100 từ, tương đương với vài trăm nghĩa nhưng số nghĩa vận dụng vào thực tế chiếm tỉ lệ quá nhỏ, dẫn tới tình trạng "học trước quên sau", ngoài ra việc học thuộc từ vựng vừa mệt mỏi, nhàm chán, khiến bạn có tâm lý ngại học, mà tâm lý lại ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp thu của mỗi người. Không những thế việc học thuộc từ vựng còn khiến cho chúng ta bị bối rối khi thực hành, nguyên nhân là một từ có thể có vài nghĩa, nhưng khi kết hợp với một hay nhiều từ khác lại sinh ra nhiều nghĩa khác, thậm chí không liên quan gì đến từ gốc. Cứ như thế, bạn thử tưởng tượng một quyển từ điển nhỏ cũng chứa đến hàng trăm ngàn từ, nếu tính cả các nghĩa phụ và biến thể thì số lượng khái niệm chúng ta cần học sẽ là một con số khổng lồ. Như vậy, không phải là bạn không có khả năng, mà bạn đã sử dụng khả năng đó không đúng chỗ. Bạn mất quá nhiều thời gian cho những thứ không cần thiết. Để khắc phục, bạn nên đảm bảo rằng bất kì khái niệm nào mà bạn học cũng sẽ được sử dụng để thực hành, và sẽ còn được sử dụng lại trong tương lai.


Việc thực hành qua bài tập hay bài đọc trong giáo trình cũng chứa nhiều điểm không hợp lý. Bởi dù có được thiết kế tốt thế nào, chủ đề trong giáo trình cũng không thể đáp ứng được nguyện vọng của mọi người. Có người trình độ còn kém nên muốn học chủ đề giao tiếp cơ bản, có người thích chủ đề về khoa học, người lại thích chủ đề về văn học,... Như vậy nếu chủ đề là khoa học thì người thích văn học sẽ không muốn học và không có cơ hội để thực hành, vì người làm ở lĩnh vực văn học chỉ suốt ngày tiếp xúc với tài liệu, báo chí, con người... ở lĩnh vực văn học. Họ học mấy từ vựng liên quan đến khoa học để làm gì? Bao giờ họ sẽ dùng đến nó và nếu có dùng thì bao lâu sẽ dùng đến 1 lần?


Sự thực hành mà không đúng với trình độ, nguyện vọng của bản thân sẽ chỉ làm chúng ta chán nản và sớm bỏ cuộc hơn, luôn tụt lại phía sau. Còn những người may mắn được học đúng với trình độ và sở thích của mình thì sẽ tiếp tục tiến bộ và càng bỏ xa mình hơn nữa. Việc cố gắng bám trụ trong những trường hợp như vậy sẽ đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn, ngoài ra còn phải phụ thuộc vào hoản cảnh mỗi người. Vào trường hợp người có nhiều thời gian rảnh thì có thể bố trí thêm nhiều thời gian để bù đắp lại sự thiếu hụt, nhưng không phải ai cũng có điều kiện để biến nỗ lực thành kết quả mong đợi.


Quay trở lại vấn đề, vậy nguyên nhân nào khiến chúng ta hay làm ngược?


Câu trả lời là: do chúng ta chưa hiểu cách làm việc của bộ não, nên không định hướng được cách học đúng đắn để sử dụng bộ não một cách hiệu quả nhất. Chúng ta cắm đầu học từ vựng, nhưng không hề biết bộ não thân yêu làm cách nào để tiêu hóa được hết đống từ vựng ấy. Vì vậy, chuyện đầy bụng - khó tiêu là khó tránh khỏi.


Dù học từ vựng theo cách nào đi nữa, bộ não vẫn chỉ cố gắng ghi nhớ dựa trên nguyên lý duy nhất:


- Các từ gặp nhiều hơn, ấn tượng hơn thì nhớ trước - nhớ lâu

- Các từ ít gặp, ít để ý đến hay không muốn để ý đến thì khó nhớ - nhanh quên


Và dù bạn có học được bao nhiêu từ vựng, bạn sẽ chỉ sử dụng chúng theo nguyên lý duy nhất:


- Các từ gặp nhiều hơn là các từ thông dụng hơn ⇒ sẽ tiếp tục gặp nhiều hơn ⇒ sẽ được sử dụng nhiều hơn

- Các từ ít gặp ⇒ ít thông dụng ⇒ sẽ ít được dùng hay không bao giờ dùng đến


Vậy điều rõ ràng là, những từ ta thường xuyên gặp sẽ được nhắc đi nhắc lại, và vì thế chúng dễ nhớ. Những từ này lại chính là những từ thông dụng, nên chúng ta vẫn sẽ thường xuyên gặp trong tương lai, vì thế chúng khó quên.


Như vậy cách học ngược như đã được phân tích phía trên sẽ bắt bộ não phải cố gắng ghi nhớ những từ khó - ít thông dụng, và không có cơ hội được tiếp cận những từ dễ - thông dụng. Cho nên hiệu quả kém là điều khó tránh khỏi.


Những từ dễ - thông dụng lại là những từ xuất hiện nhiều nhất trong mọi văn bản tiếng Anh, cũng như được sử dụng nhiều nhất khi giao tiếp. Dựa trên phát hiện đó, đại học Oxford đã biên soạn ra danh sách 3000 từ vựng thông dụng nhất. Chúng ta hãy thử nghĩ xem: 1 đoạn văn có 100 từ thì 95 từ nằm trong danh sách này. Hay nói cách khác, nếu bạn nắm được cách sử dụng 3000 từ thông dụng này thì có thể hiểu 95% người Anh nói gì. Thời gian gần đây rất nhiều người truyền tay nhau danh sách 3000 từ này, nhưng các bạn sẽ học bằng cách nào? Chẳng lẽ chúng ta lại ngồi học thuộc từng từ một? Tất nhiên là không! Nếu học như vậy chúng ta lại mắc phải sai lầm như đã phân tích.


Ngoài việc xác định khối lượng từ vựng cần học, chúng ta còn cần nghiên cứu cách học cho phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Như đã trình bày ở trên, những từ gây ấn tượng mạnh sẽ khiến chúng ta nhớ lâu hơn. Để có ấn tượng mạnh thì trước tiên chúng ta cần có sự hứng thú. Nếu chúng ta học trong tình trạng mệt mỏi vì bài tập, vì học thuộc lòng..., hay phải tự ép buộc mình trong những chủ đề bài học nhàm chán, thì hiệu quả ghi nhớ sẽ không được đảm bảo.


Khoa học đã chỉ ra rằng, sự ấn tượng giúp chúng ta ghi nhớ lâu dài mang bản chất là các mối liên kết. Nghĩa là, một khái niệm được liên kết với càng nhiều khái niệm khác - thì càng giúp chúng ta nhớ lâu. Khi bạn đọc một cuốn truyện mà bạn thích, mọi sự kiện, lời nói, hình ảnh, hành động... của nhân vật liên kết chặt chẽ với nhau thông qua cốt truyện khiến chúng ta liên tưởng rất nhiều. Chính điều đó kết hợp với sự hứng thú sẵn có với cuốn truyện đã khiến bạn ghi nhớ mọi thứ một cách tự nhiên mà không đòi hỏi bất kì sự cố gắng nào. Việc học tiếng Anh cũng vậy. Khi bạn đọc một bài viết, tài liệu, cuốn truyện,... mà bạn thích, các từ vựng sẽ được ghi nhớ trong một văn cảnh hoàn chỉnh, qua đó sức tập trung, óc sáng tạo, khả năng liên tưởng của bạn được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Trái lại - khi học thuộc lòng, dù bạn có cố gắng cải thiện khả năng ghi nhớ bằng cách đặt câu hay tưởng tượng ra các hình ảnh liên quan đến từ vựng, thì hiệu quả mang lại vẫn không cao bởi số liên kết bạn tạo ra cho từ vựng không nhiều, hơn nữa không phải ai cũng đủ khả năng dùy trì sự hứng thú lâu dài với việc học thuộc lòng.


Tổng kết những kinh nghiệm trên, sau đây chúng ta cùng tìm hiểu cách học đúng để không phạm phải những sai lầm như đã phân tích. Vì Ylazy được xây dựng với mục đích làm công cụ thực hành phương pháp này, nên những hướng dẫn dưới đây đồng thời cũng là cách sử dụng Ylazy một cách hiệu quả nhất cho quá trình học tập của mỗi người.

I) Quá trình chuẩn bị




Tìm tài liệu liên quan đến những chủ đề mà bạn yêu thích: tốt nhất hãy chọn những chủ đề mà bạn có cơ hội thực hành nhiều, khiến bạn hứng thú hay tốt nhất là khiến bạn đam mê, đọc đi đọc lại mà không chán thì càng tốt. Đó có thể là tài liệu nghiên cứu, các bài báo, sách, truyện tiếng Anh... Tuy nhiên bạn cần ghi nhớ, luôn chọn những chủ đề phù hợp với trình độ bản thân. Nếu bạn cảm giác mình còn kém, không nên chọn những chủ đề đậm chất chuyên ngành như kinh tế, *********, khoa học cao cấp,... vì những tài liệu thuộc chủ đề này có tỉ lệ các từ khó lớn, cách diễn đạt quá đa dạng. Tóm lại, nếu tài liệu bạn chọn khiến bạn cảm giác khó khăn trong việc thực hành (dịch, đọc...) thì bạn cần chuyển sang tài liệu hay chủ đề khác.

Việc chuẩn bị tài liệu từ trước giúp cho quá trình học tập được liên tục, không bị gián đoạn bởi các thao tác tìm kiếm. Tuy nhiên, nếu bạn chọn các bài viết ngắn, truyện ngắn... làm tài liệu học tập, bạn hoàn toàn có thể vừa học vừa tìm tài liệu, chứ không cần cứng nhắc nghe theo hướng dẫn này, chỉ cần các bạn nắm vững phương pháp thực hành là được.

Nếu tài liệu bạn chọn quá dài, nên chia nhỏ tài liệu thành từng bài học ngắn: Ví dụ nếu bạn có một cuốn ebook, hay một cuốn truyện dài, các bạn hãy chia nhỏ ra thành từng phần, mỗi phần chỉ nên giới hạn trong một vài trang. Cách thực hành ở bước sau bao gồm việc tập đọc - dịch và diễn thuyết toàn bài viết, vì vậy để nhanh chóng hoàn thiện khả năng nghe nói, bạn chỉ nên thực hành với từng bài học ngắn.

II) Cách thực hành với phần mềm Ylazy:

Bước 1. Copy và Paste bài học vào phần mềm, sau đó sử dụng nút đầu tiên (từ trên xuống dưới) để chuyển đổi văn bản.




- Sau khi văn bản được chuyển đổi, bạn sẽ thấy đa số các từ được làm nổi bật với màu trắng. Những từ đó chính là 3000 từ vựng thông dụng nhất và những từ liên quan (dạng quá khứ, số nhiều, phân từ II hay dạng so sánh của 3000 từ này). Nếu bạn click chuột vào những từ này, một khung giải nghĩa sẽ hiện ra, bao gồm từ gốc, phiên âm và giải nghĩa ngắn gọn cho từ đó. Những nghĩa này là những nghĩa thông dụng nhất. Để tra các nghĩa đầy đủ được định nghĩa trong từ điển, bạn giữ phím ALT và Click chuột vào từ đó. Một số bạn lại hỏi tại sao không đưa ra nghĩa đầy đủ ngay, mà phải giữ phím ALT để tra nghĩa đầy đủ? Đó là bởi những nghĩa không thông dụng sẽ ít gặp, trong đa số trường hợp bạn sẽ chỉ sử dụng các nghĩa thông dụng. Việc mặc định đưa ra nghĩa thông dụng sẽ giúp các bạn tiết kiệm nhiều thời gian tra cứu.


- Các từ không thông dụng được làm nhạt hơn so với các từ thông dụng. Khi bạn click chuột vào các từ này, phần mềm sẽ hiển thị giải nghĩa đầy đủ cho từ đó. Nếu click chuột mà không có giải nghĩa thì đó là những danh từ riêng như tên người, vật, địa điểm,...


- Đôi khi bạn có thể bắt gặp những từ được đánh dấu bằng màu đỏ nhạt. Đó là những từ không tồn tại trong từ điển, thông thường đó là các từ mượn, các tên khoa học... Một số từ là sự kết hợp của hai hay nhiều từ theo lối nói hiện đại của người Anh - Mĩ.


- Đặc biệt, các cụm từ / cấu trúc câu tiếng Anh thông dụng sẽ được gạch chân và làm nổi bật với màu trắng. Để tra nghĩa các bạn giữ phím Ctrl và Click chuột vào các cụm từ này. Việc học tiếng Anh theo cụm là rất cần thiết. Bởi các từ có thể kết hợp với nhau để tạo nên một cụm hay một cấu trúc mang nghĩa khác hẳn so với các từ cấu tạo nên. Nắm được cách sử dụng các cụm từ / cấu trúc câu thông dụng thì bạn mới có thể sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên như người bản xứ.


- Khi bạn tra một từ, cụm từ hay cấu trúc câu bất kì, phần mềm Ylazy sẽ phát âm biến thể trước (nếu có) và phát âm từ gốc sau. Ví dụ khi bạn click chuột vào từ believed, phần mềm sẽ đọc từ believed trước, rồi mới đọc believe. Chức năng này giúp bạn so sánh cách phát âm giữa biến thể và từ gốc. Phần mềm cũng không đưa ra nghĩa cho từ believed, mà sẽ chỉ hiển thị nghĩa của từ gốc: believe. Điều đó có nghĩa là bạn phải tự biết rằng believed là dạng quá khứ của believe, hay believed là biến thể của believe. Vì vậy, nếu bạn chưa nắm được ngữ pháp tiếng Anh cơ bản nhất, như các thời của động từ, dạng bị động của động từ, dạng so sánh của tính từ,... thì bạn nên bỏ ra chút thời gian để tự học ngữ pháp cơ bản, nếu không việc thực hành sẽ gặp khó khăn. Tài liệu tiếng Anh cơ bản có rất nhiều trên Internet hay các giáo trình. Bạn không cần học thuộc và cũng không cần làm bài tập, chỉ cần học để có thể nhận biết được chúng trong các bài đọc là đủ. Nếu dành ra vài tiếng mỗi ngày, bạn sẽ chỉ mất tối đa một tuần để học những thứ đó. Hãy nhớ rằng chỉ học những thứ cơ bản nhất, đừng mất quá nhiều thời gian cho ngữ pháp. Ngữ pháp được giảng dạy ở trường lớp - Trung học phổ thông hay Trung học cơ sở đã là đủ cho bạn rồi, nếu bạn chưa nắm được hay đã quên thì mới cần học lại. Nếu đã biết sơ sơ rồi thì hãy dừng lại, không cần học ngữ pháp nữa.

Bước 2. Tra cứu lần lượt từng từ / cụm từ / cấu trúc câu (gọi chung là từ vựng) bằng cách Click chuột và kết hợp giữ phím ALT hay Ctrl như đã được trình bày ở trên.


Bạn tra từ nhằm mục đích nắm được nghĩa, phát âm của từng từ vựng. Cứ tra lần lượt, đến khi hết bài học lại quay lại tra từ đầu. Cứ làm như vậy hết lượt này đến lượt khác cho đến khi bạn hiểu nghĩa của từng câu, từng đoạn và toàn bài viết.


Chú ý:



- Không cần cố gắng học thuộc lòng bất kì từ vựng nào: Với mỗi từ vựng, chỉ cần tra từ để tìm được nghĩa thích hợp, rồi chuyển sang từ khác. Bộ não của bạn sẽ tự động ghi nhớ các từ vựng thông qua ngữ cảnh bài đọc và sự xuất hiện lặp đi lặp lại của các từ đó khi tra cứu.


- Không cần chú ý đến những từ không thông dụng: Nếu bạn cảm giác khó nhớ những từ không thông dụng (những từ có màu nhạt hơn), thì đó là chuyện hoàn toàn bình thường. Chỉ cần tra nghĩa thích hợp rồi lướt qua chúng như những từ khác.


- Mục đích cuối cùng là nắm được nghĩa (dịch được) toàn bài viết, và phát âm được từng từ. Vì thế không cần thiết phải tra từ quá kĩ. Khi đã đạt được mục đích, cho dù bạn cảm giác mình chưa thực sự thuộc hết các từ vựng thì cũng đừng bận tâm, hãy chuyển sang bước 3.


- Bạn nên xem để có thể sử dụng chức năng chuyển đổi một cách hiệu quả nhất, bằng việc kết hợp sử dụng các chức năng nâng cao, bao gồm: chức năng tạo bài đọc, đính kèm bài dịch, đính kèm dữ liệu và quản lý dữ liệu.

Bước 3: Luyện nghe - nói: Bạn sử dụng các nút tiếp theo trên giao diện Ylazy để nghe từng câu, từng đoạn và toàn bộ bài viết.




- Sử dụng chức năng "đọc câu văn tương ứng với vị trí con trỏ" để nghe từng câu trong bài đọc. Trong khi nghe bạn có thể nhẩm theo và sau khi nghe hết 1 câu bạn nên đọc lại câu đó đến khi lưu loát.


- Tiếp theo, bạn sử dụng chức năng "đọc đoạn văn tương ứng với vị trí con trỏ" để nghe từng đoạn hoàn chỉnh. Khi đã thuần thục, bạn sử dụng chức năng "đọc toàn bộ bài viết" để nghe toàn bộ bài đọc. Nếu muốn nghe lại từ vị trí nào đó, hay muốn nghe lại một phần bất kì của bài đọc, bạn sử dụng chức năng "Đọc từ vị trí con trỏ / đọc đoạn văn bản bôi đen".


- Việc luyện nghe / luyện nói được tiến hành song song với nhau. Sau khi bạn có thể đọc toàn bộ bài viết một cách dễ dàng, hãy tập diễn thuyết lại bài đọc. Ví dụ, nếu bạn đang đọc một cuốn truyện, bạn hãy đóng vai người kể và kể lại cho... máy tính nghe. Nếu bạn đang đọc một bài báo ngắn về công nghệ, hãy tưởng tượng mình là người giới thiệu sản phẩm công nghệ đó, hay người viết báo. Nếu bạn đang đọc một cuốn ebook hay tài liệu về môn học, hãy tưởng tượng mình là người đang truyền đạt kiến thức trong tài liệu...


- Toàn bộ quá trình đọc không chỉ giúp cho chúng ta nâng cao kĩ năng nghe - nói, mà còn giúp chúng ta ghi nhớ các từ vựng một cách tự nhiên. Trong quá trình luyện nghe nói, bạn hoàn toàn có thể tra cứu các từ mà bạn quên.


- Luôn luôn điều chỉnh tốc độ đọc và âm lượng đọc sao cho phù hợp với trình độ bản thân. Một số bạn bè, ngay cả giáo viên có thể khuyên bạn nghe các đoạn hội thoại… nhanh như gió, hay khuyên bạn nghe với âm lượng thật nhỏ để tăng khả năng nghe? – Đừng nghe lời họ! Đừng tự đánh đố bản thân và đừng cố gắng đốt cháy giai đoạn. Hãy luôn làm từ dễ đến khó. Ngay cả khi bạn đã ở trình độ khá, bạn cũng không cần thiết phải tăng tốc độ đọc để nghe tốt hơn.




- Một số bạn gửi Mail cho tui hỏi rằng: nếu cứ luyện tập thật kĩ với từng bài học như thế liệu có hiệu quả cao không? Vì văn bản tiếng Anh đa dạng nên lẽ ra phải nghe thật nhiều bài thì mới nhanh tiến bộ được chứ?


Nếu vì văn bản tiếng Anh đa dạng mà bạn phải nghe thật nhiều bài để nghe tốt thì chẳng lẽ, để nói được như người bản xứ chúng ta phải nghe hết tất cả các giáo trình, tài liệu... ở mọi thể loại? Rõ ràng không phải như thế. Văn bản tiếng Anh hay bất kì ngôn ngữ nào tuy đa dạng, nhưng ngữ điệu lại có giới hạn. Việc nắm bắt được ngữ điệu sẽ quyết định đến khả năng nghe - nói. Bạn hãy nhìn những học sinh lớp 1 tập đọc. Sách giáo khoa của các bé chỉ chứa một số bài đọc nhất định. Các bé chỉ cần luyện tập cho tốt các bài đọc ấy, đến khi gặp các bài đọc mới các bé có thể tự biết cách đọc một cách dễ dàng, tự nhiên. Vì vậy, bạn chỉ cần thực hành tốt một số bài, thì tự nhiên bạn sẽ cảm nhận được ngữ điệu tiếng Anh, khi đó bạn có thể nghe được, nói được trong bất kì hoàn cảnh nào. Chúng ta quan trọng chất lượng chứ không phải số lượng. Bạn hãy làm đúng như hướng dẫn phía trên, chỉ cần thực hành với vài bài đọc thì chắc chắn chính bạn sẽ cảm nhận rõ sự tiến bộ. Càng về những bài học sau chúng ta sẽ càng cảm giác việc thực hành dễ dàng hơn.


Hãy luyện tập với 1 bài học đến khi nhuần nhuyễn, mới chuyển sang bài học tiếp theo.


Hãy luyện tập với 1 chủ đề đến khi nhuần nhuyễn, mới chuyển sang chủ đề tiếp theo.


- Mặc định Windows sẽ có vài giọng đọc cơ bản, các giọng này vẫn còn khá cứng và chưa giống với giọng nói của con người. Bạn hoàn toàn có thể thêm vào các giọng đọc tự nhiên để sử dụng phần mềm hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn cần biết cách sử dụng các chức năng nâng cao để có thể đạt được hiệu quả cao nhất (xem video hướng dẫn để biết thêm chi tiết).


Trên đây chúng ta đã cùng tìm hiểu với phần mềm Ylazy. Tuy nhiên liệu phương pháp / cách thực hành trên có áp dụng cho mọi trình độ của người học?


Trong quá trình học, có thể bạn sẽ gặp những từ chưa được định nghĩa trong từ điển, hay có thể do bạn đang nghiên cứu tiếng Anh chuyên ngành hay luyện thi IELTS, nhiều từ vựng chuyên ngành có thể không được định nghĩa một cách hợp lý trong từ điển. Trong trường hợp đó bạn cần xem video hướng dẫn để nắm được cách tạo dữ liệu cá nhân cho riêng mình. Bạn có thể thêm vào các từ / cụm từ / cấu trúc câu bất kì nếu muốn. Khi một từ được bạn định nghĩa lại, nó sẽ nằm phía trên cùng (so với các nghĩa cũ) khi bạn tra cứu. Những từ được định nghĩa lại hay thêm mới đều được đánh dấu là thông dụng (được nổi bật bằng màu trắng) khi chuyển đổi văn bản. Như vậy, cách thực hành trên áp dụng cho mọi trình độ, nhưng rõ ràng chỉ với phần mềm học tiếng Anh Ylazy, bạn mới được hỗ trợ một cách đầy đủ nhất, bởi cho đến thời điểm Ylazy ra mắt, chưa có phần mềm nào trên thế giới hỗ trợ phương pháp này một cách đầy đủ.



Lời Khuyên


Dù áp dụng phương pháp nào đi nữa, chắc chắn rằng bạn sẽ không thể thành công được nếu không định hướng mục tiêu một cách nghiêm túc. Thống kê của chúng tui cho thấy, bạn chỉ có thể làm chủ tiếng Anh trong 3 tháng nếu như bỏ ra ít nhất 3 tiếng mỗi ngày để thực hành với Ylazy. Nếu bạn là người bận rộn, không nhất thiết phải học liên tục trong 3 tiếng. Chỉ cần một chiếc máy tính, bạn có thể tranh thủ thời gian để thực hành bất cứ khi nào bạn muốn. Tất nhiên bạn cũng có thể thành công chỉ với 30 phút mỗi ngày, nhưng có lẽ phải mất đến cả năm để chạm đích.


Và cho dù được thiết kế cẩn thận đến đâu chăng nữa, phương pháp như đã được trình bày hay bất kì phương pháp nào cũng có thể là tối ưu nhất với người này - nhưng lại không phải là "nhất" với người kia. Vì vậy việc lựa chọn phương pháp nào là tùy thuộc vào mỗi người. Hãy tự dành thời gian để suy nghĩ về con đường mình sẽ chọn. Tuy nhiên, bạn có thể chắc chắn rằng phương pháp học tiếng Anh với Ylazy có thể áp dụng với bất cứ ai, hay bất kì trình độ nào - bởi đó chính là mục tiêu để chúng tui tạo ra Ylazy. Một khi đã xác định được con đường cho riêng mình, hãy toàn tâm toàn ý trên con đường đó.


Chúc các bạn thành công!


 

ngocngan_world

New Member
Thank bạn đã chia sẽ Thank bạn đã quan tâm Phần mềm mới nên rất cần sự góp ý của mọi người. Ai đi qua cho mình xin ý kiến nhé. Thanks!!!
 

candy15160

New Member
Thì bởi vậy mình mới hỏi là bạn nào đã down trước phần mềm này up lại file ylazy.exe lên mediafire dùm với
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top